Quyết định số 36/1999/QĐ-UB ngày 27/07/1999 Về Quy định quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 36/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Ngày ban hành: 27-07-1999
- Ngày có hiệu lực: 27-07-1999
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-12-2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1973 ngày (5 năm 4 tháng 28 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-12-2004
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/1999/QĐ-UB | KonTum, ngày 27 tháng 7 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
“VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ điều 41, Luật tổ chức HĐND-UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Chính phủ ) về công tác quản lý khoa học công nghệ.
Căn cứ quyết định số 419/TTg ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa hịc và phát triển công nghệ.
Căn cứ Thông tư Liên tịch bộ số 49/TC-KHCN ngày 01/7/1995 của Bộ tài chính - Bộ khoa học công nghệ và Môi trường quy định chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/1998/TTLT/NTC-BKHCNMT ngày 15/4/1998 hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với nguồn kinh phí thu hồi từ các nhiệm vụ khoa học, công nghệ.
Theo đề nghị của ông Giác đốc Sở khoa học CN và MT;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định về quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
Điều 2: Các ông: Chánh văn phòng HĐND - UBND tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị: Sở khoa học Công nghệ & Môi trường, Sở Tài chính - Vật giá và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂH TỈNH |
QUY ĐỊNH
VẾ QUẢN LÝ VÀ KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo quyết định số 36/1999/QĐ-UB ngày 27/7/1999 của UBND tỉnh)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Các khái niệm chung
a. Chương trình khoa học công nghệ:
Là chương trình mang tính đồng bộ các dự án, đề tài Khoa học – công nghệ thuộc các lĩnh vực như: Điều tra cơ bản, nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ KH-CN, sản xuất thử nghiệm... và biện pháp thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng, của ngành hoặc của tỉnh đã được xác định.
b. Dự án khoa học công nghệ:
Là hình thức nghiên cứu triển khai, nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHCN vào sản xuất và đời sống. Trong dử án có kết hợp triển khai nhiều lĩnh vực hoặc một lĩnh vực trên quy mô lớn ( kề cả nội dung và kinh phí)
c. Đề tài khoa học – công nghệ:
Có tính chất nghiên cứu khoa học độc lập, có mục tiêu chụ thể, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, xã hội hoặc áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống. Một đề tài khoa học phải hội đủ các điều kiện cơ bản như: Tính “mới”, tính tiên tiến, tính hiệu quả (về kinh tế, xã hội, môi trường,...) và tính khả thi.
Điều 2: Đối tượng áp dụng:
Tất cả những chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và ứng dụng Khoa học – Công nghệ triển khai trên địa bàn tỉnh phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương, phục vụ cho việc loập luận cứ khoa học và là động lực cho pháp triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các chương trình, dự án, đề tài Khoa học – công nghệ phải có mục tiêu nội dung nghiên cứu rõ ràng và có hiểu quả, không trùng lặp và phải đăng ký với cơ quan quản lý khoa học công nghệ về kết quả nghiên cứu, địa chỉ và phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu và các tiến bộ KH-CN trên địa bàn tỉnh.
Điều 3: Sở khoa hôc – công nghệ & Môi trường phối hợp với Sở kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ định hướng và hướng dẫn cho các ngành, các cấp hàng năm xây dựng kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng KH-CN vào sản xuất đời sống, trên cơ sở danh mục các đề tài và dự án KH-CN cấp tỉnh, Sở KHCN-MT xem xét tổng hợp gửi Sở kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính - Vật giá để đưa vào kế hoạch. Trình tự lập phân bổ, quyết tóan dự toán chi ngân sách cho hoạt động nhgiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ theo quy định của Bộ tài chính -, Bộ khoa học công nghệ môi trường và kinh phí đựơc UBND tỉnh phê duyệt trong sự nghiệp khoa học – công nghệ của tỉnh hàng năm. Đối với đề tài thuộc phạm vi cấp sở, ngành, cấp cơ sờ thì do kinh phí của sở, ngành, cơ sở tự đầu tư kinh phí thực hiện. Tỉnh có thể sẽ xem xét hổ trợ một phần kinh phí cho các đề tài nghiên cứu cấp ngành, cấp cơ sở thực hiện khi thấy thật cần thiết.
