Quyết định số 758A/QĐ-UB-CN ngày 15/05/1993 Về kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 758A/QĐ-UB-CN
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 15-05-1993
- Ngày có hiệu lực: 15-05-1993
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2039 ngày (5 năm 7 tháng 4 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 758A/QĐ-UB-CN | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 1993 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30/6/1989 ;
- Căn cứ các Nghị định của Nhà nước về bảo vệ môi trường số 141/HĐBT, số 341/HĐBT về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và an ninh trật tự xã hội... ;
- Căn cứ Pháp lệnh về xử phạt hành chánh ;
- Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Môi trường thành phố Hồ Chí Minh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phố Hồ Chí Minh”.
Điều 2.- Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dânthành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 758A/QĐ-UB-CN ngày 15/5/1993 của UBND thành phố).
Chương I
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.- Mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ, kinh doanh (gọi tắt là hoạt động) của nhân dân, của các cơ quan, đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân (gọi tắt là đối tượng) trên địa bàn TP đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường.
Điều 2.- Mọi hoạt động của các đối tượng trên địa bàn TP có phát sinh các khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn, chất thải chứa các chất độc hại hoặc chứa các vi sinh vật, vi trùng gây bệnh đều phải chịu chế độ thanh tra định kỳ và kiểm tra đột xuất về môi trường.
Điều 3.- Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất), kho tàng, bãi chứa, các cơ sở dịch vụ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thử nghiệm... của các cơ quan Trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn TP đều phải có ý kiến của Ủy ban Môi trường TP.
Điều 4.- Những hoạt động của các đối tượng trên địa bàn TP vi phạm quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường, tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo các điều khoản nêu trong bản quy định này.
Chương II
TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TP
Điều 5.- Chất lượng không khí bao quanh ở Tp.HCM theo qui định ở bảng 1.
Điều 6.- Mọi hoạt động của các đối tượng trên địa bàn TP phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lýô nhiễm môi trường đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn môi trường sau đây :
6.1- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nếu hoạt động có phát sinh ra bụi, khí độc hại, thì nồng độ các chất đó không được vượt quá các tiêu chuẩn cho phép quy định ở bảng 2.
Trong lĩnh vực giao thông, tất cả các loại xe có động cơ khi lưu thông trên đường phố không được phép thải khói, chất dầu, khí độc vượt quá các tiêu chuẩn cho phép quy định ở bảng 3.
6.2-Phải đảm bảo mức độ tiếng ồn do hoạt động của các đối tượng theo quy định ở bảng 4A và độ rung ở bảng 4B, 4C.
Trong giao thông, tất cả các loại xe có động cơ, khi lưu thông trên đường phải đảm bảo độ ồn không vượt quá các tiêu chuẩn quy định ở bảng 5.
6.3- Những hoạt động có nước thải chứa hóa chất, chất độc, các chất không hòa tan, dầu mỡ, các chất phóng xạ, các chất hôi thối, vi trùng, ký sinh trùng hoặc có nhiệt độ cao hơn 45!Gợ!gC thì phải có hệ thống xử lý thường xuyên hoạt động tốt, đảm bảo nước thải ra ngoài đúng theo tiêu chuẩn cho phép nêu ở bảng 6.
6.4- Những hoạt động có sử dụng các hoá chất độc hại, các chất phóng xạ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo TCVN 4397-87 về quy phạm an toàn bức xạ ion hóa trong việc xuất nhập, sử dụng, tồn trữ và theo TCVN 4985-89 về quy phạm vận chuyển an toàn bức xạ.
6.5- Phải thường xuyên quét dọn, thu gom phế thải, đất đá, rác vào nơi quy định trong khu vực của mình, và phải vận chuyển rác ra khỏi khu vực đúng kỳ hạn, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực hoạt động.
Không được thải các chất thải công nghiệp vào bất cứ nơi nào khi chưa có giấy phép của Ủy ban Môi trường TP.
Không được vứt rác, đồ dơ bẩn, giấy vụn, tro, xác súc vật, hộp, thùng, bao, kiện hay các chất lỏng độc hại khó chịu khác vào nơi công cộng, cống rãnh, mương máng, kênh rạch, sông ngòi.
Không được khạc nhổ, hỉ mũi xuống đường, sàn xe và những nơi công cộng.
Không được tiểu tiện hay đại tiện trên hè phố và những nơi công cộng.
6.6- Các chất thải độc hại từ các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu thí nghiệm của ngành y tế... phải được xử lý đặc biệt theo quy định của Bộ Y tế, tuyệt đối không được thải vào bãi rác công cộng và chịu sự kiểm soát của Ủy ban Môi trường TP.
6.7- Việc chôn cất, hỏa táng, bốc mộ và di chuyển hài cốt người chết phải thực hiện đầy đủ những quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế và của Sở Giao thông công chánh.
Chương III
CHẾ ĐỘ THANH TRA VÀ KIỂM TRA VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 7.- Tất cả các hoạt động của các đối tượng trong sản xuất và dịch vụ kinh doanh đều phải chịu chế độ thanh tra định kỳ về môi trường ít nhất 1 năm 1 lần. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm quy trình hoạt động (nguyên nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng, quy mô sản xuất...) Ủy ban Môi trường TP sẽ tiến hành thanh tra định kỳ các đối tượng hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất.
Điều 8.- Kết quả thanh tra định kỳ phải gởi cho đối tượng và chính quyền địa phương (UBND quận, huyện, phường, xã, Ban Môi trường quận-huyện) trực tiếp quản lý hoạt động của đối tượng để có cơ sở theo dõi, nắm tình hình môi trường ở khu vực.
Điều 9.- Các đối tượng có những hoạt động gây ô nhiễm mà Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường phát hiện hoặc bị cơ quan, nhân dân ở khu vực xung quanh khiếu nại đều phải chịu sự kiểm tra đột xuất về môi trường.
Điều 10.- Qua kết quả thanh tra, kiểm tra các đối tượng có những hoạt động vi phạm quy định phải nghiêm chỉnh thực hiện những yêu cầu của Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường TP ghi trong thông báo kết quả thanh tra, đồng thời phải chịu sự kiểm tra đột xuất việc thi hành những yêu cầu của Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường theo các điều khoản ghi trong chương IV của bản quy định này. Đối tượng bị kiểm tra phải thanh toán kinh phí đo đạc, kiểm tra cho Ban Thanh tra ô nhiễm thuộc Ủy ban Môi trường TP chậm nhất là sau 7 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thanh tra hoặc kiểm tra.
Điều 11.- Khi bắt đầu hoạt động hoặc có sự thay đổi về quy mô và tính chất hoạt động, các đối tượng phải có văn bản thông báo ngay cho Ủy ban Môi trường TP để xem xét và kiểm tra bổ sung về môi trường trong thời hạn 14 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động hoặc thay đổi quy mô, công nghệ.
Điều 12.- Ban Kiểm soát ô nhiễm môi trường TP có trách nhiệm xem xét các đơn khiếu nại, đối chiếu với các kết quả thanh tra định kỳ hoặc phối hợp với Ban Môi trường quận- huyện kiểm tra bổ sung tại cơ sở hoạt động của đối tượng bị đơn khiếu nại chậm nhất là sau 14 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại.
Chương IV
XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Điều 13.- Những đối tượng vi phạm quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động tùy theo mức độ vi phạm đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn ấn định những yêu cầu của Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường.
Đối tượng vi phạm quy định về lưu thông trên đường phố bị phạt theo Quyết định số 176-QĐ/LBGTVT-NV ngày 09/12/1989 về ban hành điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định số 141/HĐBT về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực an ninh trật tự xã hội và Quyết định số 117/QĐUB ngày 16/04/1993 của UBND TP về trật tự an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM.
Đối tượng vi phạm quy định về vệ sinh công cộng bị phạt theo Nghị định 341/HĐBT ngày 22/09/92 của Hội đồng Bộ trưởng, về xử phạt hành chánh trong lĩnh vực y tế, Quyết định số 676/QĐUB ngày 30/09/1991 của UBND TP về việc làm sạch rác trong thành phố.
Khoảng thời gian ấn định cho đối tượng thực hiện các yêu cầu của Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường không được quá 3 tháng. Khi có lý do chưa thể thực hiện được các yêu cầu theo thời hạn đã ấn định các đối tượng phải có văn bản trình bày rõ lý do, thời hạn xin kéo dài và phải được Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường chấp nhận mới coi như là có lý do chính đáng.
Qua đợt kiểm tra lần thứ hai, đối tượng vẫn không thực hiện đầy đủ những yêu cầu của Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường, nếu không có lý do chính đáng sẽ bị lập biên bản phạt tiền đến 2.000.000 đồng và phải tạm dừng những hoạt động vi phạm bảo vệ môi trường cho đến khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu được Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường xác nhận.
Điều 14.- Đối tượng nào cố tình không nộp kinh phí đo đạc thanh tra và kiểm tra sau 15 ngày kể từ khi có thông báo nợ, Ủy ban Môi trường sẽ có quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của đối tượng cho đến khi đối tượng thanh toán đầy đủ.
Điều 15.- Những đối tượng cố tình gây cản trở cho công tác thanh tra, kiểm tra môi trường, Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường lập biên bản tạm thời đình chỉ hoạt động của đối tượng, báo cáo Ủy ban Môi trường TP trình UBND TP để có quyết định xử lý.
Điều 16.- Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử phạt thực hiện theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chánh.
Trường hợp làm ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.- Căn cứ vào bản quy định này, Ủy ban Môi trường TP có trách nhiệm phối hợp với các ngành : Công an thành phố, Sở Giao thông công chánh, Sở Y tế hướng dẫn và tổ chức thực hiện trên địa bàn TP. Hàng quý 6 tháng và hàng năm phải tổng hợp tình hình công tác thanh tra- kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm môi trường báo cáo UBND TP.
Căn cứ vào kết quả thực tế trong công tác thanh tra môi trường, Ủy ban Môi trường TP có trách nhiệm đề xuất điều chỉnh những điều khoản, tiêu chuẩn trong quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường TP để UBND xem xét quyết định.
Điều 18.- Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường TP trực thuộc Ủy ban Môi trường TP là đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác thanh tra, kiểm tra môi trường nêu trong bản quy định này. Các kết quả thanh tra- kiểm tra chỉ được dựa trên cơ sở các số liệu đo đạc, phân tích trực tiếp.
Điều 19.- Ban Thanh tra ô nhiễm môi trường phải gởi đầy đủ và kịp thời cho Ủy ban Môi trường TP trình UBND TP những văn bản thanh tra phát hiện đối tượng có vi phạm quy định bảo vệ môi trường, kết quả kiểm tra đột xuất, theo đơn khiếu nại và biên bản xử lý, phạt cảnh cáo để TP nắm và chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm.
Điều 20.- Đối với một số ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có tính chất độc hại dễ gây ô nhiễm môi trường thì trước khi xem xét cấp đăng ký, giấy phép kinh doanh, giấy phép sử dụng đất, giấy phép xây dựng cho các đối tượng, cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký, giấy phép phải được Ủy ban Môi trường TP chấp thuận.
Điều 21.- Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã phải thực hiện đầy đủ chức năng giám sát, kiểm tra môi trường, đôn đốc các đối tượng hoạt động trên địa bàn mình quản lý thực hiện nghiêm chỉnh quy định kiểm soát ô nhiễm môi trường, các quyết định của UBND TP và của Ủy ban Môi trường TP.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH