Quyết định số 871/2001/QĐ-UB ngày 27/04/2001 Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị cho những hộ gia đình, cá nhân không có hoặc không có đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 871/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ngày ban hành: 27-04-2001
- Ngày có hiệu lực: 12-05-2001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 06-03-2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2490 ngày (6 năm 10 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 06-03-2008
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 871/2001/QĐ-UB | Huế, ngày 27 tháng 4 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ Ở VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN QSHN Ở VÀ QSDĐ Ở TẠI ĐÔ THỊ CHO NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHÔNG CÓ HOẶC KHÔNG CÓ ĐỦ GIẤY TỜ HỢP LỆ VỀ QSDĐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;
Căn cứ Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Quyết định số 2894/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức đất ở đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính (tờ trình số 361/TT-ĐC-TK ngày 26/3/2001).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở, giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở tại đô thị cho những hộ gia đình, cá nhân không có hoặc không có đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; những văn bản đã ban hành trước đây có nội dung trái với bản quy định kèm theo Quyết định này thì những nội dung liên quan đó được hủy bỏ.
Điều 3: Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục Trưởng Cục Thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, Hướng dẫn việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế thủ trưởng các cơ quan có liên quan và những người sử dụng đất chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHÔNG CÓ HOẶC KHÔNG CÓ ĐỦ GIẤY TỜ HỢP LỆ VỀ QSDĐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 871/2001/QĐ-UB ngày 27/04 /2001 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1: Quy định chung
Nhà ở, đất ở tại đô thị của hộ gia đình và cá nhân đều phải kê khai đăng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất tại UBND phường, thị trấn. Chủ sở nhà ở và sử dụng đất ở hợp. pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Điều 2:
a) Trường hợp nhà ở không do chính người xin cấp giấy xây dựng mà do mua, được cho tặng, được thừa kế nhưng hồ sơ bị thất lạc thì thực hiện việc hợp thức hóa quyền sở hữu nhà ở theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 871/2001/QĐ-UB ngày 27 /04 /2001 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để được cấp giấy chứng nhận.
b) Hộ gia đình, cá nhân không có hoặc không có đủ giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở nhưng đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và được UBND phường, thị trấn xác nhận, sau khi xác minh nguồn gốc, thực hiện niêm yết, thông báo công khai theo quy định thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, Yếu có giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu nhà ở thì được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận).
Điều 3: Không cấp giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
1/ Nhà, đất nằm hoàn toàn trong các khu vực:
Đất đã có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và triển khai thực hiện các dự án.
Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã có quyết định công nhận của Bộ Văn hóa - Thông tin;
- Đất nằm thông hành lang bảo vệ đê điều, đường thủy, đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, thủy điện, đường dây cao thế, hạ thế, đường ống dẫn khí, dẫn đầu, các công trình an ninh, quốc phòng;
2/ Nhà ở, đất ở thuộc điện quản lý theo chính sách về nhà, đất.
Điều 4: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
Hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận thì nộp hồ sơ tại UBND phường, thị trấn. Hồ sơ lập thành 02 bộ và gồm có
- Tờ đăng ký nhà ở, đất ở (mẫu quy định);
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu quy định);
- Tờ khai nguồn gốc nhà ở, đất ở (nếu diện tích đất xin cấp giấy chứng nhận hoàn toàn không có giấy tờ hợp lệ); bản sao giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở kèm theo tờ khai nguồn gốc đất ở (nếu diện tích đất xin cấp giấy chứng nhận có một phần đất không có giấy tờ hợp lệ);
Biên bản xác định ranh giới thửa đất (do TTKTĐC lập);
- Bản vẽ thửa đất và mặt bằng nhà (do TTKTĐC lập);
- Giấy tờ để xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất tại địa chỉ cấp giấy (biên lai nộp thuế nhà đất lần đầu, sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú lần đầu, giấy chứng minh nhân dân, các giấy tờ khác có liên quan...)
Điều 5: Trình tự và nội dung xét duyệt:
1) Hội đồng đăng ký đất đai phường, thị trấn có tham dự của đại diện phòng (Ban) Địa chính, Xây dựng - nhà đất huyện, thành phố Huế tổ chức xét duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận của từng hộ gia đình, cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung xác nhận.
Nội dung xét duyệt:
- Xác định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của người xin cấp giấy chứng nhận;
Phù hợp với quy hoạch đất ở:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (kể cả tranh chấp đất, nhà do nhà nước quản lý)
Xác định thời điểm bắt đầu sử dụng của người xin cấp giấy chứng nhận để làm cơ sở tính tiền sử dụng đất. Đối với những trường hợp khi lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép nhà đất mà đã dược cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm thì không thuộc diện vận dụng chính sách nộp tiền sử dụng đất theo mốc thời gian mà phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
Xác định diện tích được nộp tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở và diện tích phải nộp 100% tiền sử dụng đất;
Kết quả xét duyệt được niêm yết công khai trong 15 ngày tại trụ sở UBND phường, thị trấn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết thúc thời gian công khai, đối với những trường hợp không có đơn thư khiếu nại hoặc ý kiến khác với kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai thì UBND phường, thị trấn chuyển hồ sơ đến Sở Địa chính. Hồ sơ gồm:
Tờ trình về kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai và ý kiến đề nghị của UBND phường; thị trấn;
Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai phường, thị trấn kèm danh sách các hộ gia đình, cá nhân được xét duyệt nộp tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận (danh sách ghi rõ địa chỉ nhà đất, thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà, diện tích đất được chứng nhận quyền sử dụng đất trong hạn mức đất ở và tỷ lệ tiền sử dụng đất phải nộp, đề xuất hướng xử lý đối với diện tích đất ngoài hạn mức (nếu có);
-Thông báo niêm yết công khai kết quả xét duyệt và biên bản kết thúc thời gian công khai do UBND phường, thị trấn lập.
- Hồ sơ pháp lý nhà ở, đất ở của các hộ gia đình cá nhân nói tại Điều 4 quy định này.
2/ Tổ công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận được thành lập theo Quyết định số 2440/QĐ-UB ngày 13/9/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có đại diện lãnh đạo UBND huyện, thành phố Huế tổ chức phúc tra kết quả xét duyệt của Hội đồng đăng ký đất đai phường, thị trấn. Kết quả phúc tra được lập thành 04 bộ và lưu tại Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Cục Thuế và UBND huyện, thành phố Huế.
3/ Căn cứ kết quả phúc tra của Tổ công tác tỉnh, Cục thuế thông báo cho người sử dụng đất thực hiện kê khai, nộp tiền sử dụng đất và các khoản thu khác về đất theo quy định của pháp luật.
4/ Sau khi người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất và các khoản thu khác về đất theo quy định của pháp luật, Sở Địa chính và Sở Xây dựng lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận gồm có:
- Tờ trình của Sở Địa chính và Sở Xây dựng (đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở); tờ trình của Sở Địa chính (đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Kèm theo tờ trình là danh sách các hộ gia đình, cá nhân được đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Hồ sơ pháp lý nhà, đất của từng hộ gia đình, cá nhân được Tổ công tác đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Biên bản phúc tra của Tổ công tác có kèm theo danh sách các hộ gia đình, cá nhân được nộp tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận;
- Tờ khai nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ có ghi rõ vị trí đất tỷ lệ nộp tiền, số tiền phải nộp và biên lai nộp tiền; trường hợp hộ gia đình, cá nhân ở và khoản a Điều 2 của Quy định này thì phải kèm đủ các số báo Thừa Thiên Huế đã đăng tải thông báo về việc công nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Quyết định số 2001/QĐ-UB ngày / /2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và biên bản kết thúc thời gian công bố trên báo Thừa Thiên Huế mà không có đơn thư khiếu kiện. Các trường hợp có tình tiết phức tạp phải thông báo qua Đài TNVN hoặc Đài THVN thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh đã thông báo. Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo trên báo trên đài và lập biên bản kết thúc thời gian thông báo.
- Mẫu giấy chứng nhận theo quy định kèm theo hai (2) mẫu pho to giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với hồ sơ cấp bìa đỏ), một (l) mẫu photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (đối với hồ sơ xin cấp bìa hồng) đã thể hiện đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của mỗi trường hợp xin cấp giấy chứng nhận;
Điều 6: Chi phí và nghĩa vụ tài chính:
Người xin cấp giấy chứng nhận phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính sau đây:
1/ Nộp tiền sử dụng đất và các khoản thu khác về đất theo quy định của pháp luật;
2/ Nộp các khoản chi phí về trích lục hoặc đo thửa đất, kiểm tra đối soát hiện trạng sử dụng đất với chỉ giới quy hoạch, đo vẽ nhà, viết vẽ giấy chứng nhận:
a- Cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở (bìa đỏ): 37.000 đồng/ giấy
b- Cấp giấy chùng nhận QSHN ở và QSDD ở (bìa hồng)
- Nhà trệt (nhà cấp 4, nhà tầng 1): 80.000 đồng /1 giấy
-Nhà 2 tầng:120.000/ 1 giấy
- Nhà 3 tầng trở lên:160.000 đồng/ giấy
3/ Nộp lệ phí địa chính: 30.000 đồng/ giấy gồm:
Đăng ký: 10.000 đồng
Cấp giấy: 20.000 đồng
4/ Nộp khoản chi phí đăng tải trên báo Thừa Thiên Huế, đài Truyền Huế, đài Phát thanh truyền hình Thừa Thiển Huế, đài Tiếng nới Việt đài Truyền Hình Việt Nam...
Điều 7: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
1/ UBND phường, thị trấn có trách nhiệm:
a- Đề xuất UBND huyện, thành phố thành lập Hợi đồng đăng ký đất đai phường, thị trấn. Hội đồng là tổ chức tư vấn có trách nhiệm giúp UBND phường, thị trấn xét cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định. Thành phần của Hội đồng phải có từ 5 đến 7 người do Chủ tịch UBND phường, thị trấn làm Chủ tịch Hội đồng, cán bộ địa chính làm thư ký, các ủy viên gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Công an, cán bộ tư pháp, tổ trưởng dân phố;
b- Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách về nhà, đất của Nhà nước đến nhân dân trong phường, thị trấn;
c - Tổ chức kê khai, đăng ký theo đúng quy định;
d- Xác nhận về nguồn gốc nhà, đất; thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà của hộ gia đình, cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó;
e- Lập danh sách những hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và đề xuất mức nộp tiền sử dụng đất, diện tích được nộp tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận; hướng xử lý đối với diện tích đất ngoài hạn múc đất ở theo quy định;
g- Tổ chức niêm yết công khai ở phường, thị trấn và lập biên bản kết thúc công khai đúng thời gian quy định;
2/ UBND huyện, thành phố Huế có trách nhiệm chỉ đạo UBND phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận theo quy định của Nhà nước và Quy định này, đồng thời cứ cán bộ tham gia xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại UBND phường, thị trấn; cử thành viên trong Lãnh đạo UBND huyện, thành phố tham gia cùng tổ công tác cấp giấy của tỉnh phúc tra hồ sơ cấp giấy do UBND phường, thị trấn đề nghị. UBND huyện, thành phố ra Quyết định thành lập hội đồng ĐKĐĐ phường, thị trấn.
3/ Sở Địa chính là cơ quan thường trực của Tổ công tác cấp giấy có trách nhiệm:
a - Tổ chức lực lượng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên tham gia công tác đăng ký và xét cấp giấy chứng nhận;
b- Thực hiện việc trích lục hoặc lập bản vẽ thửa đất và đo vẽ mặt bằng nhà cho tất cả những hộ gia đình, cá nhân có đăng ký nhà ở, đất ở;
c - Tổ chức họp Tổ công tác để phúc tra những hồ sơ nhà đất đã được Hội đồng đăng ký đất đai phường, thị trấn xét và đề nghị;
d - Lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) và cùng với Sở Xây dựng lập thủ tục trình UBND tính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa hồng) cho những hộ gia đình, cá nhân được Tổ công tác phúc tra đề nghị và đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.
4/ Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp về quyền sở hữu nhà ở, xác định quy hoạch đề làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận.
5/ Cục Thuế có trách nhiệm:
- Xác định khoản tiền sử đụng đất, lệ phí trước bạ mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận và thông báo kịp thời đến các đối tượng được xét cấp giấy theo đúng tiến độ và thời gian quy định;
- Công khai các khoản thu về đất trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
6/ Sở Tài chính-vật giá có trách nhiệm cấp kinh phí theo dự trù của Sở Địa chính để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị và theo dõi quản lý quyết toán việc thu chi theo quy định hiện hành.
Điều 8: Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các ngành, các địa phương phản ánh về Sở Địa chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.