Quyết định số 210/1998/QĐ.UB ngày 27/08/1998 Về Quy định đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 210/1998/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 27-08-1998
- Ngày có hiệu lực: 27-08-1998
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 21-01-1999
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 15-09-2001
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 3: 30-09-2002
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 4: 21-10-2002
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-02-2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2372 ngày (6 năm 6 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 23-02-2005
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/1998/QĐ.UB | Lào Cai, ngày 27 tháng 8 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994
- Căn cứ Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 14/071993;
- Căn cứ nghị định số: 22/NĐ.CP ngày 24.4.1998 của Chính phủ ban hành quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Xét đề nghị của Sở Tài chính vật giá và sở Xây dựng Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định "về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng" trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2: Giao cho sở tài chính vật giá chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quyết định này.
Điều 3: Quyết định này thay thế cho quyết định số 46/QĐ.UB ngày 04.3.1996 của UBND tỉnh Lào Cai và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quyết định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở tài chính vật giá, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo QĐ số 210/1998-QĐUB ngày 27/8/1997 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại điều 27 của Luật Đất đai năm 1993:
1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quy định tại quy định này là đất được xác định tại khoản 1 điều 65 của Luật Đất đai và được quy định chi tiết tại Nghị định số 09/CP ngày 12 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ về chế độ quản lý sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
2. Đất sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng gồm:
a) Đất sử dụng xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê, đập, kênh mương và các hệ thống công trình thủy lợi khác, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, bệnh viện, trạm xá, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, cơ sở huấn luyện thể dục thể thao, nhà thi đấu thể thao, sân bay, bến cảng, bến tàu, bến xe, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu an dưỡng.
b) Đất sử dụng xây dựng nhà máy thủy điện, trạm biến thế điện, hồ nước dùng cho công trình thủy điện, đường dây tải điện, đường dây thông tin, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thủy văn, các loại trạm khoan trắc phục vụ việc nghiên cứu và dịch vụ công cộng, kho tàng dự trữ quốc gia.
c) Đất sử dụng xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
d) Đất sử dụng xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế khác của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
đ) Đất do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng cho dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí, khu du lịch và các dự án đầu tư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
e) Đất sử dụng cho dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung và các khu dân cư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
g) Đất sử dụng cho công trình công cộng khác và các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định/
h) Đất xây dựng các công trình phục vụ công ích và công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 2. Đối tượng phải đền bù thiệt hại
1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích quy định tại Điều 1 của quy định này có trách nhiệm đền bù thiệt hại về đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của quy định này.
2. Người được đền bù thiệt về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất giải quyết theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
4. Việc sử dụng đất phục vụ cho các công trình công ích của làng, xã bằng hình thức huy động sự đóng góp của dân thì không áp dụng những quy định này.
Điều 4. Phạm vi đền bù thiệt hại
1. Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quy định tại Chương II của quy định này.
2. Đền bù thiệt hại về tài sản hiện có bao gồm cả các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất thu hồi.
3. Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
4. Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp.
5. Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù, di chuyển, giải phóng mặt bằng.
Chương II
ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT
Điều 5. Nguyên tắc đền bù thiệt hại về đất
Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 1 của quy định này, tùy từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất.
Khi thực hiện đền bù bằng đất hoặc bằng nhà ở mà có chênh lệch về diện tích hoặc giá trị thì phần chênh lệch được giải quyết theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của quy định này.
Điều 6. Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất
Người Nhà nước thu hồi đất được đền bù thiệt hại phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Có quyết định cấp đất của UBND tỉnh, thông báo cấp đất của sở Xây dựng và UBND thị xã Lào Cai từ năm 1992 đến 15/10/1995.
2. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
3. Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
5. Có giấy tờ thanh lý, hóa giá, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng qui định của pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
7. Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản điều này; người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15 thàng 10 năm 1993 thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đất đã sử dụng ổn định trước ngày 08 tháng 1 năm 1998 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
b) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở thời điểm giao đất xác nhận quyền sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến ngày bị thu hồi.
c) Có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ khi được cấp đến ngày đất bị thu hồi.
d) Có giấy tờ mua, bán đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 hoặc có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian từ 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 15 tháng 10 năm 1993 của người sử dụng đất hợp pháp được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
đ) Có giấy tờ mua, bán nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
e) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, sở Địa chính cấp theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc có tên trong sổ địa chính nay vẫn tiếp tục sử dụng.
7. Người nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất mà đất đó của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 điều này nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
8. Người tự khai hoang đấ để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và liên tục sử dụng đất cho đến khi thu hồi đất, không có tranh chấp và làm đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Điều 7. Người không được đền bù thiệt hại về đất
1. Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của quy định này hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình, người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất.
2. Những trường hợp sau đây không thuộc đối tượng được đền bù như khoản 1 điều này nhưng được xem xét hỗ trợ:
a, Đối với thị xã lào Cai:
* Đất ở đô thị:
- Đối với những hộ gia đình có hộ khẩu trước ngày 01 tháng 10 năm 1991 thì được bố trí đất ở theo quy hoạch và được hỗ trợ 100% giá trị tài sản và kinh phí trị giá 5 triệu đồng để san tạo mặt bằng xây nhà ở mới.
- Đối với những hộ gia đình có hộ khẩu từ ngày 01 tháng 10 năm 1991 đến ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được hỗ trợ 50% giá trị tài sản và kinh phí là 2,5 triệu đồng để san tạo và bố trí mặt bằng xây dựng nhà ở mới theo quy hoạch.
- Đối với những hộ gia đình có hộ khẩu từ sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến nay được hỗ trợ di chuyển nhà cửa đồ đạc là 1.000.000 đồng với hộ có 4 khẩu trở xuống và 1.200.000 đồng cho những hộ có từ 5 khẩu trở lên.
* Đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp khi thu hồi đất được hỗ trợ:
- Các hộ có hộ khẩu ở ổn định từ trước 1/1/1991 đến nay vẫn ổn định có nộp thuế sử dụng đất hàng năm được tính hỗ trợ 100% giá trị hoa màu.
- Các hộ có hộ khẩu ở ổn định sau 1/10/1991 đến nay có đóng thuế sử dụng đất hàng năm được địa phương xác nhận thì được hỗ trợ 50% giá trị hoa màu.
* Tất cả các hộ được hỗ trợ đền bù đều phải có hộ khẩu thường trú tại thị xã Lào Cai và ở đúng với vị trí đất đang sử dụng, những hộ được hỗ trợ kinh phí tạo mặt bằng ở mới theo quy hoạch đều phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
b, Đối với các huyện, thị xã còn lại: Tất cả các trường hợp phát sinh trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 không thuộc đối tượng đền bù theo khoản 7 của Điều 6 của bản quy định này thì khi di chuyển được hỗ trợ 400.000 đồng cho hộ có 4 khẩu trở xuống và 500.000 đồng cho hộ có 5 khẩu trở lên.
3. Các hộ phải di chuyển đều là những hộ có người thuộc đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của nhà nước được hỗ trợ thêm:
- Các hộ có đầy đủ giấy tờ quy định tại Điều 6 của quy định này được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng
- Các hộ thuộc đối tượng như quy định tại Điều 7 của quy định này được hỗ trợ thêm 500.000 đồng.
Điều 8. Giá đất để tính đền bù thiệt hại
Theo các Quyết định số 129/QĐUB ngày 26/5/1994, Quyết định 618/QĐUB ngày 15/6/1995 và Quyết định số 1358/QĐUB ngày 18/12/1995 và các Quyết định điều chỉnh bổ sung của UBND tỉnh Lào Cai.
Điều 9. Đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
1. Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản thì người bị thu hồi đất được đền bù đất theo diện tích và hạng đất của đất quy định tại điều 8 của quy định này. Trường hợp được đền bù bằng tiền cho Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cụ thể.
Trong trường hợp diện tích đất được đền bù nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì người bị thu hồi thì người bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền phần đất chênh lệch đó.
Trong trường hợp đất đền bù có giá đất thấp hơn của đất bị thu hồi thì người bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền phần chênh lệch đó, nếu đất đền bù có giá đất cao hơn giá đất của đất bị thu hồi thì người được nhận đất đền bù phải nộp tiền phần chênh lệch đó.
2. Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
3. Người bị thu hồi đất là người làm nông nghiệp, nhưng không thuộc đối tượng được đền bù theo quy định tại Điều 6 của quy định này, sau khi bị thu hồi đất, người đó không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương xem xét và nếu có điều kiện sẽ được giao đất mới.
4. Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã theo quy định tại Điều 45 của Luật đất đai năm 1993 hoặc đất của xã chưa giao cho ai sử dụng thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải đền bù thiệt hại đất bằng tiền cho ngân sách xã. Người đang sử dụng đất công ích của xã được Ủy ban nhân dân xã đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
Điều 10. Đền bù thiệt hại đối với đất ở tại đô thị
1. Đất đô thị là đất được quy định tại điều 55 Luật đất đai và được quy định chi tiết tại Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị: Đất được quy họach để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì không được đền bù như đất đô thị, mà dền bù theo giá đất đang chịu thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất nhân với hệ số K cho phù hợp.
2. Đất ở tại đô thị là đất được quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
3. Đất bị thu hồi là đất ở thì được đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc đất ở tại khu tái định cư.
Diện tích đất ở đền bù cho mỗi hộ gia đình theo hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với các vùng nội thị không quá 120m2. Vùng ngoại thị áp dụng theo hạn mức đất ở nông thôn tối đa là 400m2. Trường hợp đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích đất được đền bù, người được đền bù phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất chênh lệch đó (Khi tính giá trị phần diện tích đất chênh lệch thừa hoặc thiếu mà hộ gia đình được đền bù thêm tiền hoặc phải nộp thêm tiền thì phải dựa trên cơ sở diện tích đất chênh lệch, giá của khu đất đó).
4. Đối với đất ở thu hồi tại các đô thị thì đền bù bằng đất, hoặc bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi được UBND Tỉnh xem xét từng trường hợp cụ thể. Trường hợp ở nội thị không còn đất để đền bù thì đền bù bằng đất ngoại thị.
5. Đối với đất đô thị ở những nơi mới đô thị hóa, trước năm 1993 còn là nông thôn hoặc có điều kiện đặc biệt: hộ gia đình, cá nhân có khuôn viên đất rộng trong đó có đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì được đền bù theo giá đất ở tại đô thị theo mức diện tích đất ở tối đã quy định. Phần diện tích còn lại được đền bù bằng tiền theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp được UBND Tỉnh quy định.
Điều 11. Đền bù thiệt hại đối với đất ở thuộc nông thôn.
1. Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình.
Người bị thu hồi đất được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nhưng mức tối đa được đền bù bằng đất tạo nơi ở mới với mức đất tối đa là 400m2, nếu có chênh lệch về giá đất thì được đền bù bằng tiền cho phần chênh lệch đó. Trong trường hợp đặc biệt không có đất để đền bù thì đền bù thiệt hại bằng tiền theo giá đất quy định tại Điều 8 của quy định này.
2. Đối với những vùng nông thông có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hoặc có điều kiện tự nhiên đặc biệt thì mức được đền bù bằng đất có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 2 lần mức quy định tại khoản 1 Điều này và không vượt quá diện tích đất bị thu hồi.
Điều 12. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở
1. Trường hợp diện tích đất còn lại sau thu hồi nhỏ hơn diện tích theo mức quy định tại Điều 10 và Điều 11 của quy định này, nếu chủ sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được giữ lại nhưng phải sử dụng theo quy hoạch; trường hợp phần diện tích đất ở còn lại không đủ để xây dựng nhà ở thì khuyến khích họ chuyển nhượng cho hộ lân cận hoặc yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích này và được đền bù như phần đất bị thu hồi.
2. Trường hợp đất đang sử dụng là đất giao để sử dụng là đất giao để sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, khi nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đó.
3. Người bị thu hồi đất ở không thuộc đối tượng được đền bù như quy định tại Điều 6 của quy định này, nếu còn nơi ở khác thì không được giao đất mới; trường hợp không còn nơi ở khác thì được xem xét giao đất mới và phải nộp tiền sử dụng đất.
Điều 13. Đền bù thiệt hại đối với đất chuyên dùng
1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước xem xét giao đất mới và được đền bù thiệt hại chi phí về đất, nhưng được Nhà nước xem xét giao đất mới và được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được Nhà nước xem xét giao đất mới và được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất, nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước.
2. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền sử dụng đất bằng tiền thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước thì khi nhà nước thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được Nhà nước xem xét giao hoặc cho thuê đất mới với mức tối đa không quá diện tích đất bị thu hồi và được đền bù chi phí đã đầu tư vào đất, nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước.
3. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân khi bị nhà nước thu hồi đất, nếu đất đó đã nộp tiền sử dụng đất không thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì được đền bù thiệt hại về đất và được Nhà nước xem xét giao hoặc cho thuê đất mới.
Việc giao đất, cho thuê đất mới quy định tại Điều này phải phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền quyết định và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Điều 14. Nộp ngân sách Nhà nước tiền đền bù thiệt hại về đất
Trong các trường hợp sau đây, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải nộp toàn bộ khoản tiền đền bù thiệt hại về đất theo mức giá đất quy định tại Điều 8 của quy định này vào ngân sách Nhà nước, sau khi đã trừ phần đền bù chi phí đầu tư của người bị thu hồi đất:
- Đất bị thu hồi là đất giao tạm sử dụng, đất cho thuê, đất đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 12 của quy định này.
- Đất công ích của xã quy định tại khoản 4 Điều 9 của quy định này.
- Đất giao không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc phải nộp tiền sử dụng đất mà tiền đó có nguồn từ ngân sách Nhà nước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 của quy định này; trừ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản giao cho hộ gia đình, cá nhân.
- Đất sử dụng không hợp pháp quy định tại khaỏn 3 Điều 9 và khoản 3 Điều 12 của quy định này, mà người bị thu hồi đất không được đền bù về đất, chỉ được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
Điều 15. Quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại gồm
1. Đất chưa sử dụng
2. Đất chưa sử dụng nhưng được xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đền bù
3. Đất thu hồi theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật Đất đai
4. Đất công ích theo quy định tại Điều 45 của Luật Đất đai
Chương III
ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
Điều 16. Nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản
1. Đền bù thiệt hại vầ tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác, gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất.
2. Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.
3. Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp quy định tại Điều 7 của quy định này, tùy từng trường hợp cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ như quy định tại mục 2 Điều 7 của quy định này.
Điều 17. Đền bù thiệt hại nhà, công trình kiến trúc
1. Đối với nhà, công trình kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất được đền bù theo mức thiệt hại thực tế.
Mức đền bù = Giá trị hiện có của nhà và công trình + Một khoản tiền tính bằng một tỷ lệ (%) trên giá trị hiện có của nhà và công trình
Nhưng tổng mức đền bù tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị của nhà, công trình tính theo giá xây dựng mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình đã phá dỡ.
Giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định bằng tỷ lệ (%) giá trị của nhà, công trình đó được tính theo giá xây dựng mới. Giá xây dựng mới của nhà, công trình là mứ giá chuẩn do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định này (phụ lục số 2)
Riêng đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ độc lập, mức đền bù thiệt hại được tính bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá chuẩn do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định này (phụ lục số 2).
2. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần nhưng phần diện tích còn lại không còn sử dụng được thì được đền bù thiệt hại cho toàn bộ công trình.
3. Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần diện tích còn lại thì được đền bù thiệt hại phần giá trị công trình bị phá dỡ và đền bù toàn bộ chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình còn lại (phần sửa chữa có dự toán kèm theo)
4. Đối với nhà, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt thì chỉ đền bù các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt với tổng mức chi phí không quá 50% tính trên giá chuẩn của công trình. Phạm vi đền bù chỉ áp dụng đối với nhà, công trình có kết cấu khung thép, cột bê thông vì kèo kết cấu có thể tháo rời và di chuyển được.
5a. Mức đền bù cho mỗi hộ phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh được đền bù là 1.200.000 đồng cho các hộ có 4 khẩu trở xuống và 1.500.000 đồng cho các hộ có từ 5 khẩu trở lên.
5b. Các hộ phải di chuyển chỗ ở ra phạm vi ngoài tỉnh thì được hỗ trợ mức 3.000.000 đồng cho hộ có 4 khẩu trở xuống và 4.000.000 đồng cho hộ có 5 khẩu trở lên.
Điều 18. Xử lý các trường hợp đền bù thiệt hại về nhà, công trình kiến trúc.
1. Chủ sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của quy định này khi Nhà nước thu hồi mà bị thiệt hại về tài sản được đền bù theo mức quy định tại Điều 17 của quy định này.
2. Chủ sở hữu tài sản là người có nhà, công trình nhưng chưa có giấy phép xây dựng thì tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất và công trình trên đất được đền bù hoặc trợ cấp cụ thể như sau:
a. Đối với nông thôn:
- Nhà, công trình xây dựng trến đất thuộc đối tượng được đền bù thiệt hại theo quy định tại Điều 6 của quy định này thì được đền bù theo quy định tại Điều 17 của quy định này.
- Nhà, công trình xây dựng xây dựng trên đất thuộc đối tượng không được đền bù thiệt hại theo quy định tại Điều 7 của quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được trợ cấp bằng 80% mức đền bù quy định tại Điều 17 của quy định này, nếu khi xây dựng vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì không được đền bù.
Đối với nhà, công trình kiến trúc khi xây dựng là vùng nông thôn nhưng nay trở thành đô thị, khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng đền bù quy định tại điểm a, điểm b của khoản 2 Điều này.
b. Đối với đô thị:
- Nhà, công trình xây dựng trên đất thuộc đối tượng được đền bù thiệt hại theo quy định tại Điều 6 của quy định này thì được đền bù theo quy định tại Điều 17 của quy định này.
- Nhà, công trình xây dựng trên đất không thuộc đối tượng được đền bù thiệt hại theo quy định tại Điều 7 của quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, thì không được đền bù.
3. Nhà, vật kiến trúc xây dựng trên đất thuộc đối tượng không được đền bù theo quy định tại Điều 7 của quy định này mà khi xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng hoặc xây dựng sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì không được đền bù, không được trợ cấp. Người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải phá dỡ.
4. Đối với thị xã Lào Cai thì thực hiện theo quy định tại điểm a, mục 2 điều 7 quy định này.
Điều 19. Đền bù thiệt hại về mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền đền bù được tính cho chi phí về đất đai, đầo bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp đến mồ mả được quy định như sau:
+ Mộ đất: 300.000 đ/mộ
+ Mộ xây kiên cố: 500.000 đ/mộ
- Đối với mộ xây có cấu trúc phức tạp thì được bồi hoàn không quá 2 lần so với mức nêu trên.
- Đối với mộ vô thừa nhận thì đối tượng được giao sử dụng đất thu hồi chịu trách nhiệm tổ chức bốc cải táng theo quy định hiện hành.
- UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm bố trí đất đặt mới cho mộ phải di chuyển và giám sát việc tuân thủ những quy định về vệ sinh, phòng dịch trong quá trình bốc mộ cải táng ở khu vực phải di chuyển mồ mả.
Điều 20. Đền bù thiệt hại đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử, đình, chùa.
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hóa, di tích lịch sử, đình chùa phải có phương án bảo tồn là chủ yếu; trong trường hợp đặc biệt phải di chuyển thì việc đền bù thiệt hại cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà thờ, đình, chùa, do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do Trung ương quản lý hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với các công trình do địa phương quản lý.
Điều 21. Đền bù thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng
Mức đền bù thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 22. Đền bù thiệt hại về hoa màu
1. Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thủy sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm đền bù.
2. Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm trị giá đất) tại thời điểm thu hồi đất và theo phụ lục số 1, phụ lục số 3 kèm theo quy định này.
Điều 23. Đền bù thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời
Tổ chức cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất tạm thời để sử dụng có trách nhiệm đền bù thiệt hại về tài sản, hoa màu trên đất cho người đang sử dụng đất như sau:
1. Đối với tài sản bị phá dỡ thì đền bù theo quy định tại Điều 17 của quy định này
2. Đối với cây trồng, vật nuôi trên đất đền bù theo quy định tại Điều 22 của quy định này. Trường hợp thời gian sử dụng kéo dài ảnh hưởng đến nhiều mùa vụ sản xuất thì phải đền bù cho các vụ bị ngừng sản xuất. Hết thời hạn sử dụng đất, chủ được giao đất tạm thời có trách nhiệm phục hồi trả lại đất theo tình trạng ban đầu. Trường hợp khi trả lại đất không thể tiếp tục sử dụng được theo mục đích trước lúc thu hồi thì phải đền bù bằng tiền đủ mức để khôi phục đất theo trạng thái ban đầu.
Chương IV
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 24. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống
Đối với đối tượng được đền bù đất khi nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống cho những người phải di chuyển chỗ ở được tính trong thời hạn là 06 tháng, với mức trợ cấp tính bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tẻ thường theo thời giá trung bình ở địa phương tại thời điểm đền bù. Đối với những dự án có quy mô sử dụng đất lớn, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển đến khu tái định cư ở tỉnh khác mà sản xuất và đời sống bị ảnh hưởng kéo dài thì trợ cấp ổn định sản xuất và đời sống cho những người phải di chuyển chỗ ở và thời gian là 01 năm và còn được hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới.
2. Đối với doanh nghiệp khi bị thu hồi đất phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì tùy theo quy mô và khả năng ổn định sản xuất kinh doanh tại địa điểm mới, chủ dự án sử dụng đất có trách nhiệm đền bù thiệt hại theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh đến lúc sản xuất, kinh doanh trở lại hoạt động bình thường tại địa điểm mới.
3. Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì được chủ sử dụng đất trả toàn bộ chi phí di chuyển. Mức chi phí di chuyển do đơn vị lạp dự toán gửi sở tài chính vật giá xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
4. Ngoài các chi phí đền bù thiệt hại về đất, tài sản, cơ sở kỹ thuật hạ tầng quy định tại Chương II, Chương III của quy định này, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo cho những lao động nông nghiệp phải chuyển nghề khác do bị thu hồi đất. Mức chi cụ thể do UBND tỉnh quy định và được chuyển cho người lao động hoặc các tổ chức trực tiếp đào tạo của địa phương với điều kiện phù hợp với kế hoạch của UBND Tỉnh.
b) Nếu có nhu cầu tuyển dụng lao động mới thì phải ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc các đối tượng có đất bị thu hồi.
Điều 25. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng
Mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan:
- 3% cho các công trình có tổng mức đền bù 500.000.000đ trở xuống.
- 2% cho các công trình có tổng mức đền bù từ 501.000.000 đến 1.000.000.000đ
- 1,5% cho các công trình có tổng mức đền bù lớn hơn 1 tỷ đồng.
Tổng mức chi phí đền bù để tính chi phí cho việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng bao gồm: kinh phí đền bù, hỗ trợ đền bù, không kể kinh phí hỗ trợ di chuyển và chính sách hỗ trợ.
Nội dung, mức chi cho việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng
- Mức chi phí phục vụ cho hoạt động của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, cấp huyện; Hội đồng thẩm định dự án đền bù cấp tỉnh bao gồm; chi phí họi họp, thù lao, các khoản chi nghiệp vụ... theo các quy định hiện hành của nhà nước.
- Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng được phân chia sử dụng như sau:
+ 85% cho hoạt động của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, huyện thị xã.
+ 15% cho hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án đền bù cấp tỉnh. Chủ dự án có trách nhiệm thanh toán cho Hội đồng thẩm định dự án đền bù cấp tỉnh ngay khi có kết quả thẩm dịnh.
Điều 26. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm quy hoạch khu dân cư và bố trí nơi ở mới cho các đối tượng bị thu hồi đất khi bị di chuyển theo quy hoạch khu dân cư đã được duyệt.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp Huyện, thị xã
1. Căn cứ vào quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện, thị xã quyết định thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng ở cấp huyện, thị xã có thành phần:
- Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện, thị xã làm Chủ tịch hội đồng
- Trưởng phòng tài chính - Ủy viên thường trực hội đồng
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi - Ủy viên
- Đại diện mặt trận tổ quốc huyện, thị xã - Ủy viên
- Trưởng phòng địa chính: Ủy viên
- Chủ dự án (chủ sử dụng đất) - Ủy viên
- Đại diện những người được đền bù thiệt hại
Trường hợp cần các thành viên khác do Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình.
2. Chủ tịch UBND huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng và thẩm định những dự án theo phân cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư để trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt phương án đền bù; còn đối với các dự án không phân cấp cho huyện, thị xã thì lập tờ trình Hội đồng thẩm định tỉnh thẩm định làm cơ sở trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 28. Hội đồng giải phóng mặt bằng và Hội đồng thẩm định cấp tỉnh
1. Tùy theo tính chất quy mô từng dự án chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp tỉnh gồm:
- Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng
- Giám đốc sở Tài chính vật giá - Phó chủ tịch hội đồng
- Đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh
- Đại diện sở Địa chính - Ủy viên
- Đại diện UBND huyện, thị xã thuộc tỉnh có đất bị thu hồi - Ủy viên;
- Chủ dự án (chủ sử dụng đất) - Ủy viên
- Đại diện những người được đền bù thiệt hại
- Có thể thêm một số thành viên khác do chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình.
2. Thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gồm thành phần:
- Giám đốc sở Tài chính vật giá - Chủ tịch hội đồng
- Đại diện lãnh đạo sở Điạ chính - Ủy viên
Tùy theo đặc điểm tính chất của công trình UBND Tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch hội đồng thẩm định mời một số ngành thành viên khác có liên quan cho phù hợp
Hội đồng thẩm định cấp tỉnh có nhiệm vụ thẩm định phương án giải phóng mặt bằng của các huyện, thị xã trình Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt.
Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nghiệm, kinh phí được phép sử dụng trước mắt theo quy định tại Điều 25 - Khi Bộ tài chính có hướng dẫn sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Thời gian thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của Hội đồng thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện gửi đến.
Điều 29. Phân cấp xét duyệt
1. Các công trình do Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định phê duyệt dự án đầu tư thì được phê duyệt phướng án và đền bù giải phóng mặt bằng. Trưởng phòng tài chính thương nghiệp chủ trì cùng các ngành quản lý chức năng liên quan thẩm định phương án đền bù giải phóng mặt bằng trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt.
2. Các công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định dự án đầu tư thì Hội đồng thẩm định của Tỉnh (thường trực tại sở Tài chính vật giá) chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chủ trì mời các ngành có liên quan phối hợp thẩm định phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các huyện, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 30. Trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành
1. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập phương án đền bù thiệt hại và phê duyệt phương án đèn bù thiệt hại giải phóng mặt bằng theo đề nghị của Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp tỉnh hoặc theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh đã được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định.
2. Giám đốc sở Tài chính vật giá có trách nhiệm
a) Chủ trì phối hợp với các ngành quản lý chức năng có liên quan chịu trách nhiệm trong việc thẩm định và kiểm tra việc xác định giá đền bù, mức đền bù, mức trợ cấp cho các tổ chức cá nhân do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã báo cáo; quản lý, cấp phát kinh phí tổ chức, thực hiện đền bù (kể cả chi phí thẩm định dự án đền bù).
b) Áp giá đền bù, xác định mức đền bù, trợ cấp cho từng tổ chức, cá nhân, tổng hợp lập phương án đền bù thiệt hại (đối với trường hợp lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở cấp tỉnh) báo cáo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
c) Trực tiếp giám sát, kiểm tra hướng dẫn việc chi trả tiền đền bù, trợ cấp cho từng đối tượng và chi phí cho công tác tổ chức đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.
d) Tổ chức thu và cấp phát kịp thời đối với bản thu và chi đền bù thuộc ngân sách nhà nước.
3. Giám đốc Sở Xây dựng và có trách nhiệm:
a) Xác đinh quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng cơ bản gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán đền bù thiệt hại và trợ cấp cho từng đối tượng;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giám sát Sở địa chính có trách nhiệm:
a) Xác định quy mô diệ tích đất thuộc đối tượng được đền bù hoặc không được đền bù hoặc trợ cấp cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán đền bù thiệt hại và trực cấp cho từng đối tượng;
b) Phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh xác định khả năng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại bằng đất - báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và gửi cho Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng và làm cơ sở cho việc lập phương án đền bù thiệt hại.
c) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai theo Luật đất đai để tổ chức thực hiện đền bù và lập khu tái định cư mới.
5, Chủ tịch UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập phương án đền bù báo cáo Hội đồng thẩm định cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
b) Xác định mức đền bù hoặc trợ cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân báo cáo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh (trong trường hợp lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở tỉnh)
c) Tổ chức thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng theo phương án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
6. Người được giao đất, thuê đất (chủ dự án) có trách nhiệm:
Tham gia Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, cung cấp các tài liệu cần thiết để Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tổ chức chi trả tiền đền bù kịp thời cho các đối tượng được đền bù thiệt hại hoặc trợ cấp ngay sau khi phương án đền bù thiệt hại được cấp thẩm quyền phê duyệt.
7. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án giải phóng mặt bằng cho các dự án và trình duyệt theo quy định tại điều 29 quy định này, các thành viên Hội đồng hoạt động và được hưởng trợ cấp theo khả năng kinh phí trong phương án được phê duyệt. Nguồn chi phí này được ính vào phương án đền bù của dự án. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính- vật giá xem xét, xây dựng nội dung chi phí và mức chi phí cụ thể trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 31: Trình tự đền bù thiệt hại
1. Khi có quyết định thu hồi đất, chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thì có thể thành lập Hội đồng đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phát tờ khai, tuyên truyên hướng dẫn kê khai, thu tờ khai. Sở địa chính phối hợp với UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh soát xét lại quỹ đất dùng để đền bù bằng đất.
2. Tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí của đất, số lượng tài sản... hiện có trên đất gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi xác nhận gửi Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập ở tỉnh.
3. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng kiểm tra, kiểm kê thực tế thiệt hại so sánh với tờ khai có sự tham gia của người bị thiệt hại và chủ sử dụng đất (người có trách nhiệm đền bù). Trên cơ sở đó xác định thiệt hại về đất và tài sản của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi và tài sản bị phá dỡ.
4. UBND xã, phường, thị trấn tổng hợp báo cáo Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện và UBND huyện, thị xã trực thuộc tỉnh tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại tại xã
5. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng xác định tổng mức phải đền bù thiệt hại cho toàn bộ diện tích đất thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có trên đất và các khoản đền bù khác, xác định mức đền bù, trợ cấp, hỗ trợ cho từng đối tượng, tổng hợp lập phương án đền bù để:
a) Báo cáo hội đồng thẩm định cấp tỉnh - Sở Tài chính Vật giá tiếp nhận hồ sơ và chủ trì cùng các ngành chức năng có liên quan thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với trường hợp Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng lập ở huyện, thị xã.
b) Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đối với trường hợp Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh.
6. Phương án đền bù được lập thành 2 phần:
Phần I: Xác định mức đền bù do chủ dự án sử dụng đất phải chi trả trong phạm vi quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Phần II: Xác định mức đền bù, trợ cấp cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi.
Căn cứ vào phương án đền bù do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất theo quy định tại Điều 1 của Quy định này có trách nhiệm chi trả cho các đối tượng được đền bù, chi trả kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư theo quy định, nộp ngân sách nhà nước phần đền bù thiệt hại về đất quy định tại điều 14 của quy định này, hỗ trợ cho các chủ sử dụng đất bị thu hồi, trang trải các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng. Riêng với dự án đầu tư bằng ngân sách Trung ương, trước khi được UBND tỉnh phê duyệt, chủ dự án phải báo cáo phương án đền bù với Bộ tài chính biết để tham gia ý kiến.
7. Đối với các dự án khi thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng chưa xác định được chủ sử dụng đất thì UBND Tỉnh giao cho Sở Tài chính Vật giá chủ trì phối hợp UBND các huyện, thị xã trực tiếp tổ chức thực hiện đền bù. Toàn bộ chi phí đền bù tính theo quy định tại quy định này được phân bổ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thuộc phạm vi dự án chịu và nộp vào ngân sách Nhà nước ngay sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
8. Trường hợp diện tích đất thực thu hồi lớn hơn diện tích đất sẽ giao hoặc cho thuê thì kinh phí đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất của phần diện tích có thu hồi nhưng không giao, không cho thuê này do ngân sách nhà nước chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 32: Giao trách nhiệm đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp
Tùy theo quy mô sử dụng đất và tính chất của mối dự án. UBND tỉnh có thể giao trách nhiệm đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp có chức năng và đủ điều kiện kinh doanh cơ sở hạ tầng theo quy định tại điều 21 Nghị đinh số 58/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính Phủ quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đền bù thiệt hại theo đúng quy định tại Quyết định này.
Toàn bộ chi phí đền bù thiệt hại do doanh nghiệp chi ra theo quy định này được phân bổ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thuộc phạm vi được dự án chịu. Trường hợp sau khi thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cùng với việc cho thuê lại đất thì tiền đền bù thiệt hại mà doanh nghiệp bỏ ra được hạch toán vào công trình hạ tầng theo quy định về kinh doanh cơ sở hạ tầng và cho thuê lại đất.
Điều 33. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích theo quy định tại Điều 1 của quy định này có trách nhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không thực hiện đúng quy định (không nhận tiền đền bù hoặc mặt bằng di chuyển mới theo quy hoạch) thì Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng báo cáo UBND cùng cấp áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải di chuyển để giải phóng mặt bằng.
Điều 34: Khiếu nại và thời hiệu
Người bị thu hồi đất nếu thấy quyết định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, quá thời hạn này đơn khiếu nại không còn giá trị xem xét xử lý.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 35
- Đối với những dự án đang đựoc thực hiện dở dang, việc đề bù thiệt hại thì tùy theo mức độ dở dang Chủ dự án thống nhất với Sở Tài chính vật giá báo cáo UBND tỉnh quyết định phương án đền bù.
- Những trường hợp đã được duyệt nhưng chưa nhận được kinh phí đền bù do khách quan (có cơ quan cấp phát xác nhận hoặc chưa được giao mặt bằng di chuyển mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền) thì được xem xét phê duyệt lại.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì các ngành, các chủ dự án phản ảnh về Sở Tài chính Vật giá để tổng hợp báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét./.
PHỤ LỤC SỐ 1
BẢNG DIỆN TÍCH MẬT ĐỘ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG
(Kèm theo QĐ số 210/1998/QĐ-UB ngày 27/8/1998 của UBND tỉnh Lào Cai)
LOẠI CÂY | Diện tích m2/cây trồng | Thời gian xây dựng cơ bản |
1. Cam, bưởi | 16 | Chiết 2 năm |
2. Chanh, quýt, quất | 12 | Chiết 2 năm |
3. Cà phê | 5 |
|
4. Na | 9 |
|
5. Mít | 49 | Hạt 6 năm |
6. Hồng | 42 | Hạt 8 năm |
7. Mơ, mận, móc thép | 20 | Hạt 5 năm |
8. Táo các loại | 25 | Ghép 2 năm |
9. Lê | 20 | Hạt 7 năm |
10. Đào các loại | 20 | Hạt 5 năm |
11. Ổi các loại | 36 |
|
12. Nhãn vải thường | 49 | 3 năm |
13. Vải thiều | 20 | 2 năm |
14. Đu đủ | 4 |
|
15. Dừa | 2,5 |
|
16. Cau | 2 |
|
17. Sơn | 9 |
|
18. Bồ kết | 20 |
|
19. Trám | 16 |
|
20. Đao giềng | 3 gốc/m2 |
|
21. Dứa | 1,8 gốc/m2 | 1 năm |
22. Chè | 1,5 cây/m2 | 4 năm |
23. Sắn | 1 gốc/m2 | 1 năm |
24. Khoai sọ, khoai lá, khoai mon | 6 gốc/m2 |
|
25. Mía | 4 hom/md | 1 năm |
26. Chuối các loại | 8 | 1 năm |
27. Quế | 5 |
|
- Cây lâu năm trồng tập trung số lượng cây được đền bù căn cứ vào diện tích đất đền bù và mật độ cây trồng theo tiêu chuẩn. Trường hợp trồng cây không đúng mật độ tiêu chuẩn thì số lượng cây trồng không đúng mật độ không được tính đền bù.
- Đối với vườn tạp số lượng cây trồng chính cũng được xác định theo mật độ cây trồng như vườn tập trung - tương ứng với diện tích đất vườn được đền bù. Các cây trồng xen được tính bằng 50% giá trị đền bù của cây trồng chính. Mật độ cây trồng xen nếu cao hơn 50% mật độ tiêu chuẩn không được tính đền bù.
PHỤ LỤC SỐ 2
BẢNG GIÁ ĐỀN BÙ VỀ TÀI SẢN
(Kèm theo Quyết định số 210/1998-QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 1998 của UBND tỉnh Lào cai )
I. NHÀ CỬA VẬT KIẾN TRÚC
HẠNG MỤC ĐỀN BÙ | Đơn vị tính | Đơn giá (đ) |
1/ Nhà cấp III ( tỉnh cả điện nước thông dụng ) |
|
|
- Nhà 1 tầng mái bằng có kết cấu |
|
|
+ Tường chịu lực | m2 XD | 560.000 |
+ Khung chịu lực | - | 700.000 |
- Nhà 2 tầng đến 4 tầng mái bằng có kết cấu |
|
|
+ Tường chịu lực: tầng 1 | m2 XD | 630.000 |
Từ tầng 2 đến tầng 4 | m2 Sàn | 600.000 |
+ Khung chịu lực: tầng 1 | m2 XD | 840.000 |
Từ tầng 2 đến tầng 4 | m2 Sàn | 750.000 |
- Mái dốc kết cầu khung bê tông |
|
|
tầng 1 | m2 XD | 840.000 |
tầng 1 ( trần gỗ, mái gỗ gói) | m2 XD | 560.000 |
tầng 2 (bê tông mái dốc dán ngói) | m2 Sàn | 700.000 |
- Nhà một tầng mái nhon cao đến 8m, trần gỗ mái ngói | - | 910.000 |
- Nhà 1 tầng mái nhọn cao đến 8 m mái đổ bê tông dán ngói | - | 1.200.000 |
2/ Nhà cấp IV (đã tính cả trần nền) |
|
|
- Kết cấu chịu lực bằng gạch gỗ | m2 XD |
|
- Tường bao che, tường ngăn bằng gạch chỉ | - |
|
- Mái ngói hoặc Fibroximăng cấp IV tường: 110 vữa TH 25 | - | 300.000 |
220 vữa TH 25 | - | 330.000 |
có khung bê tông tường chịu lực | - | 475.000 |
- Nhà cấp IV xây gach ba vanh | - | 250.000 |
3/ Nhà gỗ ( chưa có trần, nền, hè còn lại đã tính cả tháo, dỡ + hao hụt, lắp dựng) |
|
|
a) Kết cấu chịu lực bằng gỗ ( xẻ vuông ) | m2 XD |
|
- Tường bao quanh toóc xi, tường đất |
|
|
- Mái lợp ngói ( đỏ xi măng, tấm lợp) |
|
|
+ Với kết cấu như trên nếu lợp máy bằng vật liệu khác | m2 XD | 90.000 |
b) Kết cấu chịu lực bằng gỗ (gỗ tròn) | m2 XD | 90.000 |
- Tường bao quanh toóc xi, tường đất |
|
|
- Máy lợp ngói ( đỏ xi măng, tấm lợp) | m2 XD | 90.000 |
c) Với các kết cấu như trân lợp mái bằng vật liệu khác |
|
|
4/ Nhà tạm kết cấu chịu lực: Tre, vầu, vách nứa, ván cót ép, lợp cọ, bãi nứa, giấy dầu. | m2 XD | 50.000 |
* Những loại nhà gỗ, nhà tạm trên nếu có bó hè, láng nền thì bồi thường thêm như sau: |
|
|
- Trần vôi rơm | m2 | 25.000 |
- Trần cót ép | m2 | 15.000 |
- Láng nền | m2 | 11.000 |
- Bó vỉa, bó hè | m2 | 5.500 |
- Trần gỗ | m2 | 10.000 |
* Nền sàn bê tông gạch vỡ và lát gạch xi măng hoa | m2 | 49.000 |
- Nền sàn bê tông gạch vỡ lát gạch chỉ | m2 | 27.000 |
- Ống gạch men sứ 15x15 hoặc 15x20 | m2 | 45.000 |
- Nền bê tông sỏi đá răm ( đổ tại chỗ mác ) 100-200 | m2 | 325.000 |
- Nền lát gạch bê tông có đột cát | m2 | 18.000 |
- Các kết cấu xây gạch chỉ ( kể cả lớp chát ) | m2 | 205.000 |
- Các kết cấu xây đá ( có trát ) | m2 | 145.000 |
- Trần trang trí: foóc, simili, giả da ( cả khung gỗ ) | m2 | 140.000 |
- Trần la ti gỗ ( nhóm 4-5) | m2 | 110.000 |
- Sơn thủy các mầu | m2 | 35.000 |
- Ốp gỗ chân tường (nhóm 4-5) | m2 | 50.000 |
- Chống nóng bằng tấm lợp Fibroximăng ( cả xây trụ cao < 1m) | m2 | 17.000 |
- Cửa pa nô chớp (N4-5) hoặc panô kính ( có hoa sắt ) | m2 | 15.000 |
- Cửa kính khung nhôm ( kính 5 ly mầu ) | m2 | 60.000 |
- Vách kính khung nhôm | m2 | 40.000 |
- Các công trình kiến trúc trong đơn giá chỉ tính xây, trát, lát nền khi có mức độ hoàn thiện cao hơn mức trung bình sẽ được cộng thêm phần tăng lên, các khu vệ sinh riêng biệt theo tiêu chuẩn nhà cấp 3 trở lên như được tính như nhà cấp 3. Loại 1 tầng mái bằng có chiều cao trung bình 3,3 - 4m nếu thấp hơn cứ 0,5m giảm đi 5% bó vỉa xung quanh nhà tính cao trung bình 0,5m còn lại nếu cao hơn được tính cộng thêm theo khối xây. |
|
|
5/ Nhà bếp (xây dựng độc lập) Các nhà bếp có nguy cơ kết cấu như các loại nhà ở trên cũng được tính giá và diện tích xây dựng như nhà ở có cùng kết cấu. | ||
6/ Nhà xí nhà tắm, hố tiểu (XD độc lập có máy che) | cái |
|
- Loại bê tông nền xây lát, láng bao che bằng gỗ | - | 90.000 |
- Loại che nứa, giấy dầu, lá cọ. | - | 50.000 |
- Loại xây toàn bộ (nhà cấp 4) | - | 300.000 |
- Chuồng gà tính bằng 50% giá bồi thường trên | - |
|
7/ Chuồng lơn, chuồng châu, chuồng bò |
|
|
- Loại nền láng, lát bao che bằngtre, nứa , D tích dưới 4m2 |
| 90.000 |
+ Nếu > 4m2 thì tính 1m2 là 25.000đ/m2 |
|
|
- Xây toàn bộ ( đối với chuồng lơn ) rộng từ 2-3m2/cái |
| 300.000 |
+ Nếu D tích > 3m2 thì tính thêm 60.000đ/m2 cho phần diện tích này. |
|
|
8/ Thềm giếng, thềm rửa, vữa xoa | m2 | 11.000 |
9/ Giếng nước: |
|
|
a) Loại giếng đất, tính khối lượng đất đào Đ kính 0,8 - 1m |
|
|
- Giếng sâu đến 3m | m | 30.000 |
- Giếng sâu từ3,1- 6m | m | 40.000 |
- Giếng sâu hơn 6m | m | 50.000 |
b) Loại giếng chỉ sâu gạch ở trên: Khối lượng đất đào tính như giếng đất và bồi thường phần xây như sau: |
|
|
- Tang giếng | Cái | 80.000 |
- Mỗi mét xây phía dưới | m | 58.000 |
10/ Bể nước các loại | m3 | 110.000 |
11/ Lò gạch |
|
|
- Loại 50.000 viên | Lò | 5.000.000 |
- Loại 70.000 viên | - | 6.000.000 |
12/ Ao cá |
|
|
- Ao đào từ đất bằng phẳng đất cấp 1 | m3 | 7.000 |
- Ao đào từ đất bằng phẳng đất cấp 2 | - | 10.000 |
- Ao đào từ đất bằng phẳng đất cấp 3 | - | 15.000 |
- Ao đào từ đất bằng phẳng đất cấp 4 | - | 20.000 |
- Ao đào lợi dụng địa hình trũng khe đồi đắp thành ( chỉ tính khối lượng đắp bờ ) đất cấp 2 - cấp 3 | - | 8.000 |
- Trên cao có các công trình cấp thoát nước xây gạch đá hoặc bê tông |
|
|
* Nếu chỉ đặt ống thép hoặc ống cống: |
|
|
- Ống thép Φ100 - Φ200 dài 2-4m | ống | 200.000 |
- Ống cống : Bê tông Φ150 - Φ300 | cái | 100.000 |
II. ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ CÂY CỐI HOA MẦU:
1/ Loại cây ăn quả lâu năm:
LOẠI CÂY | Đơn vị tính | Đơn giá bồi thường ( đồng ) | |||
Loại đang T.hoạch T.bình | Loại đang thu hoạch có sản lượng trên mức trung bình | Loại chưa thu hoạch | Loại còn nhỏ dưới 2 năm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
- Vải thiều | Cây | 170.000 | 200.000(> 50kg/quả ) | 80.000 | 25.000 |
- Táo, lê, đào, na. moóc, coọc |
| 100.000 | 150.000(> 30kg/quả ) | 50.000 | 10.000 |
- Nhãn |
| 200.000 | 300.000(> 50kg/quả ) | 100.000 | 10.000 |
- Cam, quýt |
| 80.000 | 120.000(> 40kg/quả ) | 50.000 | 15.000 |
- Bưởi, bòng, phật thủ |
| 80.000 | 100.000(> 40kg/quả ) | 50.000 | 15.000 |
- Hồng các loại (cả hồng xiêm) |
| 100.000 | 125.000(> 50kg/quả ) | 50.000 | 15.000 |
- Mít các loại + vải ta |
| 70.000 | 150.000(> 70kg/quả ) | 40.000 | 6.000 |
- Sấu, thị, muỗn, quéo, ổi, trứng gà. |
| 60.000 | 80.000(> 30kg/quả ) | 40.000 | 5.000 |
- Chanh, quất hồng bì |
| 60.000 | 80.000(> 15kg/quả ) | 20.000 | 10.000 |
- Đu đủ, vườn nhà |
| 18.000 | 20.000(> 20kg/quả ) | 10.000 | 2.000 |
- Đu đủ trồng trên nương tính bằng 50% đu đủ trồng vườn nhà |
|
|
|
|
|
- Khế |
| 20.000 | 30.000(> 15kg/quả ) | 10.000 | 3.000 |
- Chám đen, chám trắng |
| 40.000 | 60.000(> 40kg/quả ) | 25.000 | 5.000 |
- Trẩu, sở, lai, dọc, ứa |
| 20.000 | 30.000(> 30kg/quả ) | 10.000 | 3.000 |
- Bồ kết |
| 60.000 | 80.000(> 30kg/quả ) | 40.000 | 5.000 |
- Cà phê |
| 20.000 | 25.000(> 1,5 hạt khô | 15.000 | 10.000 |
- Mận mơ, móc thép |
| 100.000 | 120.000(> 30kg/quả ) | 70.000 | 15.000 |
- Dừa |
| 120.000 | 150.000(> 100kg/quả ) | 70.000 | 20.000 |
- Cau |
| 60.000 | 80.000(> 40kg/quả ) | 40.000 | 5.000 |
- Cọ lợp nhà |
| 30.000 | 40.000(> 5 năm tuổi | 20.000 | 4.000 |
- Chè | m2 | 4.000 |
| 3.000 | 2.200 |
+ Loại chè trồng theo luống dài (m) tính bằng 1/3 lần giá trị m2 trên. |
|
|
|
|
|
+ Loại trồng chè trồng theo từng cây lẻ to ( cây ) tính bằng 0,6 lần giá trị 1m2 trên. |
|
|
|
|
|
- Cây sơn | Cây | 30.000 |
| 20.000 | 4.000 |
- Dâu ăn quả ( kể cả lấy lá) | m2 | 15.000 |
| 10.000 | 1.000 |
- Sả | - | 2.000 |
| 1.200 | 600 |
- Lã quan thảo | - | 1.200 |
|
|
|
- Gấu tàu (chỉ tính đền bù khi thu hoạch từ tháng 2 tháng 10 hàng năm) | - | 2.000 |
|
|
|
- Ngũ gia bì | - | 500 |
|
|
|
- Quế | Cây |
| 20.000 (> Ф 10) | 10.000 (< 3 năm) |
|
2/ Cây dược liệu:
LOẠI CÂY | ĐVT | Đơn giá bồi thường (đồng) |
Loại còn nhỏ dưới 2 năm | ||
- Xuyên khung | m2 | 1.700 |
- Vân mộc hương | - | 1.600 |
- Đương quy | - | 1.200 |
- Bạch thuật | - | 3.600 |
- Dược lược khác | - | 800 |
* Loại trồng theo khóm tính bằng 0,3 lần giá trị 1m2 trên, cây trồng trên 1 năm thu hoặch trả lại đất. | ||
* Loại trồng theo luống tính bằng 0,7 lần giá trị 1m2 trên. | ||
- Đỗ trọng: cây từ 3-5 năm: 80.000đ/cây Cây nhỏ trên 2 năm: 60.000đ/cây - Từ 1 năm đến dưới 2 năm (mật độ trồng 2,5 x 2,5m ): 30.000/cây - Cây mới trồng đến dưới 1 năm: 5.000đ/cây |
3/ Loại cây ngắn ngày
LOẠI CÂY - QUY CÁCH | ĐVT | Đơn giá ( đồng ) |
1/ Sắn: Thời điểm tính đến ngày trả tiền | m2 | 440 |
- Củ còn non ( từ 4 - 10 tháng ) | - | 440 |
- Mới trồng ( duới 4 tháng ) | - | 100 |
2/ Dứa |
|
|
- Cây tốt loại to ( Loại A ) | - | 2.700 |
- Loại xấu, cỗi ( Loại B ) | - | 1.400 |
- Chưa có quả ( mới trồng )( Loại C) | - | 540 |
- Loại trồng theo luống dài (m) tính bằng 0,6 lần giá trị 1m2 |
|
|
- Loại trồng cây lẻ tẻ (cây) tính bằng 0,3 lần giá trị 1m2 |
|
|
3/ Mía | m2 |
|
- Săp thu hoạch ( từ 3 - 10 tháng ) thu hoạch trả đất được bù hao hụt trữ đường. | - | 2.000 |
- Sắp thu hoạch từ 4-7 tháng | - | 3.000 |
- Mới trồng kể cả vụ trước để lại ( từ 4 tháng trở lại) | - | 2.000 |
- Loại trồng theo khóm tính bằng giá trị 1m2 | Khóm |
|
-Loại trồng theo luóng tính bằng 0,6 lần giá trị 1m2 |
|
|
- Loại mía có năng suất cao tăng 40% giá so với giống mía thường. |
|
|
4/ Chuối tiêu | Khóm |
|
- Trong khóm có 3 cây cao hơn 1,5m | - | 15.000 |
- Trong khóm có 2 cây cao hơn 1,5m và nhiều cây thấp dưới 1,5 m | - | 10.000 |
- Mới trồng bén rễ xanh tốt đã có mầm nhỏ. | - | 3.000 |
- Chuối cây mô mới trồng | - | 2.000 |
5/ Các loại chuối khác (khóm) tính bằng 0,8 lần giá trị của chuối tiêu. |
|
|
6/ Sắn dây, củ mài | Gốc |
|
- Sắn có củ, củ non | - | 15.000 |
- Mới trồng cây đã tốt | - | 5.000 |
- Các loại cây củ đậu củ từ ... và củ cùng họ thên dây khác tính theo mét dài (m) tính bằng 1/2 giá trị gốc trên. |
|
|
7/ Khoai lang, khoai sọ, khoai sá, khoai tây, khoan non. | m2 |
|
- Đã có củ nhỏ, còn non | - | 900 |
- Xanh tốt chưa có củ | - | 600 |
- Mới trồng còn nhỏ |
| 300 |
- Nếu trồng luống thì 1m dài (1m) tính bằng 0,7 lần giá trị 1m2 trên khoai sọ, khoai sá trồng lác đác thì ` gốc tính bằng 0,5 lần giá trị 1m2 trên. |
|
|
8/ Đao giềng | - |
|
- Củ còn nhỏ, non | - | 900 |
- Mới trồng xanh tốt chưa có củ | - | 500 |
- Mới mọc cây thấp 40cm | - |
|
9/Rau vụ đông xuân: |
|
|
- Sắp thu hoạch cây non | - | 800 |
- Cây non đang chăm sóc | - | 450 |
- Mới reo trồng, chớm bén rễ | - | 300 |
- Các loại rau cao cấp, su hào, bắp cải, cà chua, súp lơ, rau mùi hành tỏi (m2) được tính bằng 1,5 lần giá trị rau thường. |
|
|
10/ Rau vụ hè thu (gồm cả dưa chuột, các loại đậu làm rau) |
|
|
- Sắp thu hoạch cây non | Gốc | 600 |
- Còn non đang chăm sóc | - | 420 |
- Mới reo cây mới bén rễ | - | 250 |
11/ Su su bầu bí, mướp và các loại rau quả leo giàn |
|
|
- Sắp thu hoạch hoặc đang thu hoạch | Gốc | 20.000 |
- Leo kín giàn, chưa thu hoạch | - | 10.000 |
- Mới trồng hoặc cỗi, mới bò lên giàn hoặc cuối vụ của thưa thớt | - | 5.000 |
- Mỗi giàn tính cho 20m2 nếu tăng lên cứ 5m2 tính thêm 10% |
|
|
12/ Lạc vừng, đậu xanh đậu đen, đậu tương |
|
|
- Đã có quả non | m2 | 800 |
- Xanh tốt chưa có quả | - | 600 |
- Mới trồng hoặc cuối vụ cây nhỏ thấp hoạc cuối vụ quả thưa thớt | - | 200 |
13/ Lúa ruộng các loại |
|
|
- Ruộng 2 vụ 5t/ha trở lên | m2 | 980 |
- Ruộng 2 vụ dưới 5t/ha trở lên | - | 750 |
- Ruộng 1 vụ 2,5t/ha trở lên | - | 500 |
- Ruộng 1 vụ duới 2,5t/ha | - | 380 |
14/ Lúa nương, lúa mộ. |
|
|
- Sắp thu hoạch đã ra đòng hạt còn non | - | 200 |
- Mới trồng, còn nhỉ đến chớm ra đòng. | - | 150 |
15/ Ngô |
|
|
- Đã có quả còn non | - | 200 |
- Cây tốt chưa có quả | - | 150 |
- Mới reo mầm từ ngày nẩy mềm đến cây cao 50cm | - | 120 |
16/ Trầu không: |
|
|
- Sắp thu hoạch | Gốc | 3.000 |
17/ Giàn nho giàn thiên lý |
|
|
- Sắp thu hoạch | Gốc | 50.000 |
- Leo kín giàn chưa thu hoạch | - | 30.000 |
- Mới trồng cuối vụ | - | 10.000 |
- Mỗi giàn 20m2 nếu tăng lên cứ 5m2 thì giá trị tăng 10% |
|
|
PHỤ LỤC SỐ 3
ĐẾN BÙ THIỆT HẠI VỀ CÂY LẤY GỖ
(Kèm theo QĐ số 210/1998-QĐ-UB ngày 27/8/1998 của UBND tỉnh Lào Cai)
LOẠI CÂY QUY CÁCH | Đơn vị tính | Đơn giá bồi thường (đồng) |
Tre, mai diễn, cây non và măng | Cây | 5.000 |
- Lộc ngộc | - | 7.000 |
- Hóp | - | 4.000 |
- Vầu | - | 3.000 |
- Bương | - | 6.000 |
- Hốc gầy | - | 3.700 |
- Cây lấy gỗ đường kính cây: |
|
|
+ Đường kính cây > 20cm | - |
|
- Đường kính cây từ 18-20cm | - | 7.500 |
- Đường kính cây từ 14-17cm | - | 5.400 |
- Đường kính cây từ 10-13cm | - | 4.200 |
- Đường kính cây từ 8-10cm |
| 3.000 |
- Đường kính cây từ 5 - 8cm |
| 2.000 |
- Đường kính cây 5cm và cây trồng 1 năm trở lên |
| 1.800 |
- Cây mới trồng đến dưới 1 năm |
| 1.500 |
- Các hộ giao đất làm vườn rừng thì khi tính giá trị đền bù theo thiết kế vườn rừng do sở Nông lâm nghiệp phê duyệt và trừ chi phí phần kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ khi trồng rừng.
PHỤ LỤC SỐ 4
HỆ SỐ ÁP DỤNG GIÁ ĐỀN BÙ CHO CÁC ĐỊA BÀN TRONG TỈNH
1/ Công trình kiến trúc
- Lào cai, Cam đường | 1 |
- Phố lu, phố Ràng | 0,98 |
- Thị trấn Bát xát | 1,05 |
- Thị trấn Mường khương, sa pa, Văn bàn, Bắc Hà | 1,15 |
- Thị trấn Than Uyên | 1,2 |
- Các vùng sâu, vùng xa của các Huyện ( trừ 2 thị xã) nơi không có đường ô tô đi qua. | 1,5 |
2/ Cây cối hoa mầu.
- Thị xã Lào cai, cam đường và các xã ven đường quốc lộ thuộc Huyện Bảo thắng, Bát xát, Sa pa hệ số: | 1 |
- Các xã thuộc các Huyện Mường Khương, Bắc hà, Văn bàn , Bảo yên, Huyện Bảo Thắng, Bát xát, nơi có đường ô tô tỉnh lộ chạy qua hệ số: | 0,8 |
- Xã còn lại trên tất cả các Huyện thị ( nơi không có đường ô tô đi qua ) hệ số | 0,5 |
3. Ghi chú: Đối với các công trình xây dựng diện tích xây dựng và diện tích sàn được tính theo kích thước đo từ mép ngoài của tường hoặc cột hiên ( mép ngoài kết cấu chịu lực công trình ) không được tính đến mép hè hoặc rãnh tiêu nước mưa hay giọt nước chân mái rơi xuống.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN
Chủ hộ:................................................................
- Căn cứ Quyết định cấp đất:........................... để xây dựng công trình ...............................................
- Căn cứ nội dung được thông báo của Ban đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tại cuộc họp ngày ........ tháng ......... năm
Chủ hộ:
- Vợ: .............................................................................................................................................
- Chồng : .......................................................................................................................................
Sau khi đối chiếu với nội dung được thông báo về diện tích đất của gia định bị thu hồi để xây dựng công trình:
.......................................................................................................................................................
Chúng tôi tự kiểm kê toàn bộ số lượng cây cối, hoa mầu và vật kiến trúc trên diện tích đất phải thu hồi là:
STT | Loại tài sản | Đ.vị tính | Số lượng | D.tích chiếm đất Đ.giá đền bù | Tỷ lệ áp giá | Thành tiền | Ghi chú |
I | Vật kiến trúc ................. ................. |
|
|
|
|
|
|
II | Hoa màu ................ ............... |
|
|
|
|
|
|
Gia đình tôi xin cam đoan về nội dung đã kê khai gồm:
- Giấy tờ về sử dụng đất.
- Bìa hộ khẩu
- Số lượng tài sản nằm trong diện tích đất bị thu hồi là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sau trái xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời chúng tôi kiến nghị Ban ĐB TH GPMB khẩn trương kiểm tra để thống nhất kinh phí đền bù và các chế độ hỗ trợ khác, tạo điều kiện cho chúng tôi đi chuyển được nhanh gọn./.
Họ và tên vợ | Họ và tên chồng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
BIÊN BẢN THỐNG KÊ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Xây dựng công trình :................................................................
- Căn cứ Quyết định số................của ...............về việc cấp đất xây dựng công trình ( có sơ đồ kèm theo )
- Căn cứ QĐ số .............. của ..............................về việc thu hồi đất của...........................để sử dụng vào việc xây dựng công trình ...........................................................................................................
Hôm nay, ngày ........... tháng ..........năm 199
Chúng tôi gồm:
1) Chủ hộ
- Người chồng ..........................................................................................................
- Người vợ ................................................................................................................
-( Hoặc người ủy quyền ): ........................................................................................
2) Đại diện Ban GPMB: ...........................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3) Thành phần mời: ................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm ta xác định đất và tài sản trên đất đã đuợc chủ kê khai và nộp tại ban đền bù GPMB với các nội dung cụ thể như sau:
1) Số nhân khẩu trong hộ:
2) Lý lịch lô đất: ( đất phải thu hồi để xây dựng các công trình nhà nước). Trong đó nêu rõ:
- Quyết định cấp đất ( có sơ đồ kèm theo ) nêu rõ phần phải thu hồi là bao nhiêu m2.
- Thông báo hoặc giấy tờ hợp lệ.
- Biên bản bàn giao đất.
- Biên lai thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ( trường hợp chưa hoàn thành tất thủ tục sang tên )
BẢN TỔNG HỢP VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
Kèm theo biên bản kiểm kê ngày ......... tháng ........ năm
Chủ hộ ...........................................................................
STT | Loại đất | Diện tích được cấp theo QĐ (m2) | D. tích phải thu hồi đất (m2) | Chi tiết tài sản trên đất phần phải thu hồi (m2) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 2 3 4 ...... | - Đất vườn - Đất thổ cư - Đất vườn tạp - Đất vườn rừng
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG HỢP | CHỦ HỘ | BAN GPMB | CHỦ ĐẦU TƯ |