Quyết định số 22-BXD/QLXD ngày 26/01/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Về Quy chế đăng ký hành nghề xây dựng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 22-BXD/QLXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
- Ngày ban hành: 26-01-1993
- Ngày có hiệu lực: 01-03-1993
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-11-2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2810 ngày (7 năm 8 tháng 15 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 09-11-2000
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22-BXD/QLXD | Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1993 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 22-BXD/QLXD NGÀY 26 THÁNG 1 NĂM 1993 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ quy định chức năng của các Bộ và cơ quan ngang Bộ được Quốc hội thông qua ngày 30-9-1992;
Căn cứ Nghị định số 59-HĐBT ngày 14-4-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 171-TTg ngày 16-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng về việc cấp giấy phép hành nghề trong các lĩnh vực khảo sát - thiết kế và xây lắp;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy chế đăng ký hành nghề xây dựng" thay thế cho "Quy chế đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng" đã ban hành kèm theo Quyết định số 255 BXD/XDCB-ĐT ngày 18-10-1989.
Điều 2. Quy chế này được thi hành thống nhất trong cả nước bắt đầu từ ngày 01-03-1993. Nhứng quy định trước đây trái với quy chế này đề bị bãi bỏ.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, thủ trưởng các Cục, Vụ trực thuộc Bộ và các ông Giám đốc sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện bản quy chế này.
| Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
QUY CHẾ
ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/BXD-QLXD ngày 26-1-1993)
Chương 1
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Đăng ký hành nghề xây dựng là căn cứ để xét cấp giấy phép kinh doanh về xây dựng, nhằm thực hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về các điều kiện và phạm vi hoạt động của các tổ chức xây dựng trong cả nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và chất lượng trong xây dựng.
Các tổ chức kính tế hoạt động kinh doanh về xây dựng, tư vấn và dịch vụ trong xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chúng là doanh nghiệp xây dựng) đều phải đăng ký hành nghề xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của cơ chế này và chỉ được hành nghề xây dựng trong phạm vi giấy phép được cấp.
Giấy phép hành nghề xây dựng là điều kiện bắt buộc để dự thầu, ký kết hợp đồng kinh tế và thanh toán các sản phẩm trong xây dựng và tư vấn, dịch vụ xây dựng.
Điều 2. Hoạt động xây dựng thuộc phạm vi đăng ký hành nghề trong bản quy chế này bao gồm:
1. Các công việc theo nghề nghiệp xây dựng như:
Đào đắp đất đá, nề, mộc, bê tông, sắt thép trong xây dựng, lắp đặt trang bị điện nước thông dụng, lắp đặt thiết bị công nghệ, sản xuất - gia công cấu kiện công trình, trang trí nội ngoại thất công trình, các hoạt động tư vấn và dịch vụ trong xây dựng (tư vấn).
2. Các công tác xây lắp có khối lượng lớn hoặc có tính chất đặc biệt như: san đắp nền và san đắp công trình; thi công các loại cọc móng công trình; nạo vét luồng lạch; phá đá xây dựng công trình; xây gạch chịu lửa, cách âm - cách nhiệt; lắp đặt hệ thống điện lạnh, hệ thống thông tin, hệ thống thiết bị toàn bộ và dây chuyền công nghệ ...
3. Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình và công trình thuộc các chuyên ngành xây dựng gồm:
- Xây dựng công nghiệp và dân dụng (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường dây và trạm biến thế điện hạ thế).
- Xây dựng giao thông.
- Xây dựng thủy lợi.
- Xây dựng hệ thống thông tin - bưu điện.
- Xây dựng hầm mỏ.
- Xây dựng trạm biến thế điện và đường dây tải điện cao thế.
- Xây dựng quốc phòng.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
Điều 3. Cá nhân hành nghề xây dựng:
1. Cá nhân hành nghề xây dựng là người có nghề nghiệp xây dựng được đào tạo tại trường dạy nghề hoặc gia truyền, khi hành nghề đều phải có chứng chỉ nghề nghiệp - bậc thợ do nhà trường có chức năng đào tạo nghề đó hoặc do Sở quản lý chuyên ngành xây dựng cấp.
2. Cá nhân hành nghề xây dựng theo nghề nghiệp dưới hình thức làm công theo từng công việc cụ thể hoặc hợp đồng lao động với các tổ chức có sử dụng nghề đó.
3. Cá nhân hành nghề xây dựng chỉ cần có chứng chỉ nghề nghiệp - bậc thợ, không phải đăng ký hành nghề và chỉ được làm các công việc thuộc tiêu chuẩn bậc thợ của nình.
4. Các doanh nghiệp xây dựng sử dụng công nhân kỹ thuật phải có chứng chỉ nghề nghiệp.
Điều 4. Doanh nghiệp xây dựng nhỏ:
1. Doanh nghiệp xây dựng do cá nhân hoặc nhóm kinh doanh về xây dựng được thành lập theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Người đứng tên đăng ký hành nghè xây dựng là người có quyền công dân, lao động trực tiếp, có chứng chỉ nghề nghiệp bậc thợ xây dựng từ bậc 4/7 trở lên và có mức vốn tối thiểu bằng1/4 mức vốn doanh nghiệp tư nhân xây dựng nhà ở.
3. Doanh ngiệp xây dựng nhỏ chỉ được nhận khoán nhân công từng phần công việc theo chuyên môn trong giấy phép hành nghề được cấp và chỉ được nhận thi công nhà cấp 4, và cấp 3 đến 2 tầng, không được nhận thầu xây dựng công trình lớn hơn và cấp cao hơn.
Doanh nghiệp xây dựng nhỏ hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã và tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là tỉnh) nơi đăng ký.
Điều 5. Các công ty và xí nghiệp xây dựng không thuộc doanh nghiệp nhà nước:
1. Các công ty và xí nghiệp xây dựng không thuộc doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp xây dựng được thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty gồm các hình thức: Xí nghiệp tư nhân xây dựng, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng, Công ty cổ phần xây dựng.
Mỗi doanh nghiệp còn có tên riêng kèm theo.
2. Các doanh nghiệp này phải đảm bảo điều kiện kinh tế - kỹ thuật chính sau đây:
- Có vốn điều lệ phù hợp với mức vốn pháp định do Nhà nước quy định. Vốn điều lệ chỉ bao gồm các vốn kinh doanh (cố định và lưu động). Các bất động sản và động sản không trực tiếp phục vụ kinh doanh (nhà ở, các phương tiện phục vụ sinh hoạt như xe máy, máy thu hình...) không tính vào vốn điều lệ.
- Có cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, lao động có nghề và trang bị kỹ thuật phù hợp với quy mô hành nghề đăng ký (theo phụ lục số 3 của quy chế này).
3. Tuỳ theo quy mô năng lực thực tế (vốn, lao động và trang bị) các doanh nghiệp này có thể được nhận thầu thi công các công trình theo chuyên ngành đăng ký ở các quy mô và cấp thích hợp (theo phụ lục số 1 và 2 của quy chế này).
4. Giới hạn tổng giá trị khối lượng thực hiện xây lắp trong năm của doanh nghiệp này không quá 6 lần vốn lưu động thực có của đơn vị; nếu vượt quá 6 lần thì phải có bảo lãnh vốn được vay của ngân hành tương ứng với mức vượt giới hạn nêu trên.
5. Các doanh nghiệp này hoạt động trong phạm vi tỉnh nơi đăng ký. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực một số tỉnh hay trong cả nước phải đăng ký hành nghề tại Bộ Xây dựng.
Điều 6. Hợp tác xã xây dựng.
1. Hợp tác xã xây dựng là loại doanh nghiệp xây dựng được thành lập theo các Nghị định số 28-HĐBT ngày 9-3-1988 và số 146-HĐBT ngày 24-8-1988 của Hội đồng Bộ trưởng hoặc theo Luật hợp tác xã.
2. Hợp tác xã xây dựng phải bảo đảm các điều kiện kinh tế - kỹ thuật chính sau đây:
- Có vốn điều lệ phù hợp với mức vốn pháp định do Nhà nước quy định (tạm thời áp dụng bằng mức vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân). Vốn điều lệ chỉ bao gồm các vốn kinh doanh với nội dung đã ghi tại Điều 5 của quy chế này.
- Có cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, lao động có nghề và trang bị kỹ thuật phù hợp với quy mô hành nghề đăng ký (theo phụ lục số 3 của quy chế này).
3. Tuỳ theo quy mô năng lực thực tế (vốn, lao động và trang bị) các doanh nghiệp này có thể được nhận thầu thi công các công trình theo chuyên ngành đăng ký ở các quy mô và cấp thích hợp (theo phụ lục số 1 và 2 của quy chế này).
4. Giới hạn giá trị khối kượng thực hiện xây lắp trong năm của Hợp tác xã xây dựng, không quá 6 lần vốn lưu động thực có của đơn vị; nếu vượt quá 6 lần thì phải có bảo lãnh vốn được vay của ngân hàng tương ứng với mức vượt trên giới hạn nêu trên.
5. Hợp tác xã xây dựng hoạt động trong phạm vi tỉnh nơi đăng ký. Các hợp tác xã xây dựng hoạt động theo khu vực một số tỉnh hay trong cả nước phải đăng ký hành nghề tại Bộ Xây dựng.
Điều 7. Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xây dựng được thành lập theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng hoặc theo Luật doanh nghiệp Nhà nước:
1. Các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thành lập thì hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy mô năng lực của đơn vị (theo phụ lục số 3 của quy chế này).
Các doanh nghiệp này hoạt độngtheo khu vực một số tỉnh hay trong cả nước.
2. Các doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) thành lập hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy mô năng lực của đơn vị (theo phụ lục số 3 của Quy chế này).
Các doanh nghiệp này hoạt động trong phạm vi tỉnh (thành phố) nơi đăng ký. Doanh nghiệp hoạt động theo khu vực một số tỉnh hay trong cả nước phải đăng ký hành nghề tại Bộ xây dựng hoặc Bộ Quản lý chuyên ngành xây dựng khác nhau theo phân cấp của quy chế này.
Điều 8. Các tổ chức hành nghề xây dựng khác:
1. Các tổ chức tư vấn và dịch vụ xây dựng của các thành phần kinh tế thành lập theo các quy định hiện hành của Nhà nước về thành lập doanh nghiệp, tùy theo quy mô, năng lực kinh tế - kỹ thuật được đảm nhận một số hoặc toàn bộ các công việc sau: lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, thiết kế chuyển giao công nghệ xây dựng, giúp chủ đầu tư chọn thầu, lập và chỉ đạo thực hiện giải pháp thi công, giám sát kỹ thuật thi công, xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công, dich vụ quản lý công trình thay chủ đầu tư thực hiện trên cơ sở thiết kế và dự toán được duyệt và theo hợp đồng kinh tế.
Vốn pháp định của tổ chức tư vấn và dịch vụ xây dựng lấy bằng mức vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân xây dựng dân dụng.
Khi làm tư vấn dịch vụ quản lý công trình thay chủ dầu tư, doanh nghiệp tư vấn và dịch vụ xây dựng phải có bảo lãnh vốn của ngân hàng bằng 10% vốn từng công trình hoặc thế chấp tài sản với giá trị tương đương.
2. Các doanh nghiệp nhà nước chuyên hành nghề thiết kế công trình xây dựng gồm: công ty hoặc xí nghiệp thiết kế, công ty tư vấn và thiết kế (Viện thiết kế) được thực hiện các công việc tư vấn và dịch vụ xây dựng tại điểm 1 nêu trên tùy theo năng lực của mình.
Các tổ chức này còn được nhận xây dựng thực nghiệm một phần công trình hay toàn bộ công trình quy mô nhỏ thuộc đề tài mà đơn vị làm chủ trì nghiên cứu và có vốn thử nghiệm.
3. Các viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, tuỳ theo năng lực, được hoạt động các công việc tư vấn và dịch vụ xây dựng tại điểm 1 nêu trên.
4. Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp có hoạt động xây dựng:
- Đối với liên hiệp các doanh nghiệp: phải có doanh nghiệp trực thuộc về xây dựng có đủ điều kiện theo quy định của cơ chế này.
- Đối với một doanh nghiệp nhiều nghề: phải có đơn vị trực thuộc pháp nhân không đầy đủ chuyên hành nghề xây dựng có đủ các điều kiện của một trong các loại doanh nghiệp xây dựng của quy chế này.
Chương 3
ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
Điều 9. Doanh nghiệp có hành nghề xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải đăng ký hành nghề tại cá cơ quan có thẩm quyền theo nội dung và trình tự quy định tại các Điều 10, 11 và 12 của Quy chế này.
Điều 10. Hồ sơ xin đăng ký hành nghề xây dựng gồm có:
1. Đơn xin đăng ký hành nghề xây dựng (theo phụ lục số 6 của quy chế này).
2. Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp (và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đã có).
3. Bản kê khai về năng lực của doanh nghiệp (theo phụ lục số 4 của quy chế này).
4. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế do Uỷ ban nhân dân tỉnh (quận, huyện) quyết định hoặc cho phép thành lập, khi cần hoạt động ra ngoài tỉnh, trước hết phải có giấy phép hành nghề xây dựng của địa phương mình, kèm theo công văn đề nghị của Sở Xây dựng địa phương gửi Bộ Xây dựng hoặc Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng khác.
Điều 11. Hồ sơ xin điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép:
1. Đơn xin điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép hành nghề xây dựng (theo phụ lục số 8 của Quy chế này).
2. Giải trình những thay đổi về tổ chức, vốn, trang bị kỹ thuật có xác nhận của các cơ quan quản lý của địa phương hoặc Trung ương tùy theo đối tượng (theo mẫu đã kê khai khi thành lập và đăng ký hành nghề xây dựng).
3. Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc sở xây dựng địa phương tuỳ theo đối tượng.
Điều 12. Xét cấp giấy phép hành nghề xây dựng:
1. Các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng xét cấp giấy phép hành nghề xây dựng cho các đơn vị do Bộ mình sáng lập và cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành mình ở địa phương khi hoạt động ra ngoài tỉnh.
- Nội dung cấp giấy phép của các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng phân cấp như sau:
a) Bộ Giao thông Vận tải: cấp giấy phép hành nghề xây dựng các công trình thuỷ lợi và thuỷ nông như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh mương, tuy nen dẫn nước, ống dẫn nước, trạm bơm. Riêng xây dựng công trình đập nước, Bộ Thuỷ lợi cấp giấy phép cho cả đơn vị thuộc ngành mình ở địa phương.
b) Bộ năng lượng: cấp giấy phép hành nghề xây dựng các công trình đường dây dẫn điện, trạm biến thế điện và hầm mỏ khai thác than.
c) Bộ công nghiệp nặng: cấp giấy phép hành nghề xây dựng các công trình hầm mỏ khai thác quặng và đá quý.
Các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng khi cấp nội dung hành nghề thuộc chuyên ngành xây dựng khác phải được thoả thuận của Bộ Xây dựng.
- Phạm vi cho phép hoạt động: theo khu vực một số tỉnh hay cả nước.
- Thời hạn có giá trị của giấy phép: tùy theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà giấy phép được cấp có giá trị từ 3 đến 5 năm.
2. Bộ xây dựng xét cấp đăng ký hành nghề xây dựng cho các hoạt động xây dựng thuộc tất cả các ngành kinh tế, các hoạt động tư vấn và dịch vụ xây dựng, các hoạt động xây dựng khác chưa nêu ở điểm 3, Điều 2 của quy chế này.
- Các đối tượng sau đây do Bộ xây dựng cấp giấy phép hành nghề xây dựng:
+ Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ xây dựng.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng khi có hành nghề xây dựng thuộc ngành khác.
+ Các doanh nghiệp địa phương thuộc mọi thành phần kính tế hành nghề xây dựng ngoài tỉnh nơi đóng trụ sở chính.
+ Các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài về xây dựng và tư vấn xây dựng được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Phạm vi cho phép hoạt dộng: theo khu vực một số tỉnh hay cả nước.
- Thời hạn có giá trị của giấy phép: tuỳ theo điều kiện thức tế của doanh nghiệp mà giấy phép được cấp có giá trị từ 3 đến 5 năm.
3. Các Sở Xây dựng xét cấp giấy phép hành nghề xây dựng và tư vấn dịch vụ xây dựng cho các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác kể cả hợp tác xã xây dựng thuộc địa phương (có sự tham gia ý kiến của các sở quản lý chuyên ngành xây dựng có liên quan).
Sở xây dựng không cấp nội dung giấy phép hành nghề xây dựng về thi công công trình đập nước.
Phạm vi cho phép hoạt động: trong phạm vi tỉnh.
Thời hạn có giá trị của giấy phép: tuỳ theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà giấy phép được cấp có giá trị từ 1 đến 5 năm.
4. Thời hạn xét cấp giấy phép trong phạm vi 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp có vướng mắc chưa cấp được giấy phép phải trả lời cho đương sự.
Điều 13. Giấy phép hành nghề xây dựng do các cấp có thẩm quyền (theo Điều 12) cấp cho các doanh nghiệp được lập theo mẫu của phụ lục số 7 quy chế này.
Giấy phép gốc chỉ có hai bản. Một bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép, một bản giao cho đơn vị được cấp.
- Hàng tháng cơ quan cấp giấy phép hành nghề xây dựng lập thông báo tổng hợp về giấy phép đã cấp trong tháng gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng cấp như: Tài chính, ngân hàng, Nội vụ, Trọng tài kinh tế, đồng thời gửi tới Bộ xây dựng và Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng (đối với các doanh nghiệp xây dựng chuyên ngành).
- Doanh nghiệp được sử dụng bản sao giấy phép có công chứng trong giao dich, dự đấu thầu, hợp đồng và thanh toán trong xây dựng.
- Ba tháng trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn hoặc xin đăng ký lại. Mