cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1845/1999/QĐ-BYT ngày 17/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1845/1999/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 17-06-1999
  • Ngày có hiệu lực: 02-07-1999
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-08-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5521 ngày (15 năm 1 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-08-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-08-2014, Quyết định số 1845/1999/QĐ-BYT ngày 17/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 3005/QĐ-BYT ngày 13/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1845/1999/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 1999 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CỤC, VỤ, VIỆN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/02/1999 về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế,
Căn cứ Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Mọi quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế Dự phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng và các Viện khu vực, Giám đốc Sở Y tế các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 4,
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng,
(để báo cáo)
- Lưu Cục QLTP,
- Lưu PC,
- Luu trữ.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
 



Nguyễn Văn Thuởng

QUY ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CỤC, VỤ, VIỆN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1845/1999/QĐ-BYT ngày 17 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chỉ đạo công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều 2. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

Phần 2:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CỤC, VỤ, VIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: 

Điều 3. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 - Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 4. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Sở Y tế Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Điều 5. Phối hợp với các Vụ, Cục, Thanh tra của Bộ Y tế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy định này.

I. TRÁCH NHIỆM CỦA VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Điều 6. Vụ Y tế dự phòng phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc xây dựng phương hướng, phương án kế hoạch công tác y tế dự phòng trong lĩnh vực quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để đề phòng ngộ độc thực phẩm.

Điều 7. Vụ YTDP phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc quản lý thông tin và hưỡng dẫn xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm trong cả nước.

Điều 8. Vụ YTDP phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc nâng cao năng lực kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho Trung tâm YTDP các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC VIỆN

Điều 9. Viện dinh dưỡng và các Viện khu vực giúp Cục thực phẩm thực hiện các vấn đề về chuyên môn kỹ thuật có liên quan đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và xây dựng các quy định tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 10. Viện Dinh dưỡng và các Viện khu vực phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm làm công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng thực phẩm theo Quyết định số 1369/BYT- QĐ ngày 17 tháng 07 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 11. Viện Dinh dưỡng là nơi kiểm nghiệm cao nhất của Bộ Y tế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi có tranh chấp.

Điều 12. Viện Dinh dưỡng và các Viện khu vực phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức các lớp học, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố, cụ thể là: Viện Dinh dưỡng đảm bảo cho các tỉnh phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đảm bảo cho các tỉnh miền Trung; Viện VSDT Tây Nguyên đảm bảo cho các tỉnh Tây Nguyên và Viện Vệ sinh và Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo cho các tỉnh Nam bộ.

Điều 13. Viện Dinh dưỡng và các Viện khu vực phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức giám sát, kiểm tra, tham gia các đoàn thanh tra công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và triển khai công tác giáo dục, truyền thông, nâng cao kiến thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng theo khu vực đã phân công như trên.

Phần 3:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 14. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời.