Chỉ thị số 03/1999/CT-BCN ngày 08/03/1999 Thực hiện một số công tác quốc phòng năm 1999 do Bộ Công nghiệp ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 03/1999/CT-BCN
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
- Ngày ban hành: 08-03-1999
- Ngày có hiệu lực: 08-03-1999
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-11-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3895 ngày (10 năm 8 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 05-11-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ CÔNG NGHIỆP ****** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 03/1999/CT-BCN | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG NĂM 1999
Thực hiện Nghị định 19/CP ngày 12 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ và các địa phương; chỉ thị số 1807/CT-QP ngày 18 tháng 12 năm 1997 của Bộ Quốc phòng về một số công tác quốc phòng năm 1998 và Chỉ thị số 02/1998/CT-BCN ngày 06 tháng 2 năm 1998 của Bộ Công nghiệp về công tác quốc phòng năm 1998, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ đã quán triệt, triển khai công tác này tương đối toàn diện, đồng bộ. Nhiều nội dung đạt kết quả tốt, tạo được chuyển biến tích cực, góp phần vào việc giữ vững trật tự, trị an, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác quốc phòng ở các cơ quan doanh nghiệp còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo và triển khai thực hiện cho phù hợp với yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng một cách toàn diện, đồng bộ, vững chắc hơn.
Trước mắt, tình hình thế giới và khu vực, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền biển Đông và biên giới còn nhiều biến động khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình-bạo loạn lật đổ” bằng mọi thủ đoạn tinh vi, nham hiểm trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... nhằm xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Các lực lượng phản động tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền ngày càng quyết liệt hơn, tình hình khiếu kiện vẫn còn xẩy ra phức tạp ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo giữ vững và ổn định công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần tiếp tục quán triệt Nghị định 19/CP của Chính phủ, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII và Chỉ thị số 1863/1998/CT-BQP của Bộ Quốc phòng, Bộ Công nghiệp yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp triển khai công tác quốc phòng năm 1999 như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Nghị định 19/CP ngày 12 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ, từng bước đưa công tác quốc phòng ở các cơ sở đi vào chiều sâu, thiết thực và nâng cao hiệu lực.
Lãnh đạo các cơ sở cần tiếp tục nghiên cứu, nắm vững đường lối, quan điểm quốc phòng của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế với quốc phòng-an ninh đi vào chiều sâu, có nề nếp, chất lượng, hiệu quả và đúng pháp luật.
Củng cố, kiện toàn tổ chức quân sự ở cơ sở đủ năng lực làm tham mưu cho lãnh đạo thực hiện công tác quốc phòng theo yêu cầu của tình hình mới. Ở những nơi mới hình thành tổ chức (như Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp và các đơn vị khác), cần bổ sung cán bộ theo dõi công tác quốc phòng và báo cáo Ban chỉ đạo quốc phòng Bộ.
Triển khai tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 19/CP của Chính phủ về công tác quốc phòng: đối với cơ sở thuộc Tổng Công ty tổng kết vào tháng 6 năm 1999, Tổng Công ty vào tháng 7 năm 1999. Các Tổng Công ty và các cơ sở trực thuộc Bộ phải gửi báo cáo tổng kết về Bộ trước ngày 31 tháng 8 năm 1999 để Bộ có tư liệu báo cáo tổng kết thực hiện Nghị định 19/CP về công tác quốc phòng.
2. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng-an ninh ở cơ sở trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Các cơ sở phối hợp với địa phương giáo dục, ý thức quốc phòng cho cán bộ, công nhân viên nhận thức đúng đắn nhiệm vụ quốc phòng trong giai đoạn mới, nâng cao cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình-bạo loạn lật đổ” của địch; giữ vững ổn định chính trị ở địa phương và cơ sở; quán triệt việc xây dựng kế hoạch, phát triển kinh tế, đảm bảo gắn chặt lợi ích kinh tế với quốc phòng-an ninh.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Ban chỉ huy quân sự các địa phương, đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng thế trận quốc phòng-an ninh toàn diện; tham gia diễn tập theo các phương án nhằm chuẩn bị tinh thần, lực lượng vật chất, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với thiên tai và các tình huống phá hoại, xâm lược của địch.
3. Công tác tuyển quân và dân quân tự vệ.
Các đơn vị cơ sở tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai Pháp lệnh dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên và Luật nghĩa vụ quân sự; tổ chức đăng ký nguồn, đảm bảo số lượng, chất lượng, xây dựng chế độ, nề nếp, quản lý và huấn luyện theo quy định của Pháp lệnh và Luật.
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 47/CP ngày 12 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và Thông tư Liên Bộ số 01/1998/TTLB-CN-NV ngày 13 tháng 01 năm 1998 của Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ về hướng dẫn quản lý kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Công tác chuẩn bị động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng.
Trên cơ sở định hướng, quy hoạch nhiệm vụ động viên công nghiệp đến năm 2000, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục triển khai ở các cơ sở công nghiệp toàn quốc, khu vực phòng thủ và một số trọng điểm nằm trên địa bàn thuộc các Quân khu: 3, 5, 9, chọn thí điểm để rút kinh nghiệm chung. Bộ yêu cầu các Tổng Công ty, Công ty... được Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp chọn làm thí điểm động viên công nghiệp tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ được giao.
5. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Tăng cường giáo dục cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị hiểu rõ nội dung ý nghĩa chính trị của chính sách hậu phương quân đội. Tiếp tục vận động hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt
*
* *
Chỉ thị này được phổ biến đến các cơ sở trong ngành để thi hành.
Định kỳ và khi có tình hình đột xuất, các cơ sở và các Tổng Công ty phải báo cáo về Bộ theo thời hạn quy định (báo cáo 6 tháng trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm)./.
Nơi nhận: - 68 đơn vị thuộc Bộ, - Bộ Quốc phòng (để báo cáo), - Các thành viên Ban chỉ đạo, - Lưu: VP, KHĐT | K/T BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
.