Quyết định số 235/1999/QĐ-UB ngày 28/10/1999 Về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở xã nghèo-khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 235/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Ngày ban hành: 28-10-1999
- Ngày có hiệu lực: 28-10-1999
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 17-10-2001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 720 ngày (1 năm 11 tháng 25 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 17-10-2001
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/1999/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 28 tháng 10 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG Ở CÁC XÃ NGHÈO – KHÓ KHĂN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Quyết định số 135/QĐ–TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kin tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa”;
- Căn cứ Thông tư số 416/TTLT ngày 29/04/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Uûy ban Dân tộc Miền núi, Bộ Tài chính và Bộ XD hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ;
- Căn cứ nghị định số 24/NĐ-CP ngày 26/4/1999 của Chính phủ về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, Thị trấn”;
- Xét đề nghị của Sở KH&ĐT tại Tờ trình số 604//KH-TH ngày 22/10/1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã nghèo – khó khăn trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, các phòng ban thuộc các huyện và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG Ở CÁC XÃ NGHÈO- KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 235/1999/QD-UB ngày 28/10/1999 của UBND Tỉnh Bình Phước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng
1. Các xã nghèo, khó khăn (sau đây gọi là xã NKK) bao gồm các xã nghèo, khó khăn thuộc khu vực II và III (Trong đó gồm có xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), các xã biên giới Tỉnh Bình Phước.
Danh mục xã NKK do UBND công bố trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.
2. Quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng (CTHT) ở các xã NKK được áp dụng đối với những công trình có quy mô nhỏ, thi công không phức tạp, bao gồm các CTHT thuộc một số lĩnh vực như sau:
-Quy hoạch và xây dựng trung tâm cụm xã (gồm cả công trình văn hóa – thông tin, bưu điện, khu thương mại).
- Đường giao thông nông thôn.
- Điện
- Trường học
- Trạm y tế
- Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
- Thủy lợi nhỏ (hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới và tiêu úng ngập có quy mô đầu tư dưới 500 triệu đồng).
Điều 2: Yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng CTHT ở các xã NKK
1. Việc đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK phải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch trước mắt và lâu dài; được thực hiện theo cơ chế đặc biệt và đòi hỏi phải triển khai nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của địa phương.
2. Đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng NKK phải đạt hai lợi ích :Xã có công trình để phục vụ nhân dân; Người dân trong xã có việc làm, tăng thêm thu nhập từ lao động xây dựng công trình của xã.
3. Đầu tư và xây dựng CTHT ở các xã NKK phải kết hợp các nguồn vớn Ngân sách cấp và nguồn vốn hỗ trợ với việc phát huy nội lực của địa phương. Việc lựa chọn công trình đầu tư phải được tiến hành công khai cân chủ, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, để người dân trong xã hiểu mục đích của việc đầu tư và tham gia đóng góp cho xây dựng công trình cho xã.
4. Các công trình do dân trực tiếp tham gia đóng góp và thi công phải được công khai đến dân từ giai đoạn huy động vốn cho đến khi quyết toán công trình.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Điều 3: Kế hoạch đầu tư
1. Kế hoạch đầu tư hàng năm về xây dựng CTHT ở các xã NKK do UBND Tỉnh xem xét quyết định căn cứ vào nhu cầu đầu tư của các xã, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các huyện, Thị và dựa vào kế hoạch phân bổ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia liên quan sẽ được ghi thành mục riêng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của Tỉnh.
2. Việc lựa chọn công trình đầu tư ở xã do xã đề xuất. Trong quá trình lập Dự án và kế hoạch hàng năm, UBND xã cần tổng hợp khả năng huy động nguồn lực tại xã (vật tư, lao động), xác định nhu cầu, quy mô, thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư sau khi đã được HĐND xã thông qua để đề xuất với UBND huyện Thị và UBND Tỉnh để xem xét và giao vào kế hoạch hàng năm.
Điều 4: Kế hoạch nguồn vốn
1. Nguồn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng CTHT các xã NKK bao gồm:
- Nguồn Ngân sách TW trong các Chương trình Quốc gia.
- Nguồn Ngân sách Tỉnh đầu tư cho các xã NKK.
- Nguồn Ngân sách huyện, Thị được trích theo quy định.
- Nguồn huy động từ các cơ quan tổ chức, các đơn vị kinh tế, các tầng lớp dân cư trong và ngoài Tỉnh đóng góp để hỗ trợ đầu tư xây dựng CTHT và nguồn lực huy động tại chỗ (chủ yếu là vật tư và lao động).
- Nguồn tài trợ của các tổ chức Quốc tế.
2. Đối với các nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
- Nguồn vốn Chương trình 135 phân bổ cho xã nào thì được sử dụng cho xã đó không được điều chuyển cho xã khác.
- Nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu của Nhà nước được bố trí lồng ghép trên địa bàn theo kế hoạch.
- Nguồn vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Tỉnh được thực hiện theo 2 hình thức:
+ Tỉnh phân bổ thẳng cho danh mục công trình xã.
+ Tỉnh phân bổ về huyện Thị, huyện Thị tiếp tục giao về các xã (nếu như thấy cần thiết). Xã lựa chọn công trình đầu tư như quy định ở Khoản 2, Điều 3 của Quy định này.
3. Đối với cá nguồn khác như: vốn huy động trong nhân dân và tài trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Tỉnh phải lồng ghép các nguồn vốn trong kế hoạch hoặc thực hiện theo đề nghị của nhà tài trợ.
4. Tất cả các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chương trình này.
Điều 5: Quy định về chủ đầu tư dự án và Ban Quản lý dự án.
1. Chủ tịch UBND huyện, Thị là Chủ đầu tư các Dự án xây dựng CTHT.
2. Ban Quản lý dự án (QLDA):
Ban Quản lý dự án do Chủ đầu tư thành lập để giúp Chủ dự án tổ chức thực hiện và quản lý các công trình ở xã.
Ban Quản lý dự án gồm 01 Trưởng ban và một số cán bộ chuyên trách và Chủ tịch UBND các xã có các công trình trong Dự án. Tùy từng địa phương, UBND huyện lựa chọn Ban Quản lý là Ban Quản lý công trình XDCB của huyện hoặc Ban ĐCĐC&KTM hiện có.
Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện.
Đối với công trình do xã tự thực hiện thì thành lập Ban Quản lý công trình do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Các thành viên Ban Quản lý gồm có các cán bộ chuyên trách có liên quan của xã và đại diện do dân cử. Ban quản lý công trình có nhiệm vụ quản lý thực hiện các công trình do xã tự làm.
3. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án:
Giúp Chủ đầu tư thực hiện quản lý và xây dựng các CTHT ở xã do huyện quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Trực tiếp thực hiện hoặc thuê các cơ quan chuyên môn về tư vấn có pháp nhân về đầu tư xây dựng để lập dự án đầu tư, báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật (TKKT) và dự toán công trình.
- Lập kế hoạch sử dụng nguồn lực tại xã, huyện cho công trình.
- Tổ chức theo dõi, giám sát thi công công trình.
- Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình.
- Thực hiện giải ngân từ Kho bạc Nhà nước để thực hiện công trình.
- Nghiệm thu, quyết toán công trình đúng trình tự, thủ tục theo quy định và đúng thời gian theo kế hoạch.
4. Nhiệm vụ của Ban quản lý công trình xã:
Ban quản lý công trình của xã (Ban QLCT) giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện, quản lý đối với một số công trình xã tự làm và tự đảm nhận: Được thực hiện chủ yếu bằng sức dân và bằng nguồn vốn huy động từ nhân dân.
Trường hợp do khả năng thực tế của cán bộ cấp xã chưa thể quản lý được các công trình được phân cấp: Trước mắt, Ban QLDA có thể tạm thời đảm nhiệm, nhưng phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các xã để có thể đảm nhiệm được nhiệm vự quản lý các công trình được phân cấp theo quy định.
Điều 6: Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
1. Phạm vi dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư được lập theo quy mô cấp xã khi các công trình đầu tư nằm trong phạm vi một xã. Mỗi dự án có một hoặc một số công trình đầu tư tùy theo nhu cầu kế hoạch hàng năm.
- Dự án được lập theo quy mô cấp huyện khi có các công trình liên quan đến nhiều xã hoặc thực hiện đồng thời ở hai hay nhiều xã.
2. Nội dung dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi):
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi được quy định tại Điều 24 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
3. Chủ đầu tư sử dụng các cán bộ có chuyên môn của mình hoặc thuê các tổ chức tư vấn có pháp nhân để lập dự án đầu tư.
4. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư:
UBND Tỉnh quyết định đầu tư tất cả các dự án đầu tư thuộc phạm vi đầu tư theo quyết định này.
Sở Kế hoạch & Đầu tư là đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định về chuyên môn của các Sở, ngành liên quan và tổng hợp trình UBND Tỉnh phê duyệt.
Nội dung thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư về xây dựng CTHT ở các xã NKK thực hiện theo Điều 27 và Điều 30 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh có trách nhiệm đôn đốc đơn vị mình ưu tiên cho công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK, đảm bảo thời gian thẩm định và phê duyệt nhanh nhất (Thời gian thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư không quá 15 này kể tư khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
Điều 7: Công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư
Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Lập báo cáo đầu tư, lập TKKT và tiên lượng dự toán công trình.
Công trình đư a vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư hàng năm phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện và thứ tự ưu tiên công trình đã được sắp xếp trong dự án.
1. Báo cáo đầu tư:
a) Báo cáo đầu tư được lập cho từng công trình XD hạ tầng thuộc dự án đầu tư XD CTHT đã được phê duyệt.
b) Khối lượng và Tổng mức đầu tư của công trình trong báo cáo đầu tư không được vượt quá khối lượng và vốn đầu tư đã được phê duyệt trong dự án đầu tư.
c) Nội dung báo cáo đầu tư:
Phải đảm bảo đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu theo nội dung cụ thể như sau:
+ Tên dự án (hoặc tên công trình).
+ Xác định chủ đầu tư, hình thức đầu tư.
+ Địa điểm thực hiện dự án (hoặc công trình).
+ Khối lượng các hạng mục đầu tư chủ yếu.
+ Phương án kiến trức, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý vệ sinh môi trường.
+ Khái toán tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư.
+ Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư, thời gian khởi công và thời hạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.
2. Lập báo cáo đầu tư, thiết kế KT – Dự toán công trình:
a) Công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp bao gồm:
- Các dự án quy hoạch và xây dựng trung tâm cụm xã (gồm cả các công trình văn hóa – thông tin).
- Các công trình liên quan đến nhiều xã.
- Các công trình xây dựng trạm y tế xã, trường học
- Các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tập trung.
- Các công trình xây dựng và lắp đặt trạm biến áp, đường điện hạ thế.
- Các công trình làm đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã (bề rộng mặt đường trên 3,5m).
Các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp, Chủ đầu tư ký hợp đồng với cơ quan tư vấn có pháp nhân để lập báo cáo đầu tư và thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình. Riêng các công trình phòng học cấp IV và trạm y tế xã: yêu cầu sử dụng TKKT và dự toán công trình theo thiết kế mẫu điển hình của Tỉnh. Dự toán công trình được điều chỉnh thêm phần móng theo vị trí xây dựng cụ thể của từng công trình.
b) Các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật thi công đơn giản (không nằm trong quy định tại Khoản a Mục 2 Điều 7): Các cơ quan chuyên môn của huyện có thể làm được thì UBND huyện có thể giao nhiệm vụ lập Báo cáo đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, Dự toán công trình cho các cơ quan này.
c) Trong báo cáo đầu tư và dự toán công trình phải làm rõ phần vật tư, khối lượng công việc do xã đảm nhận.
3. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đầu tư, TKKT và dự toán công trình:
a) Phê duyệt báo cáo đầu tư:
UBND Tỉnh ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt báo cáo đầu tư các công trình thuộc dự án đầu tư đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là đầu mối tiếp nhận báo cáo đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định về chuyên môn của các phòng, ban liên quan thuộc huyện (Khi cần thiết có thể lấy ý kiến thỏa thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở quản lý chuyên ngành) trước khi trình UBND huyện phê duyệt.
b) Phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và Dự toán công trình:
- Các công trình được quy định tại Khoản a Mục 2 Điều 7 :Giao Sở Xây dựng và Sở quản lý chuyên ngành tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt hồ sơ TKKT và Dự toán công trình.
Các công trình được quy định tại Khoản b Mục 2 Điều u; Phòng Công nhiệp Giao thông – Xây dựng hoặc Phòng Kinh tế – Kỹ thuật huyện thẩm định thuê hoặc thuê tổ chức tư vấn có pháp nhân để thẩm định Hồ sơ thiết kế – Dự toán công trìnnh (Khi cần thiết có thể lấy ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành) trước khi trình UBND huyện phê duyệt.
Điều 8: Thực hiện đầu tư
Ban QLDA huyện lập kế hoạch triển khai xây dựng CTHT ở xã trình Chủ tịch UBND huyện quyết định. Việc thực hiện đầu tư được quy định như sau:
1. Các công trình do xã tự làm và tự đảm nhận: Ban QLDA huyện có trách nhiệm hướng dẫn và trợ giúp kỹ thuật cho các xã thực hiện.
2. Các công trình không do xã tự làm:
a) Các công trình có mức vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên 500 triệu đồng: Thực hiện quản lý theo cơ chế hiện hành và đấu thầu theo quy định.
b) Các công trình có mức vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước dưới 500 triệu đồng: UBND huyện quyết định chỉ định thầu sau khi xem xét đề nghị của BQLDA và ý kiến thẩm định của Phòng Tài Chín – Kế hoạch huyện.
3. Các đơn vị thi công khi tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu phải cam kết bằng văn bản về kế hoạch sử dụng vật tư, lao động tại địa phương.
4. Đối với các công trình không do xã tự làm, khi thực hiện công trình, xã phải cử đại diện Ban Giám sát xã tham gia theo dõi thi công công trình.
Điều 9: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Việc nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng được quy định như sau:
1. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm:
Chủ đầu tư dự án, Trưởng ban QLDA, các phòng liên quan thuộc huyện, UBND xã, Ban giám sát xã đơn vị tư vấn – thiết kế, đơn vị thi công.
2. Sau khi nghiệm thu, công trình được bàn giao cho xã sử dụng, Ban QLDA phải bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình cho Chủ tịch UBND xã.
II. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Điều 10:
1. Các nguồn vốn Ngân sách TW trong các chương trình quốc gia, nguồn Ngân sách Tỉnh, huyện và các nguồn vốn huy động khác được quản lý thống nhất tại KBNN huyện, Ban QLDA mở tài khoản tại KBNN huyện để theo dõi, quản lý vốn đầu tư cho từng công trình theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.
2. Không được sử dụng vốn đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK cho các mục đích khác.
3. Đối với các nguồn vốn do nhân dân địa phương đóng góp, UBND xã tổ chức thu và quản lý theo quy định tại Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ.
4. Chi phí lập và thẩm định dự án, báo cáo đầu tư, TKKT-ĐT:
Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện đầu tư, quản lý công trình của công trình nào thì tính trong dự toán của công trình đó.
Ngân sách Tỉnh chi cho công tác CBĐT và quản lý dự án, quản lý công trình theo tỷ lệ quy định tương ứng với vốn NS TW và Tỉnh đầu tư hàng năm. Các nguồn vốn đầu tư khác được trích cho các chi phí trên theo tỷ lệ tương ứng với vốn đầu tư.
Trong khi chờ quy định của Bộ XD, tạm thời áp dụng mức thu thẩm định Dự án, thiết kế KT-DT, chi phí đấu thầu như sau:
- Chi phí lập, thẩm định dự án, chi phí đấu thầu thực hiện theo quy định tại Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Mức thu tối thiểu không dưới 100.000 đồng.
- Không thu tiền chi phí thẩm định báo cáo đầu tư.
- Chi phí thẩm định TKKT – Dự toán tính bằng 0,25% so với giá trị dự toán xây lắp được duyệt. Mức thu tối thiểu không dưới 100.000 đồng.
Điều 11: Cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư
1. Các công trình do xã tự làm và tự đảm nhận: được tạm ứng 50% kế hoạch vốn cho công trình và thanh toán theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.
2. Các công trình xã không tự làm được thì thực hiện cấp phát và thanh quyết toán theo quy định tại Thông tư số 416/TTLT ngày 29/4/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uûy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng (nếu nguồn vố thuộc Chương trình 135) và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ (nếu nguồn vốn cho công trình thuộc các chương trình khác).
3. Các công trình hoàn thành phải nghiệm thu, đưa vào sử dụng và thanh quyết toán ngay.
4. Đối với các công trình có nhiều nguồn vốn tham gia, nguồn vốn thuộc cấp nào quản lý thì thực hiện việc quyết toán ở cấp đó. Những công trình do xã tự làm có nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ dưới (Dưới 30% giá trị công trình) thì thực hiện quyết toán với Ban QLDA KBNN huyện và báo cáo cho cấp quản lý nguồn vốn tham gia.
Điều 12: Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK
- Định kỳ hàng quý, Ban QLDA và KBNN huyện thực hiện việc báo cáo cho hệ thống quản lý ngành dọc của mình và các cơ quan tổng hợp liên quan của huyện, Tỉnh về tiến độ thực hiện và tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng CTHT ở các xã NKK.
Hết năm kế hoạch, Ban QLDA lập báo cáo tình hình thực hiện của các dự án thuộc địa bàn quản lý cho UBND huyện (thị), Ban Dân tộc thuộc HĐND, Thường trực Ban chỉ đạo XĐGN và phát triển kinh tế – xã hội và các xã ĐBKK, Sở Kế hoạch và Đầu tư, và các Sở, ngành có liên quan để tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh và Trung ương.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13: UBND các huyện căn cứ quy định trên đây có trách nhiệm đôn đốc Ban QLDA và UBND các xã thực hiện các quy định tại quyết định này. Đồng thời, đôn đốc triển khai thực hiện nhanh, có hiệu quả mục tiêu của Chương trình này.
Điều 14: Các Sở, ngành chức năng của Tỉnh, các phòng ban của các huyện có trách nhiệm hướng dẫn BQLDA và Ban QLCT trong thực hiện và phải dành phần ưu tiên giải quyết nhanh các thủ tục đối với công tác liên quan đến đầu tư xây dụng CTHT ở các xã NKK.
DANH MỤC
XÃ NGHÈO, XÃ KHÓ KHĂN THUỘC KHU VỰC II + III TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 235/1999/QĐ-UB ngày 28/10/1999 của UBND Tỉnh Bình Phước)
STT | Tên xã | Ghi chú |
1 2 3 4
5 6 7 8 9 10
11 12 13 14
15 16
17 18 19 20 | Huyện Bù Đăng Xã Đồng Nai Xã Đặc Nhau Xã Bom Bo Xã Đức Liễu Huyện Bình Long Xã Thanh Phước Xã Phước An Xã Thanh Bình Xã Tân Quan Xã An Khương Xã Minh Long Huyện Phước Long Xã Bù Gia Mập Xã Đắc Ơ Xã Long Hưng Xã Long Bình Huyện Đồng Phú Xã Đồng Tâm Xã Tân Phước Huyện Lộc Ninh Xã Lộc Khánh Xã Lộc An Xã Lộc Thành Xã Lộc Thuận |
Xã đặc biệt khó khăn Xã đặc biệt khó khăn Xã Khu vực III Xã khu vực II
Xã Khu vực II Xã Khu vực II Xã Khu vực II Xã Khu vực III Xã nghèo Xã nghèo
Xã Khu vực III Xã Khu vực III Xã Khu vực III Xã Khu vực III
Xã Khu vực II Xã Khu vực II
Xã nghèo Xã Khu vực III Xã Khu vực III Xã Khu vực III |
DANH MỤC
XÃ BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 235/1999/QĐ-UB ngày 28/10/1999 của UBND Tỉnh Bình Phước
STT | Tên xã | Ghi chú |
1 2
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 | Huyện Phước Long Xã Bù Gia Mập Xã Đắc Ơ Huyện Lộc Ninh Xã Hưng Phước Xã Thiện Hưng Xã Thanh Hòa Xã Tân Tiến Xã Tân Thành Xã Lộc An Xã Lộc Hòa Xã Lộc Tấn Xã Lộc Thiện Xã Lộc Thành |
|