Quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 06/02/2002 Về Quy định tạm thời chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ khoa học-kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao làm việc tại tỉnh Lào Cai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 39/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 06-02-2002
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2002
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-01-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-11-2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2155 ngày (5 năm 11 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 26-11-2007
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2002/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 06 tháng 02 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT CÁN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT, NGHỆ NHÂN, CÔNG NHÂN CÓ TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CAO LÀM VIỆC TẠI TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số: 874/TTg, ngày 30/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước, Quyết định số: 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai - khóa XII về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và thu hút cán bộ. Kế hoạch số 03/KH-TU ngày 30/5/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2005 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (khóa XII);
Căn cứ Nghị quyết số: 22/NQ-HĐND ngày 19/7/2001 của HĐND tỉnh Lào Cai khóa XI về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực từ nguồn ngân sách địa phương;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này, bản Quy định tạm thời về chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao làm việc tại tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Mọi quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
| TM. UBND TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT CÁN BỘ KHOA HỌC, KỸ THUẬT, NGHỆ NHÂN, CÔNG NHÂN CÓ TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CAO LÀM VIỆC TẠI LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2002/QĐ-UB ngày 06/02/2002 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương I:
QUY ĐỊNH CHƯNG
Điều 1. Bản quy định này quy định chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao tỉnh Lào Cai gọi chung là hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các đối tượng là cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị HCSN hưởng quỹ lương của tỉnh. Bao gồm:
- Cán bộ - công chức: Đảng, chính quyền, đoàn thể.
- Cán bộ - công chức là người dân tộc thiểu số.
- Cán bộ cơ sở.
- Cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao ở tỉnh ngoài tình nguyện làm việc lâu dài tại Lào Cai (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ Nhân dân, ưu tú, Thợ bậc cao...).
Điều 2. Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Lào Cai do Huyện, Thị ủy, UBND các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đề nghị và được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Việc xác định các đối tượng hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, chính xác và kịp thời. Phải tạo được sự chuyển biến về chất lượng cán bộ, công chức và thu hút được nhân tài đến Lào Cai làm việc. Tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai trước mắt cũng như lâu dài.
Chương II:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
1. Bằng 1,5 % nguồn thu ngân sách hàng năm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực do ngân sách Nhà nước cấp, được Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh lập kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã lập dự toán hàng năm gửi về Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh trước ngày 15/9 hàng năm để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực được sử dụng theo nguyên tắc: UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch kinh phí, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá cấp phát và quản lý việc sử dụng kinh phí. Các cơ quan, đơn vị trực tiếp chi trả cho các đối tượng và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:
a) Chính sách về đào tạo:
1. Cán bộ - công chức được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh, khi làm luận án Tiến sỹ được hỗ trợ: 15 triệu đồng (riêng cán bộ là nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số 17 triệu đồng).
2. Cán bộ - công chức được cử đi đào tạo Cao học hoặc đào tạo Thạc sỹ, khi làm luận án tốt nghiệp được hỗ trợ: 8 triệu đồng (riêng cán bộ là nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số 10 triệu đồng).
3. Cán bộ - công chức ngành Y tế được cử đi đào tạo, khi làm luận án tốt nghiệp được trợ cấp như sau:
- Bác sỹ chuyên khoa cấp I: 04 triệu đồng (riêng cán bộ là nữ, cán hộ là người dân tộc thiểu số 05 triệu đồng).
- Bác sỹ chuyên khoa cấp II: 08 triệu đồng (riêng cán bộ là nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số l0 triệu đồng).
4. Cán bộ - công chức được cử đi đào tạo dài hạn (Cao cấp và cử nhân) tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia được hỗ trợ 200.000 đồng/tháng (riêng cán bộ là nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số 250.000 đồng/tháng).
5. Cán bộ - công chức được cử đi đào tạo chương trình Cao cấp chính trị, Cử nhân chính trị, Cử nhân hành chính tại tỉnh được hỗ trợ 01 triệu đồng cho cả khoa học.
6. Cán bộ - công chức được cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ (đào tạo nâng cấp, đào tạo chuyên sâu...) từ 6 tháng đến dưới 01 năm được hỗ trợ 500.000đ. Từ 01 năm trở lên được hỗ trợ 01 triệu đồng cho cả khóa học.
7. Cán bộ cơ sở (đương chức và dự nguồn) các chức danh theo Nghị định 09/CP, được cử đi học văn hóa, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ tại huyện, tỉnh, Trung ương được hưởng nguyên sinh hoạt phí và mọi chế độ đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước, ngoài ra nếu là cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ ở các xã thuộc khu vực III được trợ cấp như sau:
- Cán bộ đương chức hường sinh hoạt phí được trợ cấp 30.000d/tháng.
- Cán bộ dự nguồn không hưởng sinh hoạt phí được trợ cấp 50.0007tháng.
b) Chính sách về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm:
1. Sinh viên là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai trước khi đi học từ 3 năm trở lên thuộc các xã khu vực m. Sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, tình nguyện công tác tại các xã khu vực III được bố trí công việc và căn cứ vào biên chế được xét tuyển dụng thẳng, không phải thi tuyển công chức.
2. Sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học hệ chính quy đạt học lực khá trở lên, tình nguyện công tác ở những nơi thuộc khu vực III, căn cứ vào biên chế sẽ được xét tuyển dụng thẳng, không phải thi tuyển công chức.
3. Sinh viên đạt học lực giỏi, tốt nghiệp Đại học (hệ chính quy) đạt loại giỏi (kể cả ở ngoài tỉnh tình nguyện lên công tác tại Lào Cai) được ưu tiên tuyển dụng và bố trí công tác phù hợp.
4. Cán bộ - Công chức đang công tác ở vùng thấp của tỉnh có hệ số khu vực 0,3 trở xuống, có sức khỏe, có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững, có uy tín và khả năng phát triển tốt, được tỉnh điều động hoặc tình nguyện công tác ở khu vực III và có thời gian công tác ở nơi đó tối thiểu là 03 năm được hưởng theo chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ của Tỉnh ủy.
5. Cán bộ - công chức ở ngoài tỉnh có trình độ chuyên môn cao (chuyên viên chính và tương đương) phù hợp với yêu cầu của tỉnh, có phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý điều hành tốt tình nguyện đến công tác tại Lào Cai căn cứ vào nhu cầu được xem xét tiếp nhận và bổ nhiệm vào những cương vị công tác phù hợp.
6. Giành một khoản kinh phí cho các cơ quan, đơn vị hưởng quỹ lương của tỉnh để hợp đồng lao động với các đối tượng con em các dân tộc, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lào Cai từ 3 năm trở lên trước khi đi học. Đã tốt nghiệp các trường Đại học hệ chính quy phù hợp với yêu cầu của cơ quan, đơn vị, nhưng chưa được tuyển dụng do không còn biên chế.
c) Chính sách về chế độ trợ cấp ban đầu cho cán bộ lên công tác tại Lào Cai:
Cán bộ khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao, có chuyên môn, ngành nghề phù hợp với yêu cầu của tỉnh, tình nguyện lên công tác tối thiểu 5 năm tại Lào Cai được trợ cấp 1 lần như sau:
+ Tiến sỹ: 15 triệu đồng
+ Thạc sỹ: 8 triệu đồng
+ Thầy thuốc Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sỹ Nhân dân: 10 triệu đồng
+ Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú, Nghệ sỹ Ưu tú: 07 triệu đồng
+ Bác sỹ chuyên khoa cấp I: 04 triệu đồng
+ Bác sỹ chuyên khoa cấp II: 08 triệu đồng
+ Công nhân từ bậc 5 trở lên: 07 triệu đồng
+ Nghệ nhân: 07 triệu đồng
d) Trích thưởng lợi nhuận của các chương trình, dự án:
Các chương trình, dự án do các ngành và các đơn vị đề nghị, được UBND tỉnh phê duyệt, quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả, ngoài quy định của Nhà nước, được tỉnh trích thường 10% giá trị làm lợi thêm, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/một dự án hoặc một chương trình.
Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định cụ thể về mức thưởng cho từng chương trình, dự án.
Điều 7. Trình tự và thủ tục đề nghị chế độ hồ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực:
1. Các đôi tượng hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực: Do UBND các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể đề nghị UBND tỉnh, gửi Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh tổng hợp và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
2. Thủ tục gồm:
- Công văn đề nghị.
- Danh sách trích ngang (riêng cán bộ khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân lành nghê bậc cao ở ngoài tỉnh đến phải có sơ yếu lý lịch, kèm theo bản nhận xét đánh giá của cơ quan, đơn vị cũ).
- Các văn bằng chuyên môn.
- Các giấy tờ khác: Giấy chứng nhận của Nhà trường, cơ quan, đơn vị về thành tích học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, bản cam đoan của từng cá nhân.
Chương III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo rà soát, phát hiện, lựa chọn các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp đào tạo và thu hút cán bộ, xây dựng kế hoạch bảo đảm chính xác kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt, làm căn cứ thực hiện.
Điều 9. Giao cho Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan có liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện quyết định này. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, yêu cầu các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể phản ánh về Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.