Quyết định số 151/1998/QĐ-UB ngày 09/12/1998 Về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bình Phước (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 151/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Ngày ban hành: 09-12-1998
- Ngày có hiệu lực: 09-12-1998
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 06-06-2001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 910 ngày (2 năm 6 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 06-06-2001
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/1998/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 09 tháng 12 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC “BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH PHƯỚC”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đối) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Quyết định số 80/1998/QĐ-TTg ngày 09/04/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập BCN chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và Quyết định số 745/QĐ-TTg ngày 21/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung thành viên BCN chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo;
- Căn cứ Quyết định số 85/1998/QĐ-UB ngày 10/07/1998 của UBND Tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Tỉnh Bình Phước;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở LĐ-TBXH của Tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1: Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Tỉnh Bình Phước”.
ĐIỀU 2: UBND các huyện căn cứ quy chế này xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở cấp mình cho phù hợp.
ĐIỀU 3: Ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND Tỉnh, các thành viên BCĐ xóa đói giảm nghèo của Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/1998/QĐ-UB ngày 9 tháng 12 năm 1998)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1: Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo gốm các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo, điều hành và quản lý của UBND Tỉnh và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo Trung ương.
Trong việc chỉ đạo thực hiện, Trưởng Ban chỉ đạo XĐGN được sử dụng con dấu của UBND Tỉnh, Ban chỉ đạo XĐGN được sử dụng tài khoản của SỞ Lao động – TB&Xh và được mở tài khoản tại ngân hàng (hoặc Kho bạc) theo đúng thể thức quy định.
ĐIỀU 2: Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND Tỉnh vế toàn bộ hoạt động của Ban trong phạm vi Tỉnh. Giúp việc cho Trưởng ban có 2 Phó ban. Các Phó ban được Trưởng ban chỉ đạo phân công phụ trách công việc của Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.
Trưởng ban chỉ đạo là chủ tài khoản, được ủy nhiệm cho Phó ban trực ký thay.
ĐIỀU 3: Các thành viên BCĐ có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình đã đề ra theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tấp thể Ban chỉ đạo quyết định toàn bộ các nội dung, họat động của chương trình. Trưởng ban chỉ đạo và các Phó ban có trách nhiệm đìều hành công việc theo các nội dung mà Ban chỉ đạo đã có nghị quyết. Trưởng ban và Phó ban trực có quyền chỉ đạo công việc phát sinh đột xuất và sau đó báo cáo cho tập thể Ban chỉ đạo xem xét.
ĐIỀU 4: Giúp việc cho BCĐ để giải quyết công việc hàng ngày và có văn phòng giúp việc Ban chỉ đạo XĐGN, do 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động – TB&XH phụ trách.
Tổ chuyên viên văn phòng giúp việc gồm:
- Sở Lao động – TB&XH: 02 người.
- Các Sở, ban, ngành: Mỗi Sở cử 01 người (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Di dân Định canh định cư, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính – Vật giá, Sở Y tế, Sở Giáo dục – Đào tạo, Ngân hàng phục vụ người nghèo).
Cán bộ, chuyên viên Văn phòng Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiệm nhiệm, thành phần kiêm nhiệm phải là Trưởng hoặc Phó Phòng nghiệp vụ Sở, ngành. Đồng thời là người giúp Giám đốc các ngành thực hiện dự án của ngành.
Chương II
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO
ĐIỀU 5: Chức năng của BCĐ là tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của chương trình xóa đói giảm nghèo Tỉnh Bình Phước được đề ra trong Nghị quyết của BCH Tỉnh Đảng bộ, chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết TW, Nghị quyết HĐND Tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
ĐIỀU 6: Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác nhằm tổ chức thực hiện có kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo của Tỉnh. Chương trỉnh công tác của BCĐ xóa đói giảm nghèo gồm có chương trình tháng, quý, 6 tháng, năm.
Nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Vận động tuyên truyền sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình và tích cực tham gia thực hiện chương trình.
- Tổ chức điều tra thực trạng mức sống của các hộ dân cư, tổ chức xây dựng các phương án kế hoạch để thực hiện mục tiêu của chương trình đúng theo các chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Vận động và huy động nguồn vốn để xây dựng quỹ XĐGN. Nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo là tập hợp của nhiều nguồn: nguồn cho vay xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo, nguồi cho vay tín dụng phục vụ xóa đói giảm nghèo của các ngân hàng, nguồn vốn 327 và nguồn di dân định canh định cư, sử dụng nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vận động trong nhân dân.
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ ở những vùng nghèo, xã nghèo, vùng đồng bài dân tộc về giáo dục văn hóa, bảo vệ sức khỏe, dạy nghề hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư, đầu tư hỗ trợ cây con giống có năng suất cao.
- Đề xuất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện nước, chợ, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
2. Quản lý và sử dụng quỹ xóa đói giảm nghèo chặt chẽ, đúng mục đích và có hiệu quả.
3. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tố chức thực hiện của BCĐ xóa đói giảm nghèo các Huyện.
4. Kêu gọi, vận động các nhà đầu tư nhằm đầu tư xây dựng phát triển kinh tế trong vùng và đầu tư khoa học kỹ thuật hỗ trợ người dân trong Tỉnh.
5. Làm đầu mối để tập hợp các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ cho mục đích phát triển kinh tế trong Tỉnh.
6. Kiến nghị xây dựng những dự án phục vụ cho chương trình XĐGN để UBND Tỉnh quyết định.
Chương III
PHÂN CÔNG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
ĐIỀU 7: BCĐ XĐGN thống nhất phân công các thành viên trong BCĐ thành hai tiểu ban. Cụ thể như sau:
1. Sở Lao động – TB&XH là Phó ban trực đồng thời là Tổ trưởng tiểu ban thực hiện việc đầu tư trợ giúp trực tiếp các vùng, hộ nghèo.
a) Phó ban trực chịu trách nhiệm:
- Tổng hợp chương trình kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm kế hoạch trung hạn, dài hạn (dựa trên cơ sở kd61 hoạch của các Ban ngành thành viên Ban chỉ đạo), chủ động tham mưu triển khai thực hiện các kế hoạch và chương trình ấy, đồng thời giúp cho Trưởng ban báo cáo định kỳ cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và BCĐ TW.
- Phối hợp với Phó ban và các thành viên trong BCĐ giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực của chương trình XĐGN.
- Hướng dẫn các huyện lập chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện chương trỉnh theo chủ trương của BCĐ Tỉnh.
- Tổ chức tập huấn nâng trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp, xuất bản các tài liệu tập huấn.
Các thành viên của tiểu ban thực hiện việc đầu tư trợ giúp trực tiếp gồm:
+ Sở Tài chính – Vật giá.
+ Sở Kế hoạch – Đầu tư.
+ Sở Giao thông – Vận tải.
+ Sở Xây dựng.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
+ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường.
+ Sở Địa chính.
+ Sở Thương mai Du lịch.
+ Sở Y tế.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Cục Thống kê.
+ Chi cục định canh định cư.
+ Hội đồng liên minh các HTX.
+ Ngân hàng phục vụ người nghèo và cá ngân hàng có chương trình tín dụng phục vụ xóa đói giảm nghèo.
b) Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong tiểu ban:
1) Sở Tài chánh Vật giá: có trách nhiệm làm tham mưu cho BCĐ trình UBND Tỉnh quyết định trích ngân sách hàng năn bổ sung quỹ xóa đỏi giảm nghèo. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nguồn ngân sách được trích và nguồn vận động rộng rãi trong nhân dân cho quỹ xóa đói giảm nghèo.
2) Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu bố trí vốn đầu tư ưu tiên kịp thời các nguồn vốn đầu tư cho các vùng nghèo, xã nghèo, đặc biệt quan tâm vùng căn cứ cách mạng và vùng đồng bào dân tộc ít người. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia vài chương trình xóa dói giảm nghèo.
3) Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng: tùy theo chức năng, tập trung tạo các điều kiện trợ giúp cho vùng nghèo, xã nghèo, xây dựng 6 cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo.
4) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tổ chức các lớp hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo thành đạt. Tổ chức cán bộ tự nguyện hướng dẫn người nghèo trực tiếp và thường xuyên. Thông tin, tuyên truyền về các cách làm ăn trên các kênh thông tin đại chúng.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo trong hệ thống ngành thực hiện ưu đãi về khuyến nông, khuyến ngư, cây giống, con giống, công cụ lao động sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh.
5) Sở Khoa học Công nghệ: Tổ chức nghiên cứu xây dựng dự án khoa học phục vụ cho sản xuất và chuyển giao những công nghệ mới phù hợp.
6) Sở Địa chính: tham mưu đề xuất các phương án giải quyết đất sản xuất cho những hộ nghèo thiếu đất hoặc không có đất.
7) Sở Thương mại Du lịch: đề xuất xây dựng chợ liên ấp, liên xã… Tạo các điều kiện thông thương hàng hóa, thực hiện đấy đủ chính sách trợ giá cho hộ nghèo, vùng nghèo và vùng đồng bào dân tộc.
8) Chi cục định canh định cư: tham mưu thực hiện chương trình hộ trợ đồng bào nghèo đặt biệt là đồng bào dân tộc trong phạm vi nguồn vốn quản lý.
9) Hội đồng liên minh các HTX: xây dựng chương trình, tổ chức các hình thức hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nghèo nhằm đem lại kết quả cao trong lao động sản xuất.
10) Ngân hàng phục vụ người nghèo: và các ngân hàng có chương trình tín dụng cho xoá đói giản nghèo, có kết hợp và chỉ tiêu cho vay cho xoá dói giảm nghèo, thường xuyên theo dõi đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn.
11) Cuộc thống kê: triển khai điều tra, đánh giá đúng thực trạng đói nghèo của Tỉnh. Đản bảo cung cấp đầy đủ và phân tích tỉ các thông tin về hộ đói nghèo, vùng nghèo: đáp ứng yêu cầu chương trình xoá đói giảm nghèo.
12) Sở Y Tế: tham mưu với UBND Tỉnh về dự án mua thẻ BHYT cho người nghèo, cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh, giảm phí cho người nghèo, phát triển các hình thức khám chữa ưu đải cho người nghèo.
13) Sở Giáo Dục: tham mưu việc giảng hoặc miễn học phí, tiền xây dựng đối với học sinh, sinh viên nghèo. Học bỏng ưu đải đối với học sinh, sinh viên nghèo: Hổ trợ công cụ, sách giáo khoa cho học sinh nghèo.
- Ngoài nhiện vụ phó ban trực theo phân công. Sở Lao động – TB & XH còn phải thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, dạy nghề và giải quyết việc làm theo chức năng của ngành.
2. Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh là phó ban đồng thời là tổ trưởng tiểu ban giáo dục, tuyên truyền và vận động thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
a. Phó ban chịu trách nhiệm:
- Xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận động.
(Trên cơ sở kế hoạch của các ban, ngành. Toàn thể thành viên BCĐ) chủ động thực hiện chương trình kế hoạch một cách thường xuyên lên tục trên phạm vi rộng – kể cả trong và ngoài tỉnh, các Tổ chức nhân đạo và từ thiện Quốc Tế.
Hướng dẫn và theo dõi đôn đốc BCĐ các huyện thực hiện dạy công tác giáo dục tuyên truyền vận động thưc hiện chương trình.
Các thành viên của tiểu ban giáo dục tuyên truyền vận động gồm:
+ Văn hoá xã hội (HĐND)
+ Ban dân tộc (HĐND)
+ Hội Cự chiến binh
+ Hội Nông dân
+ Liên đoàn lao động
+ Hội Liên hiệp phụ nữ
+ Tĩnh đoàn TNCS HCM
+ Sở Văn hoá Thông tin
+ Đài phát thanh Truyền hình
b) Nhiệm vụ của các thành viên trong tiểu ban:
1) Ban Văn hoá Xã hội và Ban Dân tộc HĐND: Đề xuất xây dựng Nghị quyết, chuyên đề: xoá đói giảm nghèo: thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện của các cấp chính quyền.
2) Sở Văn hoá Thông tin, Đài Phát thanh Truyền hình: Theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ về chương trình tuyên truyền vận động thực hiện xoá đói giảm nghèo.
3) Liên Đoàn lao động, Hội Cựu chiên binh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn TNCS HCM – mỗi đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận đông trong các thành viên đoàn thể mình làm nòng cốt. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia đóng gáp quỹ. Phát huy hình thức tương thân tương ái, giáo dục hướng dẫn người nghèo tích lũy để sản xuất tiết kiệm trong tiêu dùng, tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Chương IV
CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
ĐIỀU 8: Chế độ hội họp:
BCĐ XĐGN mỗi quý họp một lần vào ngày 18 của tháng cuối quý (nếu trùng ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thì sẽ họp vào ngày kế sau đó). Ngoài ra còn công việc thuộc thuộc nhiệm vụ và chức năng của BCĐ (do Phó ban trực đề xuất).
Chế độ thông tin báo cáo định kỳ:
Các thành viên BCĐ Tỉnh (nếu có) và BCĐ XĐGN các huyện, báo cáo cho Ban chỉ đạo Tỉnh (qua Phó ban trực để tổng hợp) vào các thời điểm:
- Báo cáo tháng vào ngày 20 hàng tháng (thời đoạn báo cáo: 20 tháng trước đến ngày 20 của tháng báo cáo.
- Báo cáo quý vào ngày 15 của tháng cuối quý.
- Báo cáo năm vào ngày 30/11.
Trên cơ sở báo cáo của các thành viên BCĐ Tỉnh và BCĐ các huyện, Thị; Phó ban trực giúp cho Trưởng ban tổng hợp báo cáo cho Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và BCĐ TW, đồng thời tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai chương trình kế hoạch cho thời ký tiếp theo.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
ĐIỀU 9: Các thành viên BCĐ XĐGN Tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này kể từ ngày ký quyết định ban hành.
Chương VI
SỬA ĐỔI QUY CHẾ
ĐIỀU 10: Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có gì vướng mắc cần phải điều chỉnh thì Sở Lao động – TB&X H có trách nhiệm tập hợp ý kiến và đề nghị UBND Tỉnh ra quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Quy chế.