cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 55/1999/QĐ-UB ngày 13/07/1999 Qui định tổ chức "mạng lưới" bảo vệ thực vật (BVTV) cơ sở tại các xã ngoại thành Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 55/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 13-07-1999
  • Ngày có hiệu lực: 13-07-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-05-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3608 ngày (9 năm 10 tháng 23 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 29-05-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 29-05-2009, Quyết định số 55/1999/QĐ-UB ngày 13/07/1999 Qui định tổ chức "mạng lưới" bảo vệ thực vật (BVTV) cơ sở tại các xã ngoại thành Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 Về tổ chức và hoạt động của nhân viên bảo vệ thực vật tại các xã, phường, thị trấn nơi có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 55/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN: QUI ĐỊNH TỔ CHỨC "MẠNG LƯỚI" BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV) CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm định Thực vật;
- Căn cứ Quyết định số 706/NN - BVTV/QĐ ngày 18.12.1993 của Bộ Nông nghiệp và CNTP (nay là Bộ NN và PTNT) qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Xhi cục BVTV tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tổ chức mạng lưới BVTV ở cơ sở sản xuất nông nghiệp;
- Xét đề nghị cảu Liên sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính - Vật giá tại Tờ trình số 550/TT - LS ngày 28.5.1999 và ý kiến của Ban tổ chức Chính quyền Thành phố v /v ban hành bản: Qui định tổ chức " mạng lưới" BVTV cơ sở tại các Xã ngoại thành Hà Nội.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui định định tổ chức" mạng lưới" BVTV cơ sở tại các xã ngoại thành Hà Nội.

Điều 2: Quyết đinh này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các qui định trước đây của UBND thành phố, trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính - vật giá; Thương mại, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố. Chi cục trưởng các Chi cục: BVTV Hà Nội, Quản lý thị trường Hà Nội, Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các ngành, cấp, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Ngọc Cừ

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC "MẠNG LƯỚI" BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV) CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-UB ngày 13/7/1999 của UBND Thành phố)

Điều 1: Tại mỗi xã, bố trí một kỹ thuật viên có trình độ Đại học hoặc Trung cấp về chuyên ngành: trồng trọt, BVTV nhằm giúp UBND xã trong lĩnh vực BVTV, theo qui định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật trên địa bàn xã.

Điều 2: Nhiệm vụ của Kỹ thuật viên BVTV tại xã:

- Lập, đề xuất với UBND xã việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phương án tổ chức công tác BVTV trên địa bàn xã.

- Điều tra, phát hiện và theo dõi tình hình, diễn biến sâu bệnh trên các lợi cây trồng tại địa phương; đồng thời hướng dẫn HTX nông nghiệp, hộ nông dân trên địa ban xã thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và bảo vệ môi trường.

- Giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức các buổi tập huấn tuyên truyền về các sử dụng thuốc BVTV, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các HTX nông nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trong việc phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt đối với các loại rau, quả... có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, theo sự chẻ đạo trực tiếp của trạm BVTV huyện; đồng thời tham gia kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm điều lệ quản lý thuốc BVTV.

- Tham mưu giúp UBND xã v /v về đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hành nghề kinh doanh thuốc BVTV cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV tại địa phương theo qui định hiện hạnh của Phát luật.

Điều 3: Quyền hạn của Kỹ thuật viên BVTV tại xã:

- Được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật về nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác BVTV.

- Cùng tham gia với các cơ quan chức năng Nhà nước trong công tác kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật cảu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã; đồng thời được phổ biến tình hình sâu bệnh tại địa phương và các chr trương, chính sách Nhà nước về lĩnh vực BVTV.

- Đề xuất với Chính quyền xã và cơ quan BVTV tại địa phương về hướng xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt đối với những cây rau, quả, thực phẩm có ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng; đồng thời giới thiệu, đề nghị khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Pháp lện Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật, bảo vệ môi trường sinh tái tại địa phương.

Điều 4: Kỹ thuật viên BVTV tại xã, do UBND xã giới thiệu, đề nghị với Trạm BVTV huyện. Sau khi xem xét, đối chiếu tiêu chuẩn qui đinh tại điều 1, trạm BVTV huyện báo cáo và đề nghị Chi cục BVTV Hà Nội xưm xét và ký kết hợp động lao động theo qui địn của Luật Lao động.

Điều 5: Kỹ thuật viên BVTV tại xã thực hiện chế độ báo cáo, có sự giám sát của UBND xã và sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của trạm BVTV huyện. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi, dự tính, dự báo tình hình, diễn biến sâu bệnh hại theo chỉ đạo cảu Trạm BVTV huyện, thực hiện báo cáo định kỳ (7 ngày /lần) hoặc báo cáo đột xuất và đề xuất phương án xử lý khi có dịch sâu bệnh xẩy ra; đồng thời tham gia các buổi họp giao ban với UBND xã và Trạm BVTV huyện về công tác BVTV tại địa phương.

Điều 6: Kỹ thuật viên BVTV tại xã được hưởng phụ cấp từ Ngân sách Thành phố với định mức: 100.000 đ (một trăm ngàn đồng)/ người/tháng. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động của các Kỹ thuật viên BVTV tại xã được ghi trong dự toán Ngân sách hàng năm của sở Nông nghiệp và PTNT, cấp trực tiếp cho Chi cục BVTV Hà Nội chịu trách nhiệm quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Điều 7: UBND xã có trách nhiệm chủ động phối hợp trực tiếp với trạm BVTV huyện trong công tác quản lý, sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi để Kỹ thuật viên BVTV tại xã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 8: Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm phối hợpvới UBND các huyện và các ngành liên quan chỉ đạo, đôn đốc Chi cục BVTV Hà Nội thực hiện nghiêm túc Quyết định này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc về Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố xem xét, giải quyết.

Điều 9: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

- Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Pháp lện Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật, Quyết định số 4375/QĐ-UB ngày 12.11.1997 của UBND Thành phố v /v ban hành bản quy định về quản lý, kinh doanh, sản xuất, gia công và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn Hà Nội, sẽ được xem xét, đề nghị khen thưởng.

- Các tổ chức, cá nhân lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm hay bao che cho những người vi phạm, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định hiện hành của Pháp luật.