Quyết định số 3670/1998/QĐ-UB ngày 30/06/1998 Về việc cử và quản lý cán bộ tham gia vào doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 3670/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Ngày ban hành: 30-06-1998
- Ngày có hiệu lực: 09-07-1998
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-06-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 5810 ngày (15 năm 11 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 05-06-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3670/1998/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CỬ VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ THAM GIA VÀO DOANH NGHIỆP IÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994
Căn cứ Luật đầu tư nước ngòai tại Việt Nam ngày 12/11/1996;
Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18/02/1997 và Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố Đà Nẵng .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc cử và quản lý cán bộ tham gia vào doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND thành phố , Trưởng Ban Tổ chức cính quyền, Giám đốc Sở kế hoạch - Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan, Giám đốc các Doanh nghiệp Nhà nước có vốn góp liên doanh thuộc UBND thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC CỬ VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ THAM GIA VÀO DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3670/1998/QĐ-UB ngày 30 tháng 06 năm 1998 của UBND thành phố)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Cán bộ thuộc các Doanh nghiệp Nha nươc do UBND thành phố Đà Nẵng thành lập có vốn góp trong các Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, (gọi tắt là Doanh nghiệp lien doanh) hoặc cán bộ không thuộc các đơn vị nói trên nhưng được UBND thành phố cử tham gia Đà Nẵng liên doanh với các chức danh là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng (gọi tắt là Cán bộ tham gia liên doanh) đều chịu sự điều chỉnh của các văn bản Nhà nước có liên quan và bản quy định này.
Điều 2: UBND thành phố Đà Nẵng trực tiếp quản lý các chức danh đã nêu tại điều 1 bản quy định này theo đúng quy định phân công, phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy ,các quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản có liên quan của UBND thành phố .
Điều 3: Ngoài sự quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp có vốn góp liên doanh, cán bộ tham gia Liên doanh còn phải chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ đầu tư của Sở Kế hoạch - Đầu tư, nghiệp vụ chuyên ngành của các ngành chức năng, sự quản lý về công tác của cán bộ của Sở chủ quản và UBND thành phố .
Điều 4: Cán bộ tham gia Liên doanh được Hội đồng quản trị Doanh nghiệp liên doanh bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc chỉ định giữ chức danh Kế toán trưởng của Doanh nghiệp liên doanh không được kiêm nhiệm công việc ở các cơ quan , Doanh nghiệp khác, kể cả Doanh nghiệp có vốn góp liên doanh.
Chương 2:
TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH CỬ CÁN BỘ THAM GIA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Điều 5: Tiêu chuẩn cán bộ tham gia liên doanh
1/ Cán bộ được cử tham gia liên doanh phải có các tiêu chuẩn sau:
a- Có lý lịch rõ ràng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, phẩm chất tốt, có đủ trình độ khả năng điều hành Doanh nghiệp liên doanh và bảo về các quyền lợi của phía Việt Nam.
b- Có thời gian tham gia quản lý Doanh nghiệp hoặc họat động trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư nước ngoài tối thiểu 3 năm, hoặc ít nhất 1 năm đối với cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành xếp loại khá, giỏi về đầu tư, ngoại thương.
c- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
2/ Yêu cầu về trình độ:
a- Có trình độ Đại học trở lên
b- Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu là bằng B
c- Có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác đầu tư, liên doanh với nước ngoài.
3/ Đối với chức danh Kế toán trưởng: Ngoài các tieu chuẩn như đã quy định tại Khoản 1, 2 Điều này, còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn đã được quy định tại Thông tư số 06/Tổ Chức-CĐKT ngày 01.9.1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công tác kế tóan và kiểm toán đối với Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 6: Việc cử, thay đổi hoặc giới thiệu cán bộ tham gia liên doanh do Doanh nghiệp tham gia liên doanh đề nghị, có ý kiến thống nhất bằng căn bản của Sở chủ quản và Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Trường hợp đặc biệt cần thuê chuyên gia là người không thuộc diện cán bộ do UBND thành phố quản lý làm đại diện phần vốn góp của phía Việt Nam trong Doanh nghiệp liên doanh thì phải xin ý kiến chỉ đạo trước của UBND thành phố .
Điều 7: Ban tổ chức chính quyền là cơ quan thẩm định , đề xuất và trình UBND thành phố quyết định việc cử cán bộ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố , các quận, huyện , đơn vị khác tham gia Doanh nghiệp liên doanh.
Chương 3:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ ĐƯỢC CỬ THAM GIA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Điều 8 : Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tham gia Liên doanh được thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản khác óc liên quan của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9 : Cán bộ tham gia liên doanh có trách nhiệm thực hiện các qui định của Nhà nước có liên quan và các nghĩa vụ cụ thể sau đây :
1. Đối với doanh nghiệp Liên doanh :
a- Thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn đã được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản khác có liên quan;
b- Không được tiết lộ bí mật Quốc gia, các thông tin có ảnh hưởng không có lơi đối với phía Việt Nam.
c- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam tại doanh nghiệp liên doanh theo đúng quy định của pháp luật về lao động; xây dựng và tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể hoạt động hợp pháp trong Doanh nghiệp lien doanh.
d- Đầu tranh chống những biểu hiện vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm điều lệ liên doanh của phía nước ngoài.
e- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc là người Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cấp ủy Đảng tại Doanh nghiệp liên doanh (nếu có) thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đảng viên, người lao động tại Doanh nghiệp liên doanh hiểu và tự giác chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vốn góp váo Doanh nghiệp lien doanh ( gọi tắt là doanh nghiệp Việt Nam)
a – Có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đóng góp và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp khách của doanh nghiệp Việt Nam.
b - Chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản, chấp hành tốt các chế độ sinh hoạt có liên quan đến nhiệm vụ được giao trong Doanh nghiệp liên doanh và các sinh hoạt Đảng, Đoàn thể ( nếu có ).
c- Thực hiện việc báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, các mặt hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp liên doanh, các tình hình biến động, quyền lợi chính đáng của người lao động và những vấn đề khác trong hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh;
d- Trước khi họp Hội đồng quản trị của Doanh nghiệp liên doanh, phải tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Doanh nghiệp Việt Nam và Sở chủ quản.
3. Đối với cơ quan chủ quản, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan:
a- Thực hiện báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình hoạt động các mặt của Doanh nghiệp liên doanh.
b- Đề xuất và kiến nghị những vấn đề cần được giải quyết, các biện pháp cần thiết để Doanh nghiệp liên doanh tồn tại và phát triển theo hướng bảo đảm quyền lợi cho phía Việt Nam.
c- Chịu sự quan lý về công tác cán bộ của Sở chủ quản và UBND thành phố theo qui định.
Điều 10 : Cán bộ tham gia liên doanh được hưởng các quyền lợi theo đúng qui định hiện hành của Nhà ước và các quyền lợi cụ thể sau đây :
a- được hưởng lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương do Doanh nghiệp liên doanh chi trả sau khi trừ các khoản phải trích nộp theo qui định chiện hành của Nhà nước. Ngoài ra còn được hưởng các khoản về phúc lợi ở Doanh nghiệp Việt Nam do hiệu quả đầu tư mang lại.
b- Sau thời gian công tác ở Doanh nghiệp liên doanh, nếu được điều động trở lại đơn vị cũ hoặc bô trí công tác khác ( không phải do kỷ luật hoặc do không hoàn thành nhiệm vụ được giao ) thì được xếp lại lương hoặc nâng lương theo qui định hiện hành của Nhà nước.
c- Nếu do khách quan mà Doanh nghiệp liên doanh không còn hoạt động thì trong thời hạn một tháng kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh sẽ được tiếp tục bố trí công tác khác.
d- Được tạo điều kiện tham dự các khóa học, các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ do UBND thành phố tổ chức ( nếu Doanh nghiệp liên doanh cử).
e- Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch, hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các cuộc họp khác tại Doanh nghiệp Việt Nam có liên quan đến Doanh nghiệp liên doanh.
Điều 11 : Cán bộ tham gia Liên doanh nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được khen thưởng theo qui dđịnh hiện hành của Nhà nước như đối với cán bộ trong Doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 12 :
1. Cán bộ tham gia Liên doanh do thiếu trách nhiệm hoặc có những hành vi vi phạm gây trở ngại cho hoạt động hoặc gây tổn thất cho Doanh nghiệp liên doanh hoặc phần vốn góp của phía Việt Nam trong Doanh nghiệp liên doanh thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như đối với cán bộ trong Doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì còn phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
2. Sau 2 năm kề từ thời điểm nhận được Giấy phép đầu tư, nếu Doanh nghiệp liên doanh chưa đi vào hoạt động được hoặc nhiều nhất sau 3 năm hoạt động, doanh nghiệp liên doanh liên tục bị thua lỗ ( không phải do khách quan hoặc điều lệ liên doanh đã phê duyệt ) thì cán bộ tham gia liên doanh sẽ được xem xét xử lý cụ thể.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13 : Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện bản Quy định này. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất phải tổng hợp và báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng ( thông qua Ban Tố chức cghính quyền) về tình hình hoạt động của các cán bộ được cử tham gia Liên doanh.
Điều 14 : Quy định này áp dụng đối với tất cả cán bộ tham gia Liên doanh, kể cả đối với cán bộ tham gia vào Doanh nghiệp liên doanh trước ngày ban hành Quy định này.
Điều 15 : Trong quá trình thực hiện bản Quy định này, nếu có gì vướng mắc, phát sinh thì các ngành, địa phương phản ảnh về UBND thành phố ( qua Ban Tổ chức chính quyền và Sở Kế hoạc - Đầu tư ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.