cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 14/1998/CT-UB ngày 11/09/1998 Về tăng cường biện pháp xử lý thu hồi vốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với các tổ chức tín dụng do tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 14/1998/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Ngày ban hành: 11-09-1998
  • Ngày có hiệu lực: 11-09-1998
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-04-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4246 ngày (11 năm 7 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-04-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-04-2010, Chỉ thị số 14/1998/CT-UB ngày 11/09/1998 Về tăng cường biện pháp xử lý thu hồi vốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với các tổ chức tín dụng do tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 27/04/2010 Bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/1998/CT-UB

Lào Cai, ngày 11 tháng 9 năm 1998

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ THU HỒI VỐN GIẢM TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Thực hiện ý kiến chỉ đao của Thường vụ Bộ Chính trị tại thông báo số 144/TB-TW ngày 03/6/1998 về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ châu Á.

Thực hiện kế hoạch và các biện pháp xử lý nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 794/CY-NHNN3 ngày 01/9/1998.

Để nâng cao chất lượng công tác tín dụng, tăng cường thu hồi nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, tạo ra chuyển biến tích cực trong huy động tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng, đáp ứng đủ vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong tỉnh cần làm tốt một số nội dung sau:

1. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh:

1.1) Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ trên địa bàn và chỉ đạo kiểm tra đôn đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng người nghèo tỉnh cụ thể hóa thực hiện nội dung kế hoạch triển khai theo văn bản hướng dẫn số 794/CV-NHNN3 ngày 01/9/1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

1.2) Chủ động phi hợp với các ngành chức năng của tỉnh và UBND huyện, thị xã thành lập các Ban chỉ đạo cấp huyện, thị xã có biện pháp chỉ đạo thiết thực trong việc xử lý thu hồi nợ quá hạn. Đặc biệt quan tâm những huyện, thị và ngành có nợ quá hạn cao.

1.3) Chỉ đạo và giúp đỡ các Ngân hàng thương mại chủ động kết hợp với cơ quan pháp luật có biện pháp thu nợ đối với các trường hợp trốn tránh, chây ỳ trả nợ ngân hàng, yêu cầu bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ.

2. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng người nghèo tỉnh khẩn trương chỉ đạo thực hiện:

2.1) Tổ chức thống kê phân loại thực trạng nợ, tập trung xác định các khoản nợ quá hạn (đến thời điểm 31/7/1998) tiến hành phân tích tổng số nợ quá hạn (phân theo loại hình kinh tế, theo thời hạn vay, khả năng thu hi, theo các nguyên nhân). Đề xuất phương án và biện pháp phối hp xử lý thu hồi nợ quá hạn trên địa bàn từng huyện, thị xã.

2.2) Tiến hành đánh giá phân tích thực trạng nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước kiệu quả kinh doanh thấp có nợ quá hạn cao hoặc nợ trong hạn song có vấn đề (tiềm ẩn nhiều rủi ro). Đặc biệt cần tập trung vào một số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và ngành xâv đựng để có biện pháp xử lý thích hp về quan hệ tín dụng, từng bước lành mạnh tài chính cho bản thân Ngân hàng và cho doanh nghiệp.

2.3) Chỉ đạo Ngân hàng huyện, thị xã có nợ quá hạn cao (chủ yếu là khoản nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp...). Nhng khoản nợ quá hạn do chủ quan Ngân hàng gây ra hoặc có liên đới phải quy rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể và áp dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp hành chính để thu hi nợ. Những khoản nợ quá hạn bình thường có khả năng thu phải bố trí cán bộ tín dụng bám sát để đôn đốc, thu nợ kịp thời. Những khách hàng trốn tránh chây ỳ trả nợ Ngân hàng cần phối hợp với cơ quan pháp luật yêu cầu bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ.

2.4) Tiến bành đánh giá phân loại khách hàng để có phân biệt đối xử trong quan hệ tín dụng. Kiến nghị với tỉnh trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp (đối với đơn vị yếu kém), hạn chế hoặc đình chỉ quan hệ tín dụng đối với khách hàng và doanh nghiệp thua lỗ triền miên, chây ỳ không trả nợ Ngân hàng.

2.5) Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chấn chỉnh quy trình thẩm tra xét duyệt quyết định cấp tín dụng. Thay đổi hoặc sắp xếp bổ sung cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng để vừa kiểm tra phát hiện, ngăn chặn vi phạm, vừa giúp đỡ khách hàng thực hiện thẩm định, kiểm tra khi cho vay. Những cán bộ tín dụng có vi phạm quv định, phải xử lý nghiêm túc kịp thi.

3. Yêu cầu các đng chí Giám đốc, Thủ trưởng sở, ban ngành chức năng của tỉnh trên cơ sở thực hiện đề án, đánh giá phân loại sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ thị số 20 ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Ngân hàng có biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ vay có vấn đề. Đặc biệt chú trọng xử lý dt điểm khoản nợ quá hạn của các Doanh nghiệp thuộc nhóm 2 và 3. Quan tâm xử lý đúng đắn khoản nợ quá hạn và nợ có vấn đề của Doanh nghiệp thuộc nhóm 1.

4. UBND các huyện, thị xã chủ trì và chỉ đạo việc thành lập Ban chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ quá hạp của từng huyện, thị xã do một phó Chủ tịch làm trưởng ban, Giám đốc Ngân hàng cơ sở làm phó trưởng ban thường trực và các ngành liên quan làm u viên. Dựa trên cơ sở thống kê phân loại thực trạng nợ các khoản nợ quá hạn do Ngân hàng huyện, thị xã báo cáo. Cn chỉ đạo các ban ngành chức năng cùng các đoàn thể phối hợp, tạo thuận lợi và giúp đỡ Ngân hàng đi sâu đi sát các thôn bản đôn đốc nhắc nhở những hộ có nợ quá hạn cần tìm mọi nguồn dể thanh toán cho Ngân hàng. Riêng đối với khách hàng trốn tránh, chây ỳ trả nợ Ngân hàng cần có biện pháp kiên quyết yêu cầu bán tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phát mại tài sản để thu nợ, hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình s theo quy định của pháp luật. Phấn đấu đến hết 1998 những Ngân hàng huyện, thị xã có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 20% giảm xuống dưới 5%.

5. Thường trực Ban chỉ đạo xử lý thu hi nợ quá hạn của tỉnh (NHNN tỉnh) và các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các Ngân hàng thương mại tỉnh và huyện, thị xã thực hiện tốt kế hoạch giải pháp đã đề ra. Hàng tháng tổng hợp tiến độ xử lý thu hi nợ quá hạn, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng và báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng vào ngày 10 tháng sau về Thường trực Ban chỉ đạo các cấp để tổng hợp báo cáo UBND huyện và UBND tỉnh.

Trên đây là nội dung chủ yếu tăng cường biện pháp xử lý thu hồi giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với các Ngân hàng thương mại. Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các sở, ban ngành liên quan, Giám đốc các Ngân hàng tỉnh khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị này.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thăng