cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 138/2001/QĐ-UB ngày 11/09/2001 Về Quy định quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 138/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Ngày ban hành: 11-09-2001
  • Ngày có hiệu lực: 26-09-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 22-04-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3861 ngày (10 năm 7 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 22-04-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 22-04-2012, Quyết định số 138/2001/QĐ-UB ngày 11/09/2001 Về Quy định quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 12/04/2012 Về Quy định quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/2001/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 9 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Giám đốc Sở Giao thông - Công thành có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND thành phố.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kẽ từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5033/QĐ-UB ngày 19 tháng 12 năm 1997 của UBND thành phố Đà Nẵng (phần Quy định về quản lý, khai thác, sứ dụng, bảo hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng) và Quyết định số 118/2000/QĐ-UB ngày 01 tháng 11 năm 2000 (phần quy định về thời gian vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng).

Những văn bản trước đây của UBND thành phố Đà Nẵng về quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực.

Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

 

Nơi gửi:
- Như điều 4:
- CT, các PCT;
- Các Sở ban ngành;
- CPVP, CV;
- Lưu VT, KTN.

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bá Thanh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèn thao Quyết định số 138/2001/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng bao gồm mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý;

2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2:

1. Mạng lưới điện chiếu sáng công cộng bắt đầu từ điểm nối với nguồn điện đến thiết bị chiếu sáng phục vụ công cộng gồm trạm biến áp, thiết bị điều khiển, đường dây, trụ đèn chiếu sáng...;

2. Mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông bắt đầu từ điểm nối với nguồn điện đèn tín hiệu chỉ huy giao thông gồm đường dây, tủ điều khiển, cột đèn, hộp đèn.

Điều 3:

1. Mọi nguy cơ và sự cố trên hệ thống điện thiếu sáng công cộng phải được phát hiện và xử lý kịp thời;

2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm hệ thống điện chiếu sáng công cộng và hoạt động quản lý vận Hành hệ thống theo quy định.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Thời gian vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng được quy định như sau:

1. Đối với mạng lưới điện chiếu sáng công cộng:

a. Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3:

- Đóng điện: 18 giờ 00 phút.

- Cắt điện: 05 giờ 15 phút.

b. Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9:

- Đóng điện: 18 giờ 15 phút

- Cắt điện: 05 giờ 00 phút

c. Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 31 tháng l2:

- Đóng điện: 17 giờ 30 phút

- Cắt điện: 05 giờ 30 phút

d. Từ 23 giờ 00 phút hàng ngày, thực hiện chế độ 2 của việc vận hành mạng lưới điện chiếu sáng công cộng (một trụ đỏ - một trụ tắt hoặc một trụ đỏ - hai trụ tắt).

2. Đối với mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông

a. Buổi sáng: Từ 06 giờ 00 phút đến 08 giờ 00 phút

b. Buổi trưa: Từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ 30 phút

c. Buổi chiều tối: Từ 16 giừ 00 phút đến 20 giờ 30 phút

Điều 5:

1. Các tổ chức khi có nhu cầu đấu nối vào mạng lưới điện chiếu sáng công cộng, trước khi thiết kế tuyến chiếu sáng hoặc bổ sung đèn chiếu sáng phải lập hồ sơ xin đấu nối gồm:

a. Đơn xin đấu nối vào mạng lưới chiếu sáng công cộng;

b. Hồ sơ thiết kế tuyến, phụ tải;

2. Hồ sơ xin đấu nối gửi về Trung tâm Quán lý vận hành điện chiếu sáng để xem xét và trình Sở Giao thông - Công chính thành phố cấp giấy phép đấu nối;

3. Thời gian xem xét giải quyết cấp giấy phép tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc, kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp từ chối giải quyết, Sở Giao thông - Công chính thành phố phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 6: Xây dựng công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Các dự án đầu tư, xây dựng công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải được thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;

2. Các hoạt động thi công, giám sát, nghiệm thu, bảo hành, quản lý và bàn giao đưa vào sử dụng công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải tuân thủ các quy định có liên quan của Nhà nước;

3. Ngay sau khi lắp đặt xong hệ thống điện chiếu sáng công cộng, chủ đầu tư có trách nhiệm:

a. Liên hệ với Sở Giao thông - Công chính (đối với mạng lưới điện chiếu sáng công cộng) để tổ chức bàn giao tạm thời cho Trung tâm Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng tiếp nhận đưa công trình vào vận hành và tổ chức bàn giao chính thức chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bàn giao tạm thời;

b. Liên hệ với Công an thành phố (đối với mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông) để tổ chức bàn giao tạm thời cho phòng Cảnh sát Giao thông tiếp nhận đưa công trình vào vận hành và tổ chức bàn giao chính thức chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày bàn giao tạm thời;

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7: Trung tâm Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng có trách nhiệm

1. Tổ chức quản lý, vận hành mạng lưới điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

2. Lập kế hoạch duy tu, sửa chừa mạng lưới điện chiếu sáng công cộng;

3. Tiếp nhận, quản lý và bảo quản các vật tư, thiết bị thu hồi từ các công trình thuộc mạng lưới điện chiếu sáng công cộng. Các vật tư, thiết bị thu hồi trước khi xuất kho đưa vào sử dụng lại cho các công trình khác phải được sự đồng ý của Sở Giao thông - Công chính bằng văn bản;

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ bằng văn bản theo quy định với Sở Giao thông - Công chính:

- Hàng tuần phải có báo nhanh, hàng tháng phải có báo cáo định kỳ về công tác quản lý vận hành mạng lưới diện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố;

- Hàng quý có báo cáo về tình hình bảo quản và sử dụng lại vật tư thu hồi;

5. Kiểm tra, lập biên bản hành vi vi phạm các quy định về quản lý, vận hành mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền;

6. Khi thực hiện công tác vận hành, lắp đặt, đấu nối, thực hiện việc duy tu sứa chữa mạng lưới điện chiếu sáng công cộng, người có trách nhiệm thuộc Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu theo quy định, chấp hành các quy định về việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện;

7. Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của mạng lưới điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố; phối hợp UBND các quận, huyện tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân giữ gìn, bảo quản mạng lưới điện chiếu sáng công cộng tại địa phương;

8. Phối hợp chặt chẽ với Điện lực Đà Nẵng để báo đảm điện năng cho hoạt động của mạng lưới điện chiếu sáng công cộng;

9. Phản ánh đầy đủ các sự cố trong quá trình vận hành mạng lưới điện chiếu sáng công cộng, báo cáo Sở Giao thông - Công chính để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 8: Sở Giao thông - Công thành thành phố có trách nhiệm:

1. Giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động quản lý, vận hành mạng lưới điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quán lý, vận hành, duy tu, sửa chữa mạng lưới điện chiếu sáng công cộng của Trung tâm Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng;

3. Phê duyệt phụ tải; xem xét giải quyết việc đấu nối vào mạng lưới điện chiếu sáng công cộng theo quy định tại điều 5 của Quy định này;

4. Phối hợp với Công an thành phố đề xuất UBND thành phố lắp đặt mạng lđỏi đèn tín hiệu chỉ huy giao thông theo yêu cầu của tình hình thực tế;

5. Phát triển mạng lbòi điện chiếu sáng công cộng nằm trong quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng;

6. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng các loại vật tư thu hồi từ các công trình thuộc hệ thống điện chiếu sáng công cộng theo quy định hiện hành.

Điều 9: Công an thành phố có trách nhiệm:

1. Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông - Công chính trong công tác khảo sát, xác định vị trí lắp đặt mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông theo yêu cầu của tình hình thực tế;

2. Chỉ đạo phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an thành phố và Công an các quận thực hiện tất công tác quản lý, vận hành mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông trên địa bàn thành phố theo đúng thời gian quy định;

3. Lập kế hoạch duy tu, sửa chữa mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;

4. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm các qny định về quán lý, vận hành mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;

5. Khi thực hiện việc vận hành mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thống, người có thẩm quyền của lực lượng Công an phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu theo quy định, chấp hành các quy định về việc đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện;

6. Phản ánh đầy đủ các sự cố trong quá trình vận hành mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông, thông báo Trung tâm Quản lý vận hành điện chiếu sáng Đà Nẵng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 10:

Lệ phí cấp giấy phép lắp đặt công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng và tiền phạt xử lý các hành vi vi phạm trong việc quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng đều phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được trích lại để chi phí phục vụ cho công tác quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng theo đúng quy định hiện hành.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11: Sở Giao thông - Công chính, Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau và với UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ hàng quý báo cáo UBND thành phố.

Điều 12:

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được xét khen thường theo pháp luật hiện hành;

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng và bản Quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xứ lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 13: Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới phát sinh hoặc có những vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ánh về UBND thành phố (thông qua Sở Giao thông - Công chính thành phố đối với mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và thông qua Công an thành phố đối với mạng lưới đèn tín hiệu chỉ huy giao thông) để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương./.