cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 5431/2001/QĐ-BYT ngày 19/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về Thường quy kỹ thuật xác định một số hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm lân hữu cơ bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp sắc ký khí (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 5431/2001/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 19-12-2001
  • Ngày có hiệu lực: 03-01-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-12-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3260 ngày (8 năm 11 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 07-12-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 07-12-2010, Quyết định số 5431/2001/QĐ-BYT ngày 19/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về Thường quy kỹ thuật xác định một số hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm lân hữu cơ bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp sắc ký khí (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2746/QĐ-BKHCN ngày 07/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố Tiêu chuẩn quốc gia”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 5431/2001/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “THƯỜNG QUY KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT (HCBVTV) NHÓM LÂN HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ theo Nghị định số 68/CP ngày 14/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế.
Căn cứ theo Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hoá.
Căn cứ theo Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra - Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Thường quy kỹ thuật xác định một số hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm lân hữu cơ bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp sắc ký khí”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học Đào tạo, Pháp chế, Y tế Dự phòng - Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ tướng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Truyền

 

THƯỜNG QUY KỸ THUẬT

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT (HCBVTV) NHÓM LÂN  HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5431/2001/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Nguyên tắc

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ được chiết tách khỏi mẫu bằng axeton. Sau đó làm sạch bằng cách cho qua cột florisil. Bán  định  lượng hoá chất bảo vệ thực vật bằng sắc ký lớp mỏng sau khi đã hiện mầu bằng nitrat bạc hoặc định lượng bằng sắc ký khí với Detector phổ ngọn lửa (FPD) hoặc Detector nitơ photpho (NPD).

2. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này áp dụng để xác định lượng tồn dư của một số hoá chất bảo vệ thực vật nhóm lân hữu cơ trong rau quả, ngũ cốc, chè, cà phê.

3. Dụng cụ, hoá chất, thuốc thử

3.1. Dụng cụ, thiết bị

- Máy nghiền mẫu

- Máy lắc.

- Máy cất quay chân không hoặc bộ cất cách thuỷ.

- Bơm chân không.

- Bình cầu 150 ml, 500ml.

- Bình tam giác 300 ml, 500 ml nút mài.

- Bình định mức 10 ml, 50 ml, 100 ml.

- Bình chiết dung tích 250 ml.

- Bình sắc ký: rộng 5 cm, cao 25 cm, dài 25 cm.

- Bản mỏng 20 x 20 cm loại silicagel 60 tráng sẵn: dùng thước kẻ và bút chì chọn đánh dấu vạch xuất phát cách mép dưới 1,5cm và cách hai cạnh bên bản mỏng 0,5 cm để tránh hiệu ứng bờ.

- Bình hút ẩm đường kính 25 cm.

- Ống đong 10 ml, 50 ml, 100 ml.

- Bình gạn 500 ml.

- Cột sắc ký có khoá 400 x 20 mm.

- Phễu hút chân không.

- Bình phun  sương thuốc thử.

- Micro syringe.

- Đèn tử ngoại UV.

- Máy sắc ký khí.

3.2. Hoá chất

- Các chất chuẩn của HCBVTV: Methyl parathion, Diazinon, Malathion, Dimethoat, Dichlorvos.

- Axeton (TKPT)

- n - Hexan (TKPT), n - Heptan (TKPT)

- Natri sunfat khan (TKPT)

- Cồn etylic ( TKPT).

- Bông thuỷ tinh.

- Bạc nitrat (Ag NO3) (TKPT).

- Amoni hydroxyt  đậm đặc (TKPT).

- Natri clorua (TKPT)

- Ete etylic (TKPT)

- Ete dầu hoả (TKPT) phân đoạn 40-600

- Florisil: cân khoảng 20g florisil cho vào tủ sấy, sấy ở 6500C trong 4 giờ  sau đó sấy qua đêm ở 1300C. Để nguội và thêm khoảng 0,4 ml nước. Như vậy ta được florisil giảm hoạt tính 2%.

3.3. Chuẩn bị thuốc thử, dung dịch chuẩn, dung môi

3.3.1. Chuẩn bị hệ dung môi khai triển:

Hỗn hợp n – Hexan: axeton = 2:1. Cho 40 ml n - Hexan và 20 ml axeton trộn đều và rót vào bình triển khai sắc ký, đậy nắp bình lại.

3.3.2. Chuẩn bị dung dịch thuốc hiện:

Cân 0, 5g bạc nitrat cho vào bình định mức 100 ml. Thêm 5 ml nước cất hoà tan hoàn toàn lượng bạc nitrat. Thêm 5 ml amoni hyđroxyt đậm đặc và bổ sung axeton đến vạch mức, lắc đều. Bảo quản trong tủ lạnh hạn sử dụng 10 ngày.

3.3.3. Chuẩn bị dung dịch chuẩn:

- Chuẩn A: Cân 10 mg mỗi loại HCBVTV chuẩn, cho vào trong bình định mức 100 ml, định mức bằng axeton đến vạch (dung dịch chuẩn A).

 (chuẩn A có nồng độ:100 mg/ ml dùng cho phương pháp bản mỏng). 

- Chuẩn B (dùng cho phương pháp sắc ký khí):

Dung dịch HCBVTV (chuẩn B): Dùng pipét chính xác hút 1ml dung dịch chuẩn A cho vào bình định mức 100ml, thêm axêtôn đến vạch mức (Chuẩn B có nồng độ mỗi loại 1 mg/ml).

- Các dung dịch chuẩn bảo quản ở điều kiện lạnh dưới 00C.

4. Phương pháp tiến hành

4.1. Chuẩn bị mẫu

Cân 50 g mẫu đã được nghiền nhỏ đều cho vào một bình tam giác nút nhám 500 ml, thêm vào đó 200 ml axeton lắc trên máy lắc hoặc bằng tay trong vòng 30 phút. Lọc mẫu qua bình có phễu lọc chân không. Sau đó tráng lại mẫu và phễu bằng 30 ml axeton. Rót toàn bộ dịch lọc sang bình gạn thể tích 1lít, thêm vào đó 30 ml dung dịch muối natri clorua bão hoà và 300 ml nước cất. Chiết xuất hỗn hợp trên với n - Hexan hai lần mỗi lần 50 ml. Để lắng gạn rút lấy phần dung môi hữu cơ n -Hexan vào một bình nón qua phễu thuỷ tinh có chứa Na2S04 khan để loại nước.

Cất quay chân không  dung dịch n -Hexan vừa thu được hoặc cách thuỷ ở nhiệt độ nhỏ hơn 60oC tới khi dung dịch còn khoảng 10 ml.

Làm sạch mẫu:

- Lót dưới đáy cột sắc ký có khoá một lớp bông thuỷ tinh và khóa vòi lại. Rót đầy cột dung môi rửa giải 15% ete etylic trong ete dầu hoả rồi đổ dần vào các cột sắc ký florisil đã giảm hoạt tính sao cho florisil nhồi đều vào cột. Trên mặt phủ một lớp Na2SO4 khan. Mở khoá để dung dịch rửa giải chảy ra, tráng lại cột bằng một lượng dung dịch rửa giải nữa sao cho cột không bị khô (kể từ lớp Na2SO4 khan). Rót dung dịch mẫu thu được ở trên vào cột và sau đó rửa bằng 200 ml dung môi rửa giải 15% ete etylic trong ete dầu hoả. Dung dịch rửa giải được thu vào bình tròn, đem cất chân không quay tròn tới cặn khô. Hoà cặn (mẫu phân tích) vào 1 ml n - Hexan.

4.2. Tiến hành xét nghiệm

4.2.1. Xác định bằng sắc ký lớp mỏng:

Dùng micro syringe lấy chính sác 2; 5; 10; 20 ml dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu chấm lên bản mỏng, mỗi vết chấm cách nhau 1 - 2 cm. Chấm xen kẽ vết mẫu thử và vết chuẩn để sau khi hiện màu có thể so sánh và nhận xét kết quả (dùng micro syringe riêng cho từng loại nồng độ dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu). Để có kết quả tốt cần chấm sao cho vết chấm càng nhỏ càng tốt. Bản mỏng sau khi chấm, làm khô, đặt vào bình sắc ký và đậy nắp lại. Cần bão hoà bình sắc ký trước khi chạy bằng cách đổ 75 ml dung môi chạy sắc ký vào bình, đậy nắp và để trong 30 phút. Bão hoà bình trước sẽ làm giảm thời gian chạy sắc ký và tăng tính đồng nhất của Rf. Khi dung môi triển khai lên đến cách mép trên khoảng 1,5 cm, lấy bản mỏng ra, để bay hơi dung môi trong tủ hốt. Phun dung dịch thuốc hiện màu bạc nitrat. Đặt bản mỏng dưới đèn tử ngoại UV 365 mm từ 15 đến 20 phút, nền bản mỏng đen dần. Vết sắc ký của chất sẽ hiện ra màu vàng nhạt đến nâu nhạt.

So sánh vết thử và vết chuẩn có cùng Rf để định tính được vết đó trong mẫu thử.

So sánh cường độ huỳnh quang: Vết mẫu nào có cường độ huỳnh quang bằng cường độ huỳnh quang của vết chuẩn thì mẫu có nồng độ bằng nồng độ của vết chuẩn đó.

+ Các giá trị Rf trung bình của các chất:  

Giá trị Rf của các vết:                     Rf =

hx

hdm

Trong đó: 

hx là khoảng cách của vết trong mẫu chạy sắc ký bản mỏng

hdm: là khoảng cách dung môi chạy sắc ký bản mỏng

Diazinon                        0,30

Dimethoat                     0,38

Dichlorvos                     0,54

Malathion                      0,61

Methyl Parathion            0,66

Độ nhậy của phương pháp đối với Methyl parathion, Malathion là 1 mg trong vết. Đối với Dimethoat, DDVP, Diazinon là 5 mg trong vết bản mỏng.

Màu sắc của vết có thể hiện thấy một cách rõ nét nhất khi trong vết chấm có trên 15 mg dư lượng HCBVTV.

4.2.2. Xác định bằng phương pháp sắc ký khí:

Điều kiện làm việc:

Cột sắc khí ký: Sử dụng cột mao quản SPB-1, kích thước 30m x 0,25 mm  x 0,25 mm (hoặc các cột tương đương).

- Khí mang: Heli tinh khiết 99,999%

- Detector: FPD hoặc NPD.

- Khí đốt Hyđrô: Tinh khiết GC

- Không khí nén: Tinh khiết GC

- Nhiệt độ cột: Theo chương trình

20oC/min             5oC/min

500C (1 min)  à  1200C  à  2800C

- Nhiệt độ detector: 3000C

- Lưu lượng khí mang: 0,7 ml/min

- Phương pháp bơm mẫu: không chia dòng, 2 min/chia dòng

- Nhiệt độ buồng bơm mẫu: 2500C.

- Lượng mẫu bơm: 2 ml.

- Lượng mẫu chuẩn bơm: 2 ml chuẩn B (mục 3.3.3).

Tính kết quả:

- So sánh thời gian lưu  của mỗi đỉnh so với đỉnh chất chuẩn để định tính.

- So sánh chiều cao (h) hoặc diện tích của mỗi pic (Sm) với pic chất chuẩn tương ứng (Si) để tính định lượng.

Hàm lượng HCBVTV từng loại được tính theo công thức:

Xi =

Si x Ci x V

Sm x m

Trong đó:

Xi - Hàm lượng HCBVTV chất "i" có trong 1 kg mẫu (mg/ kg)

Si - Diện tích của pic tương ứng mẫu phân tích có chất “i” (mm2)

Sm - Diện tích của pic tương ứng mẫu chuẩn có chất “i” (mm2)

Ci - Hàm lượng chất “i” có trong 1 ml dung dịch chuẩn (mg/ ml)

V - Thể tích dịch chiết mẫu cuối cùng (ml).

m - Khối lượng mẫu lấy phân tích (g).

Ghi chú:

4.3. Hiệu suất thu hồi của phương pháp: 92 ± 5%

- Độ nhậy của phương pháp: 0,01 mg/ kg.

- Sai số trung bình của phương pháp: < 15%.

- Thời gian lưu của một số chất:

Tên HCBVTV

Công thức hoá học

Thời gian lưu (phút)

Metamidophos

C2H8NO2PS

7.0

Dichlorvos

C4H7Cl2O4P

7.5

Ethoprophos

C8H19O2PS2

14.5

Dimethoate

C5H12NO3PS2

16.0

Diazinon

C12H21N2O3PS

18.5

Methylparathion

C8H10NO5PS

19.5

Malathion

C10H19O2PS2

21.5

Chlorpyriphos

C9H14Cl3NO3PS

22.0

Chlorfenvinphos

C12H14Cl3O4P

23.0

Quinalphos

C12H15N2O3PS

23.5