II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH- CN
Điều 4:
Mỗi chương trình dự án, đề tài KH-CN cấp tỉnh có chủ nhiệm hoặc ban chủ nhiệm. Chủ nhiệm ( Hoặc ban chủ nhiệm) chương trình, dự án, đề tài phài có trình độ về chuyên môn ở bậc Cao đẳng, đại học trở lên, có năng lực nghiên cứum, có thời gian và điều kiện để nghiên cứu do Giám đốc ngành chuyên môn hoặc đơn vị giới thiệu, Giám đốc Sở khoa học CN-MT xét và quyết định công nhận. chủ nhiệm đề tài cấp ngành hoặc cấp cơ sở do Giám đốc ngành, thủ trưởng đơn vị cơ sờ quyết định.
Điều 5: Thủ tục đăng ký chương trình, dự án và đề tài.
Các chương trình, đề tài và dự án khoa học – công nghệ cuả tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh phải đăng ký tại Sở khoa học công nghệ - Môi trường (thời gian đăng ký theo tiến độ xây dựng kế hoạch hàng năm). Sở khoa học công nghệ - Môi trường có nhiệm vụ xem xét các đề tài cấp tỉnh để đưa vào danh nục các đề tài triển khai trong năm và thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chính thức đưa vào kế hoạch nhgiên cứu ứng dụnhg khoa học – công nghệ của tỉnh.
Thủ tục đăng ký gồm có: Phiếu đăng ký đề tài và đề cương nghiên cứu khoa hịc do cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài lập; được ngành chủ trì xem xét và đề nghị. Ngoài các chương trình, dự án, đề tài khoa học- công nghệ co các ngành, các cấp đăng ký, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hàng năm Sở khoa học công nghệ - Môi trường tỉnh cò thể tham mưu cho UBND tỉnh xem xét đặt hàng hoặc tổ chức xét tuyển các cơ quan nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học – công nghệ nhằm giài quyết các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 6:
Sau khi được Bộ khoa học côn nghệ môi trường và UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch KH-CN và kinh phí thực hiện trong năm, đối với các chương trình dự án, đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh đã được duyệt, Sở khoa học công nghệ - Môi trường phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các ngành liên quan tổ chức xét duyệt đề cương và dự toán kinh phí, nếu đạt yêu cầu sẽ phê duyệt để tài và thông báo số đăng kýt đề tài, tiến hành ký kết hơp đồng với cơ quan chủ trình và chủ nhiệm đề tài đề thực hiện. Khi chương trình, dự án, đề tài đựơc đưa ra áp dụng , chủ nhiệm đề tài vẫn chịu trách nhiệm và được hưởng quyền lợi theo quy định của Nhà nước. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tạo mọi điều kiện về phương tiện, thời gian để chủ nhiệm và các thành viên ban chủ nhiệm chương trình, đề tài dự án hoàn thành tốt công trình được giao. Sở khoa học công nghệ - Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đề tài theo đề cương được duyệt và hợp đồng đã ký kết. Sở khoa học công nghệ - Môi trường phó6i hợp với Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra việc chi têu các đề tài theo dự toán được duyệg av theo chế độ tài chính của Nhà nước.
Điều 7: Chế độ báo cáo
Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài phải có trách nhiệm lập báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý về nội dung thực hiện, kết quả nghiên cứu và sữ dụng kinh phí. Đồng thời theo định kỳ phải gửi báo cáo về nội dung nghiên cứu ứng dụng, tiến độ thực hiện và quyết toán kinh phí theo định ký 6 tháng và cả năm cho Sở khoa học công nghệ - Môi trường. Thời gian báo cáo 6 tháng chậm nhất là ngày 15/5 và cả năm chậm nhất vào ngày 10/12.
Đối với những trường hợp đặc biệt, chương trình, dự án, đề tài KH-CN triển khai có tính thời vụ, hoặc đặc thù về tiến độ thực hiện, việc thực hiện, báo cáo sẽ được ghi củ thể trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý và cơ quan chủ trì thực hiện và chủ nhiệm chương trình, dự án, đề tài.
Điều 8: về thể thức nghiệm thu và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ:
1. Một chương trình, dự án, đề tài khoa học công nghệ được coi hoàn thành khi:
- Đã được Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý ( hoặc cơ sở đặt hàng) nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu ( đạt mức trung bình trở lên).
- Có báo cáo tóm tắt và báo cáo chính đã hoàn chỉnh ( kèm theo ácc bản biểu thuyết minh, sơ đồ, bản đồ, phụ lục), kết quả nghiên cứu và ứng dựng và báo cáo quyết toán, nộp phần kinh phí thu hồi ( nếu có) cho cơ quan quản lý. Nếu chương trình, dự án, đề tài kết thúccó thể chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất đời sống thì phải kèm theo văn bản hướng dẫn về quy trình, nội dung, đối tượng phạm vi điều kiện áp dụng cụ thể.
2. Thể thức đánh giá nghiệm thu chương trình, dự án, đề tài.
Việc đánh giá nghiệm thu chương trình, dự án, đề tài theo 2 bước:
- Bước 1: Nghiệm thu cấp cơ sở: Sau khi công trình nghiên cứu khoa học- công nghệ đã kết thúc phải tổ chức Hội đồng tiến hành đánh giá nghiệm thu trong nội bộ cơ quan chủ trì hoặc cơ quan chủ quản. Thành phần hội đồng nghiệm thu do cơ quan tổ chức nghiệm thu quy định ( Thành phần gồm có: Chủ tịch hội đồng, Thư ký Hội đồng, các thành viên phản biện và thành viên Hội đồng). Phương thức nghiệm thu bằng bỏ phiếu kín. Sau khi ngiệm thu cấp cơ sở trong thời hạn 10 ngày cơ quan chủ trì ( Hoặc hôi đồng nghiệm thu) phải nộp cho Sở khoa học công nghệ - Môi trường tỉnh:
+ Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở
+ Báo cáo tóm tắt và báo cáo chính kết quả nghiên cứu (như ở khoản 1 điều 8)
+ Báo cáo quyết toán, nộp kinh phí thu hồi ( nếu có)
+ Phiếu đăng ký nghiên cứu khoa học – công nghệ
- Bước 2:Chương trình, dự án, đề tài cấp nào quản lý thì cấp đó ra quyết định thành lập hôị đồng nghiệm thu. Chương trình, dự án, đề tài thuộc cấp tỉnh quản lý do chủ tịch UBND tỉnh (Hoặc phó chủ tịch UBND tỉnh) ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu hoặc ủy nhiệm cho Giám đốc Sở khoa học công nghệ - Môi trường tỉnh ra quyết định. Hội đồng nghiệm thu gồm có:
+ 01 chủ tịch Hội đồng
+ 01 thư ký
+ Các thành viên Hội đồng ( Trong đó ít nhất có 2 thành viên phản biện). Thành viên Hội đồng bào gồm: Thành viên các Ban của Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh có liên quan, thành viên của cơ quan quản lý đề tải, cơ quan chủ quản, các ngành, các chuyên gia về lĩnh vực này.
Số lượng thành viên Hội đồng bao gồm từ 5 – 7 người hoặc nhiều hơn, nhưng không quá 11 người tùy theo quy mô, mức độ liên quan của đề tài tới các lĩnh vực, các ngành, địa phương...
3. Phương thức đánh giá: Đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín và phải được tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu ( từ mức trung bình trở lên).
Việc khiếu nại đánh giá lại phải có đơn gửi cơ quan quản lý KH-CN tỉnh xem xét. Nếu đánh giá lại phải tiến hành trong 20 ngày kể từ khi có đơn khiếu nại.
4. Đối với những đề tài đã nghiệm thu, được kết luận có thể đưa vào ứng dụng, thì cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai ứng dụng trong thực tế; được hưởng các quyền lợi theo quy định của Nhà nước và phải có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kết quả ứng dụng theo định kỳ hàng năm cho Sở khoa học công nghệ - Môi trường đến 2 năm sau kể từ khi công trình được nghiệm thu. Khi xét thấy cần thiết Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đưa vào ứng dụng thì cơ quan chủ trì đề tài phải có tờ trình kèm theo các thủ tục đăng ký để Sở khoa học công nghệ - Môi trường xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học ( Hoặc xin vay vốn với lãi suất ưu đãi) để đưa vào ứng dụng dưới dạng đề tài ( hoặc dự án) sản xuất thử hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để đưa vào sãn xuất đời sống.
5. Nghiêm cấm việc đưa vào áp dụng ở auy mô đại trà đốivới những sự án và đề tài công trình nghiên cứu chưa được cấp có thẩm quyền nghiệm thu đánh giá và cho áp dụng. Đối với các chương trình, dự án, đề tài không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nội dung đề cương đã được duyệt, không đạt yêu cầu, không nghiệm thu đựơc thì phải hoàn trả kinh phí cho Nhà nước hoặc phải thực hiện lại ( nếu xét thấy hết sức cần thiết) và bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH-CN VÀO SẢN XUẤT ĐỜI SỐNG:
Điều 9: Các cơ quan nghiên cứu triển khai, các cơ sở xản xuất, kiNgọc hồi doanh, đào tạo... Các thành phần kinh tế có quyền chủ động thiết lập liên doanh,liên kết đề ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ ( được kết luận trong tỉnh, trong nước và ngoài nước) vào sản xuầt và đời sống.
Điều 10: Các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh được quy định quyền sử dụng nguồn vốn tự có hoặc coi như tự có, bao gồm: Vốn được cấp phát, vốn khấu hao cơ bản đề lại xí nghiệp, quỹ đầu tư và phát triển sản xuất, vốn liên doanh, liên kết, tài trợ, vốn vay.... vào các hoạt động chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh theo hình thức chi trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng, hay đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu triển khai, các nhà khoa học thực hiện. Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ đăng ký hoặc hợp đồng triển khai các dự án, đề tài KH-CN, hợp đồng chuyển giao công nghệ được duyệt để xét cho đơn vị vay với chế độ lãi suất ưu đãi theo quy định của Nhà nước để đổi mới công nghệ và đưa tiến bộ KH-CN vào sản xuất đời sống.
Kinh phí nghiên cứu KH-CN của tỉnh, hoặc Trung ương chỉ giải quyết hỗ trợ một phần để triển khai áp dũng tiến bộ khoa học – công nghệ, khi xét thấy hết sức cần thiết để giải quyết những vấn đề cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trường hợp này cơ quan chủ trì phải xây dựng dữ án ( hoặc đề tài) ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông qua cấp quản lý phê duyễt để triển khai, đồng thời thực hiện chế độ quản lý trong quá trình thực hiện cho đến khi kết thúc như quy định của một đề tài nghiên cứu.
Điều 11: Thuế và lợi nhuận
1. Khuyến khích các cơ sở sản xuất nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ. Nhà nước giảm thuế lợi tức đối với các sản phẩm dựa trên công nghệ mới, miễn thuế lợi tức đối với các dịch vụ KH-CN hoặc tiết kiệm do đồi mới công nghệ những năm tiếp theo do phần đầu tư này mang lại.
2. Phần lợi nhuận thu thêm trong hai năm áp dụng triển khai được phân chia như sau:
- 10% cho tác giả
- Từ 1—20% trả cho cơ quan, tập thể hoặc cá nhân chuyển giao áp dụng KH-CN.
- Phần còn lại được đưa vào quỹ cơ sở theo chế độ hiện hành.
3. Nếu tiến bộ KH-CN chuyển giao cho các cơ sở sản xuất kinh doanh theo các hợp đồng thì phân chia lợi nhuận theo hợp đồng ký kết đúng thwo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Nếu tiến bộ KH-CN được cơ quan nghiên cứu triển khai chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình vào sản xuất theo hợp đồng liên kết, ngoài áp dụng như điểm 1; điểm 2 của điều này thì lợi nhuận thu thêm được phân chia như sau:
- 2-% nộp ngân sách Nhà nước
- 30% nộp vào quỹ phát triển KH-CN cơ sở
- 50% trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi của cơ quan, trong đó quỹ khen thưởng chiếm khỏang 2/3 ( Thông tư Liên bộ số 18-T/LB ngày 29/5/1989 của Bộ tài chính - Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước ( nay là Bộ khoa học – CNMT)
IV. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
Điều 12:
1. Chương trình, dự án, đề tài thuộc cấp nào thì cấp đó giải quyết kinh phí, trường hợp đặc biệt cần thiết, cơ qua quản lý cấp trên có thể giài quyết hỗ trợ mộg phần kinh phí để thực hiện. Kinh phí chương trình, dự án, đề tài KH-CN được sử dụng từ các nguồn:
+ Kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ hoặc sự nghiệp kinh tế của tỉnh, ngành.
+ Kinh phí từ các chương trình quốc gia cấp úy nhiệm chi thông quan Sở Tài chính - Vật giá
+ Quỹ phát triển khoa học công nghệ
+ Quỹ đầu tư và phát triển sản xuất
+ Kinh phí do ký kết hợp đồng
+ Vốn huy động trong nhân dân
+ Vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi
+ Trích tỷ lệ 2 – 3% tổng kinh phí đối với chương trình, dự án, phát triển kinh tế - xã hội và 3 – 5% tổng kinh phí đối với các công trình xây dựng cơ bản để chi cho công tác điều tra, nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và nghiên cứu ứng dụng Khoa học – Công nghệ để thực hiện các chương trình dự án đó
+ Nguồn kinh phí đầu tư nước ngoài
+ Nguồn khác
Về nguồn kinh phí phải đáp ứng yêu cầu theo thời gian tiến độ của chương trình ứng dụng đề tài khoa học – công nghệ.
Việc quản lý và sự dụng kinh phí phải chấp hành ngiêm chỉnh các chế độ tài chính của Nhà nước quy định. Khi phân bổ kinh phí cho các chương trình, dự án, đề tài phải được tíh toán trên cơ sở chi tiết được Sở khoa học công nghệ - Môi trường, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá và các ngành liên quan khác (nếu cần thiết) thẩm định.
Kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ tuyệt đối chỉ được sử dụng vào các khoản cần thiết cho việc thực hiện đề tài theo quy định của Nhà nước, cấm không được bổ sung vào nguồn vốn xây dựng cơ bản trang bị cho đơn vị. Đối với những đơn vị không đảm bảo yêu cầu cơ sở về vật chất kỹ thuật sẽ không giao nhiệm vụ trừ trường hợp đặc biệt.
3. Trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc chương trình, dự án, đề tài, đối với những chương trình dự án, đề tài do tỉnh cấp kinh phí nếu có thu hồi kinh phí thì phần thu hồi kinh phí sẽ được Sở khoa học công nghệ - Môi trường cùng Sở Tài chính - Vật giá xem xét trên cơ sở thực tế để bổ sung dcho quỹ phát triển khoa học – công nghệ tỉnh. Riêng đối với các đề tài, dự án sản xuất thử - thử nghiệm nếu có kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH-CN Nhà nước hỗ trợ thì thực hiện thu hồi từ 80-100% kinh phí đầu tư ( đối với những trường hợp đặc biệt có thể xét quy định mức thu hồi thấp hơn nhưng không dưới 50% mức kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp).
Điều 13: Chế độ phụ cấp và kinh phí quản lý
+ Căn cứ vào nội dung, tính chất và điều kiện kinh phí chương trình, dự án, đề tài thuộc cấp nào thì do cấp đó trích phụ cấp kinh phí cho chủ nhiệm chương trình, dự án đề tài và các thành viên tham gia với mức từ 2 – 7% trong tổng kinh phí của chương trình, dự án, đề tài và tùy theo nội dung khoa học và quản lý công trình.
+ Trích từ 5 – 10% tổng kinh phí đầu tư của các chương trình, dự án, đề tài khoa học – công nghệ cấp tỉnh để phục vụ cho công tác quản lý và chi khác theo quy định của Nhà nước (như kiểm, tổ chức đánh giá nghiệm thu, khen thưởng cá nhân và tập thể đề tài, phố biến kết quả ứng dụng...)
Điều 14: Định mức chi cho cac hoạt động nghiên cứu triển khai (có phụ lục kèm theo).
V. QUY ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ:
Điều 15: Khen thưởng
1. Thưởng cho các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu triển khai ứng dụng được đánh giá xếp loại xuất sắc. Chương trình, dự án, đề tài cấp quản lý thì cấp đó xét thưởng kịp thời trong năm kết thúc. Nguồn kinh phí lấy từ kinh phí nghiên cứu khoa học hoặc quỹ phát triển khoa học tỉnh.
2. Những công trình gnhiên cứu khoa học – công nghệ xuất sắc được đề nghị xét khen thưởng ở cấp tỉnh, do Hội đồng khoa học – công nghệ tỉnh và Sở khoa học công nghệ - Môi trường xét đề nghị và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về mức thưởng và hình thức khen thưởng và đối với những công trình khoa học đề nghị lên ngành cấp trên khen thưởng hoặc đề nghị cấp bằng lao động sáng tạo thì Hội đồng khoa học – công nghệ tỉnh, Sở khoa học công nghệ - Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh hoặc trực tiếp đề nghị ngành trên khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Nếu tác giả có nhu cầu bảo hộ công tèinh, những công trình nghiên cứu xuất sắc, những sáng chế sẽ được bảo hộ sở hữu trí tuệ tỵai Cục sở hữu công nghiệp.
3. Thưởng cho tập thể và các cá nhân cán bộ KHG-CN đã thành công trong việc chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH-CN vào sản xuất đời sống có hiệu quả rõ rệt, mức thưởng do cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và quyết định. Nguồn thưởng lấy từ quỹ phát triển KH-CN của đơn vị hoặc quỹ phát triển khoa học – công nghệ tỉnh.
Điều 16: Xử phạt.
Những sai phạm sau đây sẽ bị xử phạt trong hoạt động khoa học – công nghệ:
- Tự ý bỏ dở đề tài, dự án không có lý do chính đáng, trong khi đã ký hợp đồng nhận kinh phí do ngân sách hoặc cơ quan đặt hàng cấp.
- Vi phạm hợp đồng triển khai bị xử phạt và bị thu hồi toàn bộ kinh phí đã được cấp phát và được tính như mức vay hiện hành của ngân hàng (theo thời gian từ khi nhận kinh phí đến khi thu hồi).
- Vi phạm quản lý trang thiết bị vật tư, gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tài sản công dân trong quá trình tiến hành hoạt động nghiên cứu triển khai.
- Vi phạm chế độ tài chính.
- Và các hành vi, vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Những sai phạm trên đây tùy theo mức độ nặng nhẹ, được áp dụng theo các mức độ từ xử phạt hành chính, khiển trách, cảnh cáo, buội thôi việc, bồi thường thiệt hại vật chất đến truy tố trước pháp luật.