cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 01/1999/CT-UB ngày 09/01/1999 Về tăng cường công tác phòng chống bệnh tả năm 1999 do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 01/1999/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 09-01-1999
  • Ngày có hiệu lực: 09-01-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-04-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5575 ngày (15 năm 3 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-04-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-04-2014, Chỉ thị số 01/1999/CT-UB ngày 09/01/1999 Về tăng cường công tác phòng chống bệnh tả năm 1999 do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 15/04/2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977-31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/1999/CT-UB

Long Xuyên, ngày 09 tháng 01 năm 1999

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH TẢ NĂM 1999

Hiện nay bệnh tiêu chảy có chiều hướng gia tăng và tả đã xuất hiện rãi rác ở huyện An Phú (03 ca), Tân Châu (01 ca) và Thị xã Long Xuyên (01 ca). Với tình hình thời tiết nắng hạn, nguồn nước cạn kiệt, thì nguy cơ bệnh đường ruột trong đó có bệnh tiêu chảy, bệnh tả xảy ra càng cao ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Trước tình trên nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ mắc và tử vong, không để bệnh bùng phát thành dịch và nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành chức năng hữu quan, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện, thị xã (trong đó có ngành y tế đóng vai trò tham mưu về chuyên môn kỹ thuật) thực hiện các nội dung công tác sau:

1- Sở Y Tế : Xây dựng kế hoạch chống dịch chủ động, chi tiết cụ thể đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao. Trong kế hoạch chú ý đến phần hậu cần, điều trị, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra các nguồn nước…

2- Sở văn hoá thông tin, đài truyền thanh, truyền hình, báo An Giang cùng phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác thông tin, giào dục truyền thông vận động nhân dân ăn chín uống chín.

3- Thanh tra Y tế kết hợp với quản lý thị trường, phòng Công nghiệp, phòng Thương mại, Huyện thị tổ chức tiến hành kiểm tra thường xuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở chế biến, nhà hàng quán ăn… kiểm tra chặt chẽ thường xuyên nguồn nước máy (nhà máy và trạm cung cấp nước).

4- Ủy ban nhân dân các Huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo Trung tân Y tế phối hợp với ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm - Ăn chín uống chín sử dụng nước sạch. Đội Y Tế Dự Phòng giám sát chặt chẽ các ca tiêu chảy, khi phát hiện các ca tiêu chảy mất nước nặng dạng tả cần cách ly điều trị tích cực và khoanh vùng tổ chức dập dịch.

Nhận được Chỉ thị này Sở y tế, các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các Huyện, thị xã khẩn trương thực hiện các yêu cầu trên. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo về Thường trực UBND tỉnh kịp thời giải quyết.

 

 

Nơi nhận :
-Bộ Y tế (Vụ y tế dự phòng)
- Viện VSDT TW
- Viện pasteur TP>HCM
-TT Tỉnh Ủy
- TT.HĐND - TT.UBND
- Các Sở Ban Ngành cấp tỉnh
- UBND huyện, thị
- Lưu VT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Thanh Tùng