cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 92/2000/QĐ-UB ngày 17/01/2000 Về Quy định sử dụng kinh phí sự nghiệp công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 92/2000/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 17-01-2000
  • Ngày có hiệu lực: 17-01-2000
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 14-05-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 06-03-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2971 ngày (8 năm 1 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 06-03-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 06-03-2008, Quyết định số 92/2000/QĐ-UB ngày 17/01/2000 Về Quy định sử dụng kinh phí sự nghiệp công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 06/03/2008 Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 92/2000/QĐ-UB

Huế, ngày 17 tháng 1 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ''QUI ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 31/5/1998;

 - Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1996-2010 đã đạt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 739/TTg ngày 06/9/1997;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp - TTCN tại tờ trình số 267/KH-SCN ngày 06/12/1999,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này ''Quy định về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp công nghiệp”

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá; Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan có 1iên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
-Như Điều 3;
- Bộ Công nghiệp, Vụ Pháp chế Bộ CN;
- TV Tỉnh ủy;
- TT HĐND Tỉnh,
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy
- VP: Lãnh đạo và CVCN, TC, TH;
-Lưu VT, CN.

TM/UBND TỈNH THƯA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mễ

 

QUI ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo quyết định số: 92 /2000/QĐ-UB ngày 17 tháng 01 năm 2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của Tỉnh được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ, động viên, khai thác nguồn lực trong nhân dân, của cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển sản xuất TTCN, mở mang phát triển ngành nghề trong nông thôn, ngành nghề truyền thống trên cơ sở định hướng phát triển của từng giai đoạn phù hợp với qui hoạch phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh được gọi là vốn sự nghiệp công nghiệp (SNCN).

Điều 2: Sở Công nghiệp -TTCN 1à cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn SNCN và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các dự án được hỗ trợ nguồn vốn SNCN.

Điều 3: Các hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực sau đây được xem xét để hỗ trợ từ nguồn vốn SNCN của Tỉnh:

1/. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, mộc mỹ nghệ và mộc cao cấp; đúc đồng mỹ nghệ và công nghiệp; chạm khảm; điêu khắc; gia công, chế biến từ các loại nông - lâm - thủy sản... có sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu của địa phương (và trong nước) để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động ở cả đô thị và nông thôn; góp phần khôi phục, mở rộng ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

2/. Đầu tư xây dựng cơ sở mới tạo việc làm ổn định (có việc làm 7tháng/năm) cho từ 30 lao động trở lên đối với địa bàn thành phố Huế, từ 10 lao động trở lên đối với các huyện đồng bằng và từ 5 – 10 lao động đối với các huyện miền núi.

3/. Đầu tư ứng dụng công nghệ; đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, mẫu mã... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng để mở rộng thị trưởng trong nước và xuất khẩu.

4/. Du nhập ngành nghề để sản xuất sản phẩm mới ở địa phương chưa có và thị trưởng trong, ngoài nước đang có nhu cầu.

5/. Những ngành nghề mang tính xã hội hóa cao trực tiếp hay gián tiếp tạo nhiều việc làm trong nông nghiệp, nông thôn.

6/. Các hoạt động về trưng bày, triển lãm, hội chợ, hội thi sáng tác mẫu...để giới thiệu quảng bá những sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực sản xuất TTCN, tham quan, học tập, dạy nghề.

7/. Các ngành nghề sản xuất TTCN ở các địa bàn đặc biệt khó khăn qui định tại chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4: Tùy theo qui mô, địa bàn thực hiện, lĩnh vực... các phương án (dự án) được hỗ trợ một phần vốn có hoàn lại và không hoàn lại. Mức hỗ trợ cụ thể :

- Đối với phương án (DA) hỗ trợ dưới 20 triệu đồng (có hoàn lại và không hoàn lại) do Giám đốc Sở Công nghiệp -TTCN xem xét và ra quyết định.

- Đối với phương án (DA) hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên (có hoàn lại) Giám đốc Sở Công nghiệp -TTCN xem xét ra quyết định và báo các UBND tỉnh.

- Đối với phương án (DA) hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên (không hoàn lại) Sở Công nghiệp -TTCN chủ trì phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính Vật giá thẩm định để trình UBND Tỉnh ra quyết định.

Các hoạt động về trưng bày, triển lãm, hội chợ, hội thi sáng tác mẫu mã để giới thiệu quảng bá những sản phẩm hàng hoá thuộc lĩnh vực sản xuất TTCN, tham quan, học tập dạy nghề; tùy theo tính cấp thiết và khả năng tài chính để được xem xét hỗ trợ.

Điều 5: Tùy thuộc tính cấp thiết, điều kiện hoạt động, lĩnh vực... đã nêu tại Điều 4 và khả năng nguồn vốn SNCN, cấp có thẩm quyền xem xét lựa chọn phương án (DA) và ra quyết định hỗ trợ theo Điều 5 của Quy định này.

Điều 6: Để được hỗ trợ nguồn vốn SNCN của Tỉnh, phương án (DA) của các cơ sở, đơn vị sản xuất TTCN phải bảo đảm các điều kiện sau :

1/. Có tính thực tiễn cao, phù hợp với định hướng phát triển của từng vùng và yêu cầu của xã hội, nhu cầu của thị trưởng.

2/. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật hoặc khả năng vốn tối thiểu đảm bảo cho phương án (DA) có điều kiện tổ chức thực hiện.

3/. Có khả năng đi vào hoạt động ổn định và phát triển trong một thời gian nhất định.

Chương II

NGUỒN HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN SNCN

Điều 7: Nguồn vốn SNCN dược hình thành từ các nguồn sau:

1/. Chủ yếu được cân đối từ ngân sách hàng năm của Tỉnh.

2/. Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

3/. Do thu hồi vốn từ các dự án được hỗ trợ đã đến thời kỳ hoàn trả.

4/. Từ các nguồn khác nếu có.

Điều 8: Nguồn vốn SNCN của Tỉnh được sử dụng cho các khoản mục theo cơ cấu sau:

1/. Dành 90% trở lên trong tổng nguồn vốn SNCN được cấp để chi hỗ trợ cho các phương án (DA) (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

2/. Chi phí quản lý thường xuyên gồm: Phụ cấp cho những cán bộ đi công tác phục vụ tổ chức chỉ đạo, thực hiện các phương án (DA) được hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp công nghiệp; văn phòng phẩm; công tác phí và một số chi phí khác liên quan nghiệp vụ chuyên môn của chương trình. Chi phí quản lý thường xuyên không vượt quá 10% tổng nguồn vốn SNCN được cấp.

Chương III

TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC XÉT DUYỆT HỖ TRỢ ,THANH QUYẾT TOÁN NGUỒN VỒN SNCN

Điều 9: Hàng năm các Phòng (Ban) Công nghiệp huyện, thành phố lập kế hoạch các phương án (dự án) xin hỗ trợ nguồn vốn SNCN của năm sau và cuối quý III gửi lên Sớ Công nghiệp -TTCN.

-Các đối tượng (cơ sở hoạt động sản xuất TTCN) có nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn SNCN phải làm đơn xin hỗ trợ nguồn vốn SNCN và kèm theo phương án (dự án) có xác nhận của xã, phường nơi cư trú và ý kiến đề nghị của Phòng (Ban) Công nghiệp huyện, thành phố.

- Các cấp có thẩm quyền thẩm định các phương án (dự án) được hỗ trợ nguồn vốn SNCN; Sở Công nghiệp-TTCN trực tiếp thẩm tra tại cơ sở theo đúng đối tượng và điều kiện đã nêu ở Điều 3 và Điều 6 của Quy định này. Căn cứ vào các dự án đã được thẩm định, Sở Công nghiệp -TTCN có thể ủy quyền cho các phòng Công nghiệp huyện, thành phố quản lý và điều hành dự án.

- Trên cơ sở nguồn kinh phí SNCN, hàng năm Sở Công nghiệp -TTCN cân đối xét duyệt danh mục các phương án (dự án) để hỗ trợ nguồn SNCN.

Điều l0: Kinh phí hỗ trợ phương án (dự án) từ nguồn SNCN được cấp trực tiếp đến cơ sở hưởng thụ dự án; hoặc được chuyển ủy quyền chi cho các Phòng (Ban) Công nghiệp huyện, thành phố. Sở Công nghiệp -TTCN có trách nhiệm cùng với các Phòng (Ban) Công nghiệp huyện, thành phố và cơ sở hưởng thụ quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các Phòng (Ban) Công nghiệp huyện, thành phố chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí với Sở Công nghiệp -TCN đối với các dự án được phân công quản lý.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11: Sở Tài chính Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp – TTCN và Sở Kế Hoạch và Đầu Tư trang việc cân đối, xác định kinh phí SNCN từ nguồn ngân sách hàng năm của Tỉnh để đề xuất UBND Tỉnh phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng đối với nguồn SNCN theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 12: Căn cứ và quyết định được hỗ trợ nguồn SNCN của Sở Công nghiệp -TTCN hoặc của UBND Tỉnh, Kho Bạc Nhà nước Tỉnh tiến hành thực hiện việc cấp phát kinh phí và vốn SNCN đầy đủ, kịp thời theo dự toán đã được Sở Công nghiệp -TTCN thẩm định và phê duyệt./.