cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 13/CT.UB ngày 27/06/1995 Về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 13/CT.UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Ngày ban hành: 27-06-1995
  • Ngày có hiệu lực: 27-06-1995
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-04-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5418 ngày (14 năm 10 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-04-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-04-2010, Chỉ thị số 13/CT.UB ngày 27/06/1995 Về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 27/04/2010 Bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT.UB

Lào Cai, ngày 27 tháng 6 năm 1995

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông vẫn đang bị buông lỏng; hiện tượng coi thường kỷ cương, trật tự giao thông, vi phạm luật giao thông ngày càng gia tăng, gây nên tình trạng lộn xộn ách tác giao thông, gây ra nhiều tai nạn, làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản cùa nhân dân.

Để nhanh chóng lập lại kỷ cương, tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

* Các cấp, các ngành trong tỉnh khẩn trương tập trung chỉ đạo công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong năm 1995 và các năm tiếp theo, trước mắt đưa công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị vào nền nếp, theo đúng tinh thần Chỉ thị 317/TTg ngày 26.5.1995 của Thủ tướng Chính phú và Nghị định số 36/CP ngày 29.5.1995 của Chính phủ. Nhằm tạo ra được chuyển biến rõ rệt trên một số mặt sau đây:

+ Đối với đường bộ nghiêm cấm: sử dụng mặt đường, hè đường làm sân phơi, họp chợ để vật liệu xây dựng và những vật cản khác, cũng như xây dựng các cổng trinh trái phép thuộc hành lang giao thông đường bộ.

+ Đối với đô thị, phải tập trung giải quyết những điểm nút giao thông ngã ba, ngã tư vào các thị trấn, thị tứ và thị xã; Những nơi tập trung đông đan cư dễ gây ra ùn tắc giao thông, chấm dứt việc lấn chiếm vỉa hè lòng dường phục vụ cho việc bán hàng, rửa xe vừa gây càn trở giao thông vừa gây mất vệ sinh công cộng. Nghiêm cấm việc cơi nới nhà cửa thuộc hành lang bảo vệ cây xanh, công trình kỹ thuật.

+ Nghiêm cấm sử dụng các xe không đảm bào an toàn ve kỹ thuật, chở hàng quá khổ, quá tài gây ô nhiễm môi trường, người lái xe không có bằng, điều khiển xe trong tình trạng miệng có hơi men của rượu bia hoặc các chất kích thích. Nghiêm cấm việc đua các loại xe bất hợp pháp, luồn lách, chạy quá tốc độ quy định, chở người quá quy định trên trực đường bộ nhất là trong giao thông đô thị.

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên UBND tỉnh giao cho các cấp các ngành cần tổ chức thực hiện tốt một số công việc trước mắt như sau:

1. Sở giao thông vận tải chủ trì cùng Sở Xây dựng hoàn chỉnh đủ hệ thống biển báo hiệu, biển chỉ dẫn phân luồng đường, tuyến đường cho xe tải và các xe thô sơ trong đường nội thị. Đối với đường quốc lộ, tỉnh lộ cần hoàn chỉnh và bổ sung các cọc tiêu, biển báo trên những đoạn đường đèo dốc nguy hiểm dễ xây ra tai nạn giao thông.

2. Công an tỉnh chủ trì phối hợp với sở Giao thông vận tải theo chức năng của mình, có kế hoạch tiến hành tổng kiểm tra, phân loại kỹ thuật các loại phương tiện vận tải, kiểm tra bằng lái xe và giấy phép sử dụng phương tiện kiên quyết đình chi lưu hành những phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, thu hồi bằng lái xe và giấy phép sử phương tiện, khi chủ phương tiện sử dụng trái phép và xử phạt nghiêm túc theo đúng pháp luật dối với các trường hợp vi phạm luật giao thông.

3. Sở giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng các địa phương lập kế họach tiến hành tổng kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các địa phương các ngành cho thuê hoặc cho sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi sản xuấtt kinh doanh, rửa xe, để các loại xe, để vật cản làm ách tắc giao thông, lấn chiếm hành lang công trình giao thông làm ách tắc các công trình thoát nước gây mất vệ sinh môi trường và phá hủy đến công trình. Thực hiện mọi biện pháp giải tỏa ngay lòng đường, lề dường, vỉa hè hành lang giao thông bị lấn chiếm để bảo đảm việc đi lại được trật tư, an toàn và văn minh.

4. Sở giáo dục và đào tạo cần phối hợp với sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh đưa điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị vào giảng dạy chính khoá trong các trường ở địa phương.

5. Các cơ quan thông tin đại chúng mở một đợt tuyên truyền sâu rộng về Chỉ thị 317/TTg ngày 26.5.1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 36/CP ngày 29.5.1995 của Chính phủ. Chỉ thị của UBND tỉnh cũng như kế hoạch tổ chức thực hiện công tác an toàn giao thông nhằm làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện tốt chương trình an toàn giao thông của tỉnh, thực sự làm cho mỗi người dân hiểu rõ, thực hiện an toàn giao thông là quyền lợi và hạnh phúc, cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân.

6. UBND các huyện, thị xã phải coi công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị là nhiệm vụ của chính mình và phối hợp cùng với các ngành hướng dẫn việc thực hiện trật tự an toàn giao thông đến với từng người dân trên địa bàn mình.

7. Tổ chức thực hiện: ở tỉnh thành lập ban chỉ đạo an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, ở các địa phương, các ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình khẩn trương lập kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, từ 1.7.1995 thực hiện thí điểm trên địa bàn thị xã Lào cai, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, biên pháp thích hợp để đến 1.8.1995 chỉ đạo thực hiện đồng loạt và thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Hàng tháng các địa phương, các ngành có báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND tỉnh.

Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và thực hiện. Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thăng