cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3542/2000/QĐ-BYT ngày 09/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về vệ sinh an toàn đối với bia hơi và rượu lên men độ cồn thấp (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 3542/2000/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 09-10-2000
  • Ngày có hiệu lực: 09-10-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6901 ngày (18 năm 11 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2019, Quyết định số 3542/2000/QĐ-BYT ngày 09/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về vệ sinh an toàn đối với bia hơi và rượu lên men độ cồn thấp (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 12/2019/TT-BYT ngày 28/06/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, liên tịch ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
******

Số : 3542/2000/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN ĐỐI VỚI BIA HƠI VÀ RƯỢU LÊN MEN ĐỘ CỒN THẤP

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về vệ sinh an toàn đối với bia hơi và rượu lên men cồn độ thấp.

Điều 2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế khoản 15 mục 3 Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ trưởng các Cục Vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Truyền

 

QUY ĐỊNH

VỀ VỆ SINH AN TOÀN ĐỐI VỚI BIA HƠI VÀ RƯỢU LÊN MEN ĐỘ CỒN THẤP
( ban hành kèm theo Quyết định số 3542/2000/QĐ-BYT ngày 09/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh: Quy định này đưa ra các yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với bia hơi, rượu lên mem độ cồn thấp được nhập khẩu hoặc sản xuất để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

1.2 Đối tượng điều chỉnh: Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bia hơi, rượu lên men độ cồn thấp tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

1.3 Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Bia hơi: Là loại nước giải khát được chế biến từ quá trình lên men dịch đường hóa hỗn hợp các loại malt đại mạch, ngũ cốc, đường, houblon, nước, men bia.

1.3.2 Rượu lên men độ cồn thấp: Là sản phẩm lên men từ dịch hoa quả hoặc trực tiếp từ các loại hoa quả, không qua chưng cất bao gồm:

* Rượu vang hoa quả: Là rượu vang lên men ở nhiệt độ thường hoặc lên men không chứa hay nạp thêm CO2

* Rượu vang hoa quả có CO2: Là rượu vang lên men ở nhiệt độ thường hoặc lên men lạnh có chứa hay nạp thêm CO2 như : Champagne, vang bọt, vang nổ.

1.3.3 Yêu cầu vệ sinh an toàn : Là việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh bia hơi, rượu lên men độ cồn thấp tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh và sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu vệ sinh an toàn không vượt quá giới hạn theo Quy định này.

1.4 Bia hơi và rượu lên men độ cồn thấp phải đáp ứng hàm lượng kim loại nặng trong 1ml không vượt quá giới hạn quy định theo “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ trưởng, Bộ Y tế;

1.5 Các chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất bia hơi và rượu lên men độ cồn thấp phải theo “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ trưởng, Bộ Y tế;

2. Yêu cầu vệ sinh an toàn đối với bia hơi:

2.1 Yêu cầu về nguyên liệu và điều kiện sản xuất:

Các loại nguyên liệu dùng cho quá trình chế biến bia hơi như : đại mạch, ngũ cốc, houblon, nha,đường, men bia phải đạt các yêu cầu vệ sinh.

Quá trình sản xuất bia hơi phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ chế biến, lên men, làm lạnh, vải lọc, các chất trợ lọc phải đảm bảo an toàn hợp vệ sinh và không thôi nhiễm các chất độc hại vào sản phẩm.

Bia hơi được sản xuất từ nguồn nước an toàn, đạt các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu lý hóa của bia hơi phải theo đúng quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức và yêu cầu

Độ axít

Số ml NaOH 1N để trung hòa hết 100ml bia hơi đã đuổi hết CO2

Không lớn hơn 2,2

Diaxetyl

Số miligam trong một lít bia

Không lớn hơn 0,2

2.3 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh vật của bia hợi phải theo đúng quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính trong 1ml bia

Giới hạn tối đa

TSVKHK

Số khuẩn lạc

103

Coliforms

Con vi khuẩn

50

E.coli

Con vi khuẩn

0

S.aureus

Khuẩn lạc

0

Cl. Perfringens

Khuẩn lạc

0

Strep.feacal

Khuẩn lạc

0

TSBTNM-M

Số khóm nấm

102

 

2.4 Yêu cầu vệ sinh an toàn về bao gói:

Bia hơi được đựng trong các thùng chứa phải được đăng ký đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thùng chứa này phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không phân tán các chất độc hại vào bia, không thay đổi chất lượng bia.

3. Yêu cầu vệ sinh an toàn đối với rượu lên men cồn độ thấp

3.1 Yêu cầu về nguyên liệu và điều kiện sản xuất:

Nguyên liệu để sản xuất rượu lên men độ cồn thấp phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quá trình sản xuất rượu lên men độ cồn thấp phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; dụng cụ chế biến, lên men, làm lạnh, vải lọc, các chất trợ lọc phải bảo đảm an toàn hợp vệ sinh và không thôi nhiễm các chất độc hại vào sản phẩm.

3.2 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu lý hóa của rượu lên men độ cồn thấp phải theo đúng quy định trong bảng 3.

BẢNG 3

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức và yêu cầu

Độ cồn (hàm lượng etanol)

Phần trăm thể tích ở 200C

Từ 7 đến 16

Hàm lượng axit bay hơi

Quy ra tổng số g axit axêtic trong 1 lít rượu

Không lớn hơn 1.5

Hàm lượng metanol

Số g metanol/lít etanol 1000

Không lớn hơn 3

Hàm lượng SO2

Số mg SO2 trong 1 lít rượu

Không lớn hơn 300

            3.3 Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh của rượu lên men độ cồn thấp phải theo đúng quy định trong bảng 4.

Bảng 4

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính trong 1ml bia

Giới hạn tối đa

TSVKHK

Số khuẩn lạc

10

Coliforms

Con vi khuẩn

0

E.coli

Con vi khuẩn

0

Cl. Perfringens

Khuẩn lạc

0

S.aureus

Khuẩn lạc

0

TSBTNM-M

Số khóm nấm

10

3.4  Yêu cầu vệ sinh an toàn về bao gói:

Chai đựng rượu lên men độ cồn thấp phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, không phân tán các chất độc hại vào rượu, không làm thay đổi mùi của rượu.

4. Phương pháp thử.

Xác định độ cồn (hàm lượng etanol) theo TCVN 5562: 1991-Bia: Phương pháp xác định hàm lượng etanol.

Xác định hàm lượng metanol theo TCVN 378: 1986 -Rượu trắng: Phương pháp thử.

Xác định độ axít (1) theo TCVN 5564: 1991 -Bia: Phương pháp xác định độ axít.

Xác định hàm lượng SO2 theo TCVN 6328: 1997 -Đường : Xác định sunfua-dioxit.

Xác định TSVKHK theo TCVN 5165: 1990- Sản phẩm thực phẩm: Phương pháp xác định tổng số VKHK.

Xác định diaxetyl theo TCVN 6058: 1995 -Bia: Phương pháp xác định diaxetyl và các chất dixeton khác.

Xác định Coliforms theo TCVN 4883: 1989 –Vi sinh vật: Phương pháp xác định Coliforms.

Xác định S.aureus theo TCVN 4830: 1989 –Vi sinh vật học: Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn Staphylococcus aureus.

Xác định Cl.Perfringens theo TCVN 4991: 1989 –Vi sinh vật học: Hướng dẫn chung phương pháp đếm Clostridium – perfringens.

Xác định TSBTNM-M theo TCVN 5166: 1990 –Sản phẩm thực phẩm – Phương pháp xác định tổng số bào tử nấm men, nấm mốc.

Xác định kim loại nặng theo Association of official Analytical Chemists – AOAC.

(1) : Độ axít bằng số ml NaOH 1N cần thiết để trung hòa hết lượng axit có trong 1 lít rượu nhân với (x) hệ số quy đổi ra axít axêtíc là 0,06(quy ra tổng số gam axít axêtíc)

Ghi chú :

- TSVKHK: Tổng số vi khuẩn hiếu khí.

- TSBTNM-M : Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc.