cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26/06/1997 Về quy định trình tự và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 3217/QĐ-UB-QLĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 26-06-1997
  • Ngày có hiệu lực: 26-06-1997
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-11-2000
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1224 ngày (3 năm 4 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-11-2000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-11-2000, Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26/06/1997 Về quy định trình tự và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 58/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25/10/2000 Về cấp giấy phép xây dựng (GPXD) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3217/QĐ-UB-QLĐT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Quyết định số 256/CT ngày 13-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thực hiện chế độ Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

- Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ ban hành Điềy lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Thông tư số 05/BXD-KTQH ngày 18-9-1996 của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 18-02-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 01/BXD-CSXD ngày 15-4-1997 của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ Văn bản số 462/BXD-KT-QH ngày 23-4-1997 của Bộ Xây dựng về việc thỏa thuận ban hành quy định cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về trình tự và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Quy định này được áp dụng từ ngày 26 tháng 6 năm 1997, thay thế các quy định về trình tự và thẩm quyền cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 1328/QĐ-UB-QLĐT ngày 06-9-1993, Quyết định số 117/QĐ-UB-QLĐT ngày 13-01-1994 của Ủy ban nhân dân thành phố và bãi bỏ các quy định trái với quy định này.

Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Kiến trức sư trưởng thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Xây dựng
- TT/TU - TT/HĐND.TP
- TTUB: Q.CT, các PCT, UV/CT
- Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể TP
- Viện Kiểm sát nhân dân TP
- Tòa án nhân dân thành phố
- Các Báo, Đài TP
- VPUB: CPVP, các Tổ
- Lưu

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hùng Việt

 

QUY ĐỊNH

TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26-6-1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Mọi việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, thay đổi mục đích sử dụng các công trình của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa (gọi chung là giấy phép xây dựng) mới được thực hiện, trừ các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng (thực hiện theo trình tự thủ tục của Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 và Nghị định số 12/CP ngày 18-02-1997 của Chính phủ).

1.1. Công trình thuộc dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thuộc nhóm A và B (trên cơ sở thỏa thuận kiến trúc qui hoạch của Kiến trúc sư Trưởng thành phố và đã được Bộ Xây dựng chấp thuận thiết kế kỹ thuật đối với dự án nhóm A và Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận thiết kế kỹ thuật đối với dự án nhóm B).

Chậm nhất 10 ngày trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải nộp một bộ hồ sơ thiết kế đã được thẩm định và một bản quyết định của cơ quan thẩm định thiết kế cho Văn phòng Kiến trúc sư Trưởng thành phố để quản lý về kiến trúc qui hoạch và lưu trữ.

1.2. Các trường hợp sửa chữa nhỏ có tính chất bảo trì như trát vá, quét vôi, đảo ngói, thay mái tôn, lát nèn, thay cửa (trừ trường hợp mở cửa ra đường phố chính) và các trường hợp cải tạo, sửa chữa lắp đặt các thiết bị đường ống kỹ thuật trong nhà và trong khuôn viên, trang trí nội thất không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình và bộ mặt đường phố.

Điều 2.- Các công trình trong quy định này bao gồm tất cả các công trình xây dựng, sửa chữa (kể cả nhà ở của hộ nhân dân), công trình xây dựng tạm, công trình quảng cáo, công trình kỹ thuật đô thị, v.v…

Điều 3.- Nhà ở riêng lẻ nêu trong quy định này là loại nhà ở của từng hộ gia đình riêng biệt. Các loại nhà chung cư, khách sạn, công trình nhiều công năng và các công trình dân dụng công nghiệp khác không thuộc loại này.

Điều 4.- Công trình gồm nhiều hạng mục xây dựng trên diện tích đất rộng lớn, chủ đầu tư phải lập họa đồ thiết kế tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500.

Điều 5.- Đối với các công trình di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng và các công trình kiến trúc có giá trị được công nhận phải giữ gìn, bảo vệ; việc cho phép phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại phải được cơ quan quản lý văn hóa thông tin cấp có thẩm quyền và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận.

Điều 6.- Tổ chức, cá nhân thực hiện thiết kế thẩm định thiết kế và thi công phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật.

6.1- Việc thiết kế xây dựng, sửa chữa các công trình phải do tổ chức hoặc cá nhân có đăng ký và có giấy phép hành nghề thiết kế xây dựng đúng chuyên ngành thực hiện.

6.2- Việc thi công xây dựng công trình kiên cố hoặc bán kiên có cấp 3 phải do đơn vị thi công có đăng ký và có giấy phép hành nghề thực hiện. Đơn vị thi công và chủ công trình phải xây dựng đúng họa đồ thiết kế được duyệt.

Điều 7.- Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có yêu cầu phòng cháy và bảo vệ môi trường thì trong giai đoạn thiết kế kiến trúc, đơn vị thiết kế phải tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Nhà nước. Riêng bản thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm và hệ thống phòng chống cháy phải được sự chấp thuận của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố và Phòng Cảnh sát PCCC (Công an thành phố Hồ Chí Minh).

Điều 8.- Các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được căn cứ theo Nghị định 60/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ, văn bản số 1427/CV-DC ngày 13-10-1995 và văn bản số 647/CV-DC ngày 31-5-1995 của Tổng Cục Địa chính và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 9.- Trường hợp người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước xin phép xây dựng, sửa chữa nhà đang thuê phải được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Điều 10.- Giấy phép xây dựng có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ký. Quá hạn trên, nếu muốn xây dựng, chủ đầu tư phải xin phép gia hạn tại cơ quan cấp giải quyết xây dựng (chỉ được gia hạn 1 lần), thời hạn gia hạn thêm là 1 năm. Sau 2 năm giấy phép xây dựng không còn giá trị khởi công xây dựng, muốn xây dựng chủ đầu tư phải lập lại hồ sơ xin giải quyết xây dựng.

Khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư phải báo cho cơ quan cấp giải quyết xây dựng để lập biên bản kiểm tra công trình hoàn thành.

Giấy phép xây dựng có kèm theo biên bản kiểm tra công trình hoàn thành mới có giá trị để đăng ký quyền sở hữu.

Điều 11.- Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung bản thiết kế khác với nội dung đã được cho phép xây dựng ghi trong giấy phép và họa đồ thiết kế được duyệt đính kèm, chủ đầu tư phải xin thay đổi, bổ sung sau khi đã được cấp giải quyết xây dựng mới.

Khi cấp giấy phép xây dựng mới, cơ quan cấp phép phải thu hồi và hủy bỏ giấy phép cũ.

Điều 12.- Nghiêm cấp việc xây dựng và hợp thức hóa các công trình xây dựng trong các khu vực cấp xây dựng, trong phạm vi lộ giới, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước, thoát nước, hệ thống dây dẫn điện, bưu điện, giếng nước ngầm, sông rạch, kênh dẫn nước, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng có hành lang bảo vệ khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 13.- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoàn toàn chịu trách nhiệm về chuyên môn trong lĩnh vực qui hoạch, kiến trúc đô thị, nếu có sai phạm do việc cấp giấy phép xây dựng gây ra.

Chương II

THẨM QUYỀN CẤP PHÉP XÂY DỰNG

Điều 14.- Kiến trúc sư Trưởng thành phố thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa cho tất cả các loại công trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trừ các công trình xây dựng trong Khu chế xuất và Khu công nghiệp tập trung do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận (huyện) được quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Quy định này.

Điều 15.- Các công trình đầu tư xây dựng có chiều cao trên 15 tầng tại khu trung tâm thành phố (theo họa đồ ranh giới khu trung tâm đính kèm), Kiến trúc sư Trưởng thành phố tham vấn ý kiến của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch thành phố và báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Kiến trúc sư Trưởng thành phố xem xét cấp giấy phép xây dựng.

Việc phá bỏ biệt thự cũ tại khu trung tâm hiện hữu và các công trình văn hóa, lịch sử để xây dựng các công trình khác phải do Kiến trúc sư Trưởng thành phố xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Điều 16.- Đối với việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

16.1- Các công trình như nhà ga, nhà máy nước, trạm biến thế, bưu điện, tháp truyền hình, v.v… Kiến trúc sư Trưởng thành phố xét cấp giấy phép xây dựng như các công trình công nghiệp, dân dụng.

16.2- Các công trình xây dựng theo tuyến đường sá, đường dây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, dẫn khí, thông tin liên lạc, v.v.. Kiến trúc sư Trưởng thành phố xem xét, có văn bản thỏa thuận hướng tuyến của công trình, kèm theo họa đồ mặt bằng vị trí tuyến công trình, mặt cắt chủ yếu thể hiện việc bố trí tổng hợp đường dây, đường ống. Sau khi được cấp thẩm quyền (theo Nghị định 42/CP) phê duyệt thiết kế kỹ thuật, công trình được phép xây dựng, tuy nhiên trước khi khởi công chủ đầu tư phải gởi một bộ hồ sơ thiết kế công trình đến cơ quan Kiến trúc sư Trưởng thành phố để kiểm tra, theo dõi và lưu trữ.

Điều 17.- Đối với công trình tôn giáo:

17.1- Đối với những công trình hiện có của các tôn giáo, Kiến trúc sư Trưởng thành phố cấp giấy phép xây dựng mới các loại nhà phụ và sửa chữa có thay đổi kết cấu và kiến trúc hiện hữu.

17.2- Trường hợp xây dựng mới các công trình tôn giáo, Kiến trúc sư Trưởng thành phố cấp giấy phép xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 18.- Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập được quyền cấp giấy phép xây dựng các công trình trong phạm vị ranh giới Khu chế xuất và Khu công nghiệp tập trung theo đúng quy định của pháp luật và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Kiến trúc sư trưởng thành phố và phải báo cáo thường xuyên tình hình cấp phép xây dựng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời gởi một bộ hồ sơ thiết kế công trình đến cơ quan Kiến trúc sư Trưởng thành phố để kiểm tra, theo dõi và lưu trữ.

Điều 19.- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa các công trình sau đây:

19.1- Cấp giấy phép sửa chữa không thay đổi kết cấu và kiến trúc của các công trình tôn giáo hiện có như chùa, miếu thờ, đền thờ, nhà thờ, thánh thất, tu viện, v.v..

19.2- Cấp giấy phép xây dựng các công trình có vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng bao gồm trường học, nhà trẻ, trạm y tế, trụ sở làm việc của chính quyền địa phương, công viên, vườn hoa và các loại nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân, theo quy định cụ thể về quy mô công trình trong từng khu vực sau đây:

a) Những khu vực đã có dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kèm theo họa đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và họa đồ thiết kế mẫu nhà đã được Kiến trúc sư Trưởng thành phố duyệt.

Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp giấy phép xây dựng theo qui hoạch được duyệt không kể quy mô diện tích và tầng cao.

b) Những khu vực đã có bản đồ qui hoạch chi tiết sử dụng đất (tỷ lệ 1/2000 - 1/5000) được Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Kiến trúc sư Trưởng thành phố duyệt. Đối với các trường hợp nhà ở riêng lẻ có diện tích sàn trên 200m2 hoặc có chiều cao trên 3 tầng (1 trệt 2 lầu, tầng lửng không kể là 1 tầng), Ủy ban nhân dân quận - huyện phải có ý kiến thỏa thuận về kiến trúc quy hoạch của Kiến trúc sư Trưởng thành phố trước khi cấp giấy phép xây dựng.

c) Những khu vực sau đây, Ủy ban nhân dân quận - huyện phải được Kiến trúc sư Trưởng thành phố thỏa thuận về kiến trúc, qui hoạch:

- Chưa có bản đồ qui hoạch chi tiết sử dụng đất được duyệt (tỷ lệ 1/2000 - 1/5000).

- Khu trung tâm thành phố hiện hữu (theo họa đồ ranh giới khu trung tâm đính kèm).

- Các trục đường chính của thành phố (danh sách tên đường đính kèm).

- Trong phạm vi bán kính 100m cách khu di tích văn hóa lịch sử.

Trong khi chờ ý kiến của Kiến trúc sư Trưởng thành phố, hồ sơ vẫn được Ủy ban nhân dân quận - huyện xem xét đối với các yêu cầu khác.

Tùy theo nhu cầu cụ thể tại từng khu vực chưa có qui hoạch chi tiết được duyệt nhưng đã có nghiên cứu qui hoạch cụ thể, Kiến trúc sư Trưởng thành phố có thể thỏa thuận về qui hoạch theo từng khu vực hoặc thỏa thuận cho từng công trình để Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp giấy phép xây dựng.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÁNH

Điều 20.- Nhà ở riêng lẻ: Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân quận - huyện

20.1- Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ trên nền đất trống (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.

b) Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

c) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình, tỷ lệ 1/5000 - 1/25.000.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Mặt bằng bố cục trong khuôn viên, tỷ lệ 1/100.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

20.2- Hồ sơ xin phép xây dựng (phá bỏ nhà cũ xây dựng mới) sửa chữa cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ trong phạm vi khuôn viên nhà ở hiện hữu thuộc sở hữu tư nhân (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Bản sao hợp pháp giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, kèm theo bản trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

c) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình, tỷ lệ 1/5000 - 1/25.000.

- Mặt bằng bố cục trong khuôn viên, tỷ lệ 1/100.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

d) Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo sửa chữa và mở rộng.

20.3- Hồ sơ xin phép xây dựng (phá bỏ nhà cũ xây dựng nhà mới), sửa chữa cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ trong khuôn viên nhà ở hiện hữu do Nhà nước quản lý (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Bản sao hợp pháp hợp đồng thuê nhà.

c) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà, cơ quan ký hợp đồng cho thuê nhà, kèm theo bản sao quyết định xác lập quyền sở hữu nhà của Nhà nước.

d) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình, tỷ lệ 1/5000 - 1/25.000.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Mặt bằng bố cục trong khuôn viên, tỷ lệ 1/100.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

e) Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo sửa chữa và mở rộng.

Trường hợp chủ sở hữu nhà đứng đơn xin phép xây dựng, hồ sơ xin phép xây dựng được thực hiện theo Điều 22 dưới đây.

Điều 21.- Hồ sơ thiết kế nhà ở nêu tại Điều 20 trên đây không phải nộp văn bản thẩm định thiết kế kết cấu.

Điều 22.- Công trình công nghiệp, dịch vụ và các công trình dân dụng không phải nhà ở riêng lẻ:

22.1- Hồ sơ xin phép xây dựng công trình trên đất trống mới được giao hoặc thuê (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, kèm theo trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

c) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình 1/5000 - 1/25.000.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Tổng mặt bằng toàn khuôn viên, tỷ lệ 1/500.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

d) Bản sao Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước thì phải có bản sao văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình của tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế kỹ thuật.

22.2- Hồ sơ xin phép xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa mở rộng công trình hiện hữu trên khu đất đang sử dụng hợp pháp (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Bản sao hợp pháp giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công trình, kèm theo trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

c) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình, tỷ lệ 1/5000 - 1/25.000.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Tổng mặt bằng toàn khuôn viên, tỷ lệ 1/500.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

d) Bản sao Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình của tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế kỹ thuật (đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước).

e) Đối với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liền kế trước khi cải tạo sửa chữa.

g) Các yêu cầu khác:

- Đối với công trình có yêu cầu thay đổi mục đích sử dụng đất (Điều 11, Điều 23 Luật Đất đai) thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Đối với các công trình di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc có giá trị được Nhà nước công nhận, xếp hạng phải có văn bản hoặc giấy cho phép phá dỡ hoặc thay đổi kiến trúc… của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 23.- Công trình tôn giáo

Hồ sơ xin phép xây dựng các công trình tôn giáo (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Bản sao hợp pháp giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

c) Hồ sơ thiết kế:

- Sơ đồ vị trí công trình, tỷ lệ 1/5000 - 1/25.000.

- Họa đồ vị trí lô đất có ranh lô (bằng khoán) đất, lộ giới, tỷ lệ 1/500 - 1/1000.

- Tổng mặt bằng toàn khuôn viên, tỷ lệ 1/500.

- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100.

- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải, tỷ lệ 1/100 - 1/200.

d) Văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo thành phố đối với các công trình quy định tại Điều 17, khoản 17.1 hoặc văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các công trình theo khoản 17.2.

Điều 24.- Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

24.1- Hồ sơ xin phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nếu là công trình như nhà ga, nhà máy nước, trạm biến thế, bưu điện, tháp truyền hình, v.v…. thì lập hồ sơ theo quy định như đối với các công trình công nghiệp, dịch vụ và các công trình dân dụng.

24.2- Hồ sơ xin phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng theo tuyến như đường sá, đường dây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, dẫn khí, thông tin liên lạc, v.v… (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b) Hồ sơ thiết kế:

- Mặt bằng vị trí tuyến công trình, tỷ lệ 1/2000 - 1/5000.

- Mặt bằng tổng thể công trình, tỷ lệ 1/500 (nếu có).

- Mặt cắt chủ yếu thể hiện bố trí tổng hợp đường dây, đường ống tỷ lệ 1/100 - 1/200.

Điều 25.- Công trình quản cáo (đối với công trình quảng cáo ngoài trời, có diện tích xây dựng lớn hơn 12m2).

Hồ sơ xin phép xây dựng công trình quảng cáo (3 bộ) gồm có:

a) Đơn xin phép xây dựng phải có chữ ký của chủ nhà hoặc chủ sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận chủ quyền nhà nếu đặt quảng cáo trên công trình kiến trúc, giấy phép sử dụng đất nếu công trình quảng cáo trên đất trống.

c) Họa đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/500 - 1/1000 nếu công trình quảng cáo xây dựng trên đất trống, tỷ lệ 1/200 nếu công trình quảng cáo đặt trên công trình kiến trúc hiện có.

d) Họa đồ thiết kế hình dáng và kết cấu công trình quảng cáo, bao gồm mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt tủ lệ 1/100 - 1/50 do đơn vị có tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề thiết kế xây dựng lập.

e) Họa đồ thiết kế phải có chữ ký thỏa thuận của chủ đầu tư xây dựng.

f) Nếu công trình quảng cáo được xây dựng, lắp đặt trên công trình kiến trúc hiện có, phải có biên bản khảo sát nhà hiện hữu, có thẩm định chất lượng kết cấu nhà đủ điều kiện an toàn cho phép xây dựng lắp đặt thêm công trình quảng cáo của đơn vị có chức năng.

g) Ảnh chụp vị trí đặt quảng cáo ở khoảng cách 50m và 200m. Chụp ở hai góc 900 và 450 so với mặt tiền công trình quảng cáo.

h) Bản vẽ màu mô tả sơ bộ nội dung, màu sắc sẽ thực hiện trên công trình quảng cáo.

i) Văn bản thẩm định về an toàn kết cấu công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Đối với công trình không sử dụng vốn Nhà nước thì nộp văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình của tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế kỹ thuật.

Điều 26.- Thỏa thuận về kiến trúc, qui hoạch

a) Hồ sơ xin thỏa thuận về kiến trúc, qui hoạch đối với công trình nhà ở riêng lẻ đã nêu tại Điều 19 (1 bộ) gồm hồ sơ theo quy định tại Điều 20.

b) Hồ sơ xin thỏa thuận về kiến trúc, qui hoạch đối với các công trình khác (kể cả công trình có vốn đầu tư nước ngoài) ngoài nhà ở riêng lẻ (2 bộ) gồm có:

- Đơn xin thỏa thuận về kiến trúc, qui hoạch (theo mẫu) trong đó giải trình quy mô, tính chất công trình, nhu cầu sử dụng đất và việc sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật iện có trong khu vực.

- Sơ đồ vị trí lô đất, tỷ lệ 1/5000 - 1/25000.

- Tổng mặt bằng kiến trúc trên lô đất, tỷ lệ 1/500 - 1/2000.

- Họa đồ hiện trạng hệ thống kỹ tuật hạ tầng khu vực liên quan, tỷ lệ 1/2000 (giao thông, cấp - thoát nước, điện…).

Điều 27.- Quy định thời gian

27.1- Thời gian xét duyệt cấp phép kể từ ngày chủ đầu tư nộp đủ hồ sơ theo đúng thủ tục quy định:

a) Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bán kiên cố: 20 ngày.

b) Giấy phép xây dựng công trình phúc lợi công cộng, nhà ở riêng lẻ kiên cố: 30 ngày.

c) Giấy phép xây dựng các công trình khác (ngoài công trình phúc lợi công cộng và nhà ở riêng lẻ): 45 ngày.

27.2- Thơi gian gia hạn giấy phép xây dựng: 15 ngày.

27.3- Thời gian cấp biên bản kiểm tra công trình hoàn thành 20 ngày.

27.4- Thỏa thuận về kiến trúc - qui hoạch:

- Nhà ở riêng lẻ, công trình phúc lợi công cộng: 10 ngày.

- Các công trình khác ngoài nhà ở tiêng lẻ và công trình phúc lợi công cộng: 20 ngày. Quá thời hạn nêu trên, nếu Kiến trúc sư Trưởng thành phố không trả lời thì xem là đồng ý, các cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp tục xem xét giải quyết theo quy định.

Điều 28.- Tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan

Tùy theo yêu cầu, đặc điểm của từng công trình, trong các trường hợp chưa có quy định trong quy chuẩn hoặc các quy định pháp luật, cơ quan cấp giấy phép xây dựng gới văn bản tham vấn ý kiến các cơ quan chức năng liên quan như: địa chính, qui hoạch, văn hóa, y tế, công nghệ môi trường, PCCC, giao thông công chánh, quốc phòng…

Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày.

Đối với những công trình lớn, đặc biệt quang trọng có yêu cầu cao về nghệ thuật, bảo vệ cảnh quang môi trường, liên quan đến bộ mặt kiến trúc đô thị, nếu cần cơ quan cấp giấy phép xây dựng tổ chức lấy ý kiến của Hội đồng Kiến trúc qui hoạch thành phố.

Điều 29.- Hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng gồm có:

- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu).

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

Điều 30.- Hồ sơ hoàn thành công trình gồm có:

- 1 giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu)

- 1 bản phô tô giấy phép xây dựng

- 1 bản sao hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề xây dựng.

Trường hợp xây dựng sai họa đồ thiết kế được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xây dựng, làm thay đổi đáng kể kết cấu và bộ mặt kiến trúc công trình, phải lập lại 3 bộ hồ sơ thiết kế và 1 bản sao quyết định xử phạt vi phạm xây dựng (nếu thuộc diện vi phạm).

Điều 31.- Sau khi cấp giấy phép xây dựng và biên bản kiểm tra công trình hình thành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung phải gởi 1 bộ hồ sơ cấp phép về cơ quan Kiến trúc sư Trưởng thành phố để đưa vào lưu trữ quốc gia.

Điều 32.- Các biểu mẫu liên quan đến vịêc cấp giấy phép xây dựng, Kiến trúc sư Trưởng thành phố ban hành thống nhất trên toàn thành phố.

Chương IV

TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Điều 33.- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ

1. Tiếp nhận hồ sơ xin phép, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ và điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với các quy định hiện hành.

2. Xem xét hồ sơ xin phép xây dựng về chủ quyền nhà, quyền sử dụng đất, cử cán bộ kỹ thuật đến thực địa kiểm tra tại hiện trường nơi xin phép xây dựng mới hoặc sửa chữa và khu vực lân cận, lập bảng báo cáo có sơ đồ kèm theo về kiến trúc, đường sá, lộ giới, công trình kỹ thuật đô thị ngầm, nổi (theo biểu mẫu thống nhất) để trình xét cấp giấy phép xây dựng.

3. Khi chủ đầu tư có nhu cầu thay đổi, bổ sung khác với nội dung ghi trong giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung giấy phép xây dựng trong thời gian không quá 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, công trình phúc lợi công cộng và 20 ngày đối với cả công trình khác kể từ khi nhận đơn và họa đồ thiết kế xin thay đổi của chủ đầu tư.

4. Thu lệ phí (do Ủy ban nhân dân thành phố quy định) và trao giấy phép xây dựng.

5. Theo dõi và kiểm tra việc thi công theo đúng họa đồ thiết kế được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng. Kiểm tra và lập biên bản việc xây dựng định vị móng, công trình ngầm (hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải) và cho phép chủ đầu tư xây dựng tiếp phần bên trên hầm vệ sinh tự hoại. Kiểm tra và lập biên bản công trình hoàn thành.

Điều 34.- Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm thực hiện

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại giấy phép xây dựng.

2. Trước khi khởi công xây dựng hoặc sửa chữa, người được cấp giấy phép xây dựng phải thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn biết, niêm yết tại công trường xây dựng số giấy phép xây dựng và tên đơn vị thi công (theo mẫu). Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy phép xây dựng, hồ so thiết kế cho cán bộ có chức năng kiểm tra, thanh tra xây dựng.

Trong khi xây dựng, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải bảo đảm trật tự, vệ sinh, che chắn công trình đảm bảo an toàn cho nhân dân và các công trình xung quanh, nếu gây ra thiệt hại tới quyền lợi, nhà cửa và các công trình khác của tổ chức và nhân dân thì phải bồi thường. Nếu có tranh chấp, không hòa giải được thì hai bên (bên bị thiệt hại hoặc chủ đầu tư) đưa nội vụ ra tòa án xét xử.

3. Khi kết thúc mỗi công đoạn xây dựng: định vị móng, hầm cầu và cống thoát nước, hoàn thành công trình, chủ đầu tư phải cùng đơn vị thi công lập biên bản nghiệm thu từng phần, đồng thời phải báo cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng đến kiếm tra và lập biên bản (theo mẫu).

4. Khi công trình hoàn thành việc kiểm tra các giai đoạn thi công theo giấy phép xây dựng, có đủ chữ ký của nhân viên kiểm tra, được cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác nhận vào biên bản kiểm tra hoàn công, người được cấp giấy phép xây dựng làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu công trình.

Điều 35.- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải phân công nhân viên thường xuyên kiểm tra việc thi công theo giấy phép đã cấp.

Sau 3 ngày khi nhận được giấy báo đề nghị kiểm tra theo các giai đoạn thi công công trình chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải cử người đến kiểm tra, xác minh tại hiện trường. Nếu quá 3 ngày mà vẫn không có nhân viên của cơ quan cấp giấy phép xây dựng đến kiểm tra, thì chủ đầu tư được tiếp tục triển khai thi công công trình. Mọi sai sót do việc kiểm tra chậm trễ gây ra, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm.

Trong mọi trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện theo đúng giấy phép xây dựng được cấp. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng sai với quy định của giấy phép xây dựng thì phải được xử lý theo quy định pháp luật, sau đó mới được tiếp tục thi công.

Điều 36.- Cá nhân, tổ chức xây dựng, sửa chữa công trình không có giấy phép xây dựng hoặc sai nội dung giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chánh theo Nghị định số 48/CP ngày 05-5-1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 37.- Kiến trúc sư Trưởng thành phố có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân quận - huyện và của Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung. Khi phát hiện việc cấp giấy phép xây dựng sai quy định về xây dựng, qui hoạch, v.v… Kiến trúc sư Trưởng thành phố ra quyết định đình chỉ xây dựng công trình, thông báo cho cơ quan cấp phép (Ủy ban nhân dân quận - huyện hoặc Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung) và kiến nghị xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38.- Kiến trúc sư Trưởng thành phố có trách nhiệm kiểm tra và giải quyết thủ tục hoàn thành công trình cho các công trình do Kiến trúc sư Trưởng thành phố hoặc Sở Xây dựng đã cấp giấy phép khởi công, giấy phép xây dựng trước đây theo Quyết định 204/QĐ-UB ngày 24-6-1991 và Quyết định 1328/QĐ-UB-QLĐT ngày 06-9-1993 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 39.- Sở Tài chánh và Cục Thuế thành phố hướng dẫn việc thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

Điều 40.- Giao cho Kiến trúc sư Trưởng thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố tổ chức tập huấn về mặt nghiệp vụ và hình thành bộ máy giúp việc có năng lực để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, trong việc xét cấp giấy phép xây dựng đúng theo quy định của pháp luật.

 

DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH

CẦN THỎA THUẬN KT-QH TRƯỚC KHI CẤP PHÉP XD
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26-6-1997 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Quận
Huyện

Tên đường

Từ

Đến

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

- Cách Mạng Tháng 8

 

 

đến ranh quận 3

- Nguyễn Thị Nghĩa

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Thái Học

 

 

suốt tuyến

- Trần Hưng Đạo

 

 

đến ranh quận 5

- Phạm Ngũ Lão

 

 

suốt tuyến

- Lê Lai

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Văn Cừ

 

 

suốt tuyến

- Bến Chương Dương

 

 

suốt tuyến

- Hàm Nghi

 

 

suốt tuyến

- Lê Lợi

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Huệ

 

 

suốt tuyến

- Đồng Khởi

 

 

suốt tuyến

- Lê Thánh Tôn

 

 

suốt tuyến

- Hai Bà Trưng

 

 

suốt tuyến

- Pasteur

 

 

suốt tuyến

- Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 

 

suốt tuyến

- Phạm Ngọc Thạch

 

 

suốt tuyến

- Lê Duẩn

 

 

suốt tuyến

- Tôn Đức Thắng

 

 

suốt tuyến

- Đinh Tiên Hoàng

 

 

suốt tuyến

- Điện Biên Phủ

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

 

suốt tuyến

- Đường ven rạch Thị Nghè - Nhiêu Lộc

 

 

Theo qui hoạch

3

- Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

suốt tuyến

- Lý Thái Tổ

 

 

suốt tuyến

- Điện Biên Phủ

 

 

suốt tuyến

- Cách mạng tháng 8

 

 

suốt tuyến

- Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 

 

suốt tuyến

- Hai Bà Trưng

 

 

đến ranh Q.PN

- Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

 

 

theo qui hoạch

- Đường Võ Thị Sáu

 

 

suốt tuyến

Phú Nhuận

- Nguyễn Văn Trỗi

 

 

suốt tuyến

- Hoàng Văn Thụ

 

 

suốt tuyến

- Phan Đình Phùng

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Kiệm

 

 

đến ranh Q.GV

- Phan Đăng Lưu

 

 

đến ranh Q.BT

- Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

 

 

theo qui hoạch

Bình Thạnh

- Phan Đăng Lưu

ranh Phú Nhuận

 

suốt tuyến

- Điện Biên Phủ

ranh Q1

 

suốt tuyến

- Xô Viết Nghệ Tĩnh

cầu Thị Nghè

 

suốt tuyến

- Bạch Đằng

 

 

suốt tuyến

- Đường Lê Thánh Tôn nối dài

cầu Ba Son

Đài liệt sĩ - Cầu Đỏ

theo qui hoạch

- Đường Nơ Trang Long

 

 

suốt tuyến

- Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

 

 

theo qui hoạch

Thủ Đức. Q2, Q9

- Xa lộ Hà Nội

 

 

suốt tuyến

- Đại lộ 1 (Thủ Đức)

xa lộ Hà Nội

bờ sông Sài Gòn

theo qui hoạch

- Đường trục (dự phóng)

Thủ Thiêm

ranh Đồng Nai

 

- Đường ven sông Sài Gòn An Phú

 

 

suốt tuyến

- Quốc lộ 1A (cũ)

 

 

suốt tuyến

- Quốc lộ 13

 

 

suốt tuyến

- Xa lộ vành đai

ranh Hóc Môn

cuối tuyến

theo qui hoạch

- Tỉnh lộ 25

QL 52 (đường HN)

sông Đồng Nai

theo qui hoạch

- Đường Trần Não

QL 52 (đường HN)

Thủ Thiêm

suốt tuyến

5

- Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Thị Nhỏ

Trần Nhân Tôn

 

- Nguyễn Trãi

ranh Q1

cuối tuyến

 

- An Dương Vương

Nguyễn Thị Nhỏ

Nguyễn Văn Cừ

 

- Trần Hưng Đạo

Nguyễn Văn Cừ

Hồng Lạc

 

- Lê Hồng Phong

 

 

suốt tuyến

- Trần Văn Kiểu - Bến Hàm Tử

Ngô Nhân Tịnh

Nguyễn Văn Cừ

 

- Châu Văn Liêm

 

 

suốt tuyến

- Hải Thượng Lãn Ông

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Văn Cừ

 

 

suốt tuyến

- Tạ Uyên

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Tri Phương

ranh Q10

Bến Hàm Tử

 

- Hùng Vương

Nguyễn Văn Cừ

Ngô Quyền

 

6

- Trần Văn Kiểu

ranh Q5

cuối tuyến

 

- Minh Phụng

ranh Q11

Trần Văn Kiểu

 

- Hùng Vương

ranh Q5

An Dương Vương

 

- Hậu Giang - Tháp Mười

An Dương Vương

ranh Q5

 

- Đường ven kênh Lò Gốm

 

 

theo qui hoạch

- Lê Quang Sung

Hải Thượng Lãn Ông

cuối tuyến

 

- Bãi Sậy

ranh Q5

kênh Lò Gồm

 

10

- Lý Thường Kiệt

Nguyễn Chí Thanh

Bắc Hải

 

- Nguyễn Chí Thanh

Lý Nhân Tôn

Lý Thường Kiệt

 

- 3 tháng 2

CMT8

Lý Thường Kiệt

 

- Lý Thái Tổ

Hùng Vương

3 tháng 2

 

- Nguyễn Tri Phương

ranh Q5

Tô Hiến Thành

 

- Tô Hiến Thành

Lý Thường Kiệt

CMT8

 

- CMT8

3 Tháng 2

Bắc Hải

 

- Ngô Gia Tự

Ngã 6

Ngã 7

 

- Điện Biên Phủ

Ngã 7

ranh Q3

 

- Bắc Hải

 

 

suốt tuyến

11

- Hùng Vương

ranh Q6

ranh Q5

 

- 3 tháng 2

Hùng Vương

Lý Thường Kiệt

 

- Nguyễn Chí Thanh

Lý Thường Kiệt

cuối tuyến

 

- Minh Phụng

Hùng Vương

Ôn Ích Khiêm

 

- Bình Quới

Ông Ích Khiêm

Lê Đại Hành

 

- Lạc Long Quân

Hùng Vương

Lê Đại Hành

 

- Ông Ích Khiêm

ranh Q.TB

Bình Thới

 

- Lãnh Binh Thăng

Bình Thới

3 Tháng 2

 

- Lê Đại Hành

Lạc Long Quân

3 Tháng 2

 

- Lý Thường Kiệt

Nguyễn Chí Thanh

Thiên Phước

 

Bình Chánh

- Quốc lộ 1A

 

 

suốt tuyến

- Đường Bình Thuận

 

 

suốt tuyến

- Hùng Vương

 

 

suốt tuyến

- Đường vành đai trong

 

 

suốt tuyến

- Hương lộ 5

 

 

suốt tuyến

- Tỉnh lộ 10

 

 

suốt tuyến

- Đoạn mở thẳng TL.10

 

 

suốt tuyến

- An Dương Vương

ranh Q8

vành đai trong - ngã tư 4 xã

 

- Hương lộ 4

Tỉnh lộ 10 kéo dài

Hương lộ 8

 

- Đường liên ấp

Kéo dài HL4

Quốc lộ 1A

 

- Hương lộ 8

Quốc lộ 1A

Hương lộ 4

 

- Đoạn nối dài đường Bình Thuận

đầu tuyến

đường liên ấp (xã Tân Túc)

 

- Tân Kiên - Bình Lợi

Quốc lộ 1A

Hương lộ 4

 

- Hương lộ 7

đoạn thuộc Bình Chánh và khu vực 2600ha đô thị Nam Sài Gòn

 

 

- Chánh Hưng nối dài

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Thị Tần nối dài

 

đến Bình Thuận

 

Hóc Môn

- Quốc lộ 22

 

 

suốt tuyến

- QL 1A (XL vành đai)

 

 

suốt tuyến

- Tỉnh lộ 16

 

 

theo qui hoạch

Q12

- Nguyễn Oanh nối dài

ranh Q.GV

xa lộ vành đai

 

- Quang Trung

ranh Q.GV

xa lộ vành đai

 

Củ Chi

- Quốc lộ 22

 

 

suốt tuyến

- Tỉnh lộ 8

thị trấn

ngã ba Tân Qui

 

Gò Vấp

- Quang Trung

ngã 5

ranh Hóc Môn

 

- Vành đai trong

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Kiệm

Q.PN

Nguyễn Oanh

 

- Nguyễn Văn Nghi

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Oanh

Nguyễn Kiệm

ranh Hóc Môn

 

- Lê Văn Thọ

 

 

suốt tuyến

- Lê Quang Định

 

 

suốt tuyến

- 26 tháng 3 (dự kiến)

ranh Bình Thạnh

Hương lộ 11

 

- Hương lộ 11 (Phạm Văn Chiêu)

ranh Tân Bình

26 tháng 3

 

Tân Bình

- Lê Văn Sỹ

 

 

suốt tuyến

- Hoàng Văn Thụ

 

 

suốt tuyến

- CMT8

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Văn Trỗi

ranh Phú Nhuận

 

suốt tuyến

- Đường Trường Sơn

 

 

suốt tuyến

- Hương lộ 14

 

 

suốt tuyến

- Hòa Bình

Hương lộ 14

CV Đầm Sen Q11

 

- Vành đai trong HL2

 

 

theo qui hoạch

- Đường Bắc Nam

 

 

theo qui hoạch

4

- Khánh Hội

 

 

suốt tuyến

- Nguyễn Tất Thành

 

 

suốt tuyến

- Đoàn Như Hài

Nguyễn Tất Thành

Lê Quốc Hưng

 

- Bến Vân Đồn

Nguyễn Tất Thành

Lê Quốc Hưng

 

- Hoàng Diệu

Nguyễn Tất Thành

Đoàn Văn Bơ

 

- Lê Quốc Hưng

Lê Văn Linh

Bến Vân Đồn

 

8

- An Dương Vương

ranh Q6

kênh Đôi

 

- Ba Tơ

kênh Đôi

Bình Thuận

 

- Đường dự phóng giáp ranh Bình Chánh

 

 

suốt tuyến

- Liên tỉnh lộ 5

kênh Tàu Hủ

ranh Bình Chánh

 

- Chánh Hưng

kênh Tàu Hủ

Bình Thuận

 

Nhà Bè Q7

- Liên tỉnh lộ 15

cầu Tân Thuận

cuối tuyến

 

- Trần Xuân Soạn

Liên TL15

ranh Ông Lớn

 

- Bình Thuận

ranh Ông Lớn

Liên TL15

 

- Vĩnh Phước

kênh Tẻ

cuối tuyến

suốt tuyến

- Đường số 1

Liên TL15

Vĩnh Phước

 

- Đường liên xã Long Thới - Hiệp Phước

 

 

theo qui hoạch

- Đường dự phóng đi thành Tuy Hạ

ranh Bình Chánh

ranh Cần Giờ

 

Cần Giờ

- Trục chính Đông - Tây

sông Hà Thành

cửa Cần Giờ

 

Ghi chú: Những đoạn đường đã được KTS trưởng TP hướng dẫn chi tiết hoặc cấp chứng chỉ KTQH chung thì không cần thỏa thuận KTQH từng trường hợp riêng lẻ.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