cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 36/2000/QĐ.UB ngày 11/04/2000 Về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơ khí tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 36/2000/QĐ.UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cần Thơ
  • Ngày ban hành: 11-04-2000
  • Ngày có hiệu lực: 11-04-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-10-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4941 ngày (13 năm 6 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-10-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-10-2013, Quyết định số 36/2000/QĐ.UB ngày 11/04/2000 Về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơ khí tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3258/QĐ-UBND ngày 21/10/2013 Công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2000/QĐ.UB

Cần Thơ, ngày 11 tháng 4 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ TỈNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 66/1999/QĐ.UBT ngày 10/7/1999 của UBND tỉnh Cần Thơ v/v phê duyệt quy hoạch ngành công nghệp tỉnh Cần Thơ đến năm 2010;

Căn cứ biên bản số 40/BB.UBT ngày 04/6/1999 của UBND tỉnh Cần Thơ v/v họp Hội đồng nghiệm thu quy hoạch ngành cơ khí tỉnh Cần Thơ đến năm 2010;

Xét công văn số 115/SCN ngày 20/3/2000 của Giám đốc Sở Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cơ khí tỉnh Cần Thơ đến năm 2010, với nội dung chủ yếu sau:

1/- Mục tiêu tổng quát phát triển:

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đẩy nhanh ốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tỉnh Cần Thơ, tập trung đầu tư phát trển ngành cơ khí để trở thành ngành công nghiệp chủ lực, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu máy móc, trang thiết bị, phụ tùng cho các ngành sản xuất khác nhằm cơ giới hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, bảo đảm sau năm 2010, trình độ công ngệ ngành sản xuất cơ khí của tỉnh phải tiếp cận được với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

2/- Những định hướng và nhiệm vụ chủ yếu:

a- Định hướng phát triển:

Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, kết hợp chế tạo trong nước và nhập khẩu để trang bị lại máy móc, thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, đổi mới sản phẩm, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đủ sức đảm đương các nhiệm vụ với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao.

b- Những lĩnh vực phát triển cơ khí chủ yếu:

- Ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặt biệt là thiết bị, công nghệ chế biến nông - lâm - thủy sản.

- Ngành cơ khí chế tạo.

- Ngành cơ khí máy động lực và máy kéo nhỏ.

- Ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.

- Ngành cơ khí thiết bị điện và vật liệu điện.

- Ngành cơ khí xây dựng, cơ khí dân dụng và cơ khí giao thông vận tải.

3/- Những giải pháp chủ yếu:

a- Vốn đầu tư huy động từ các nguồn:

- Vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

- Vốn vay ODA.

- Vốn huy động từ các thành phần kinh tế.

- Vốn liên doanh với các đơn vị trong nước và ngoài nước.

- Vốn vay của nước ngoài thông qua sự bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.

- Thuê, mua tài chính.

b- Quy hoạch không gian:

Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí phải được bố trí, do dời đưa vào các khu công nghiệp tập trung, xa trung tâm đô thị theo quy hoạch chung của tỉnh Cần Thơ được duyệt nhằm tránh ô nhiễm môi trường.

c- Tổ chức sản xuất:

Thực hiện theo nguyên tắc chuyên môn hóa và hợp tác hóa, hạn chế việc sản xuất khép kín, nhằm mở rộng thị trường và khai thác có hiệu quả lực lượng sản xuất.

d- Đào tào và chuẩn bị nguồn nhân lực:

- Củng cố và phát triển nâng cao chất lượng đào tạo ngành cơ khí của các trường trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật hiện có.

- Cử học sinh, sinh viên đại học, công nhân giỏi đi học ở các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh, kể cả đào tạo ở nước ngoài bằng Chương trình học bổng từ các nguồn vốn hợp pháp.

e- Tổ chức việc phát triển nghiên cứu thị trường và thông tin về thị trường, về sảm phẩm và các tiến bộ khoa học công nghệ.

g- Xúc tiến và đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm mới đối với ngành cơ khí.

h- Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích hình thành và phát triển doanh nghiệp cơ khí ngoài quốc doanh.

i- Gọi vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án thuộc ngành cơ khí.

Điều 2.

- Sở Công nghiệp Cần Thơ là cơ quan quản lý việc thực hiện Quy hoạch này.

- Giao Giám đối Sở Công nghiệp phối hợp với các Sở, Ban ngành tỉnh, UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quy hoạch này.

- Việc tổ chức thực hiện Quy hoạch này, phải bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2010 với các Quy hoạch ngành, các lĩnh vực của địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh, Chủ tịch UBND huyện và các cơ quan đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

TM. UBND TỈNH CẦN THƠ
 CHỦ TỊCH




Lê Nam Giới