cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 13/06/1996 Về tổ chức tổng điều tra tình hình cơ bản các hộ nghèo năm 1996 do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 13-06-1996
  • Ngày có hiệu lực: 13-06-1996
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-04-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6515 ngày (17 năm 10 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-04-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-04-2014, Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 13/06/1996 Về tổ chức tổng điều tra tình hình cơ bản các hộ nghèo năm 1996 do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 15/04/2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977-31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UB

Long Xuyên, ngày 13 tháng 06 năm 1996

 

CHỈ THỊ

V/V TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÁC HỘ NGHÈO NĂM 1996

Trong những năm qua việc thực hiện chương trình “Xoá đói giảm nghèo” đã đạt được một số thành tích nhất định. Về cơ bản, Tỉnh ta không còn hộ đói, song hộ nghèo vẫn còn khá nhiều. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng, nhiều hộ nghèo đã cố gắng vươn lên, thoát khỏi tình trạng nghèo túng. Một số ít hộ nghèo trở thành hộ khá.

Để có căn cứ đầy đủ, cụ thể và vững chắc, làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện chương trình “Xoá đói giảm nghèo” đạt hiệu quả ngày càng cao hơn, Uỷ ban Nhân Dân tỉnh chỉ thị tổ chức Tổng điều tra tình hình cơ bản các hộ nghèo trong phạm vi toàn tỉnh với những nội dung và biện pháp như sau:

1- Nội dung điều tra chỉ tập trung vào các đối tượng là hộ nghèo, có hướng dẫn kèm theo. Bao gồm các chủ hộ là dân nghèo thành thị, nông thôn, cán bộ, Đảng viên, đoàn thể, công nhân viên chức và đối tượng chính sách.

2- Tổ chức chỉ đạo:

- Cấp tỉnh thành lập BCĐ tổng điều tra hộ nghèo cấp tỉnh để chỉ đạo cuộc tổng điều tra.

Cục Thống kê và Sở Lao động – TBXH có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tổng điều tra trong toàn Tỉnh và báo cáo kết quả tổng hợp về UBND tỉnh.

- Cấp huyện giao cho BCĐ xoá đói giảm nghèo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

3- Lực lượng điều tra bao gồm: các ngành Thống kê, Lao động – TBXH, các ngành liên quan và đoàn thể mà chủ yếu là lực lượng giáo viên.

4- Việc lập danh sách hộ nghèo ở ấp, khóm làm cơ sở cho điều tra, phải được sự phối hợp thống nhất giữa chính quyền và các đoàn thể trong việc bình chọn, lập danh sách trước khi điều tra. Hộ chính sách nghèo thuộc diện quản lý của ngành LĐ-TBXH được đưa vào kiểm tra và quản lý chặt để tổ chức thực hiện chính sách được đầy đủ, chính xác.

Kết quả cuộc tổng điều tra hộ nghèo lần này sẽ là cơ sở phục vụ lâu dài, được lưu trữ theo dõi thường xuyên, cập nhật tình trạng tăng giảm của hộ nghèo, trên máy vi tính qua nhiều năm, bắt đầu từ năm 1996, để giúp Tỉnh có kế hoạch chỉ đạo sát sao hàng năm trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương.

Do tầm mức quan trọng của cuộc tổng điều tra, các ngành, các địa phương được giao nhiệm vụ trên phải thực hiện đạt mức độ chính xác và đầy đủ, phản ánh đúng thực trạng hộ nghèo của Tỉnh, giúp Tỉnh có cơ sở vững chắc thực hiện thành công chính sách giảm nghèo cho tỉnh nhà.

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Nhị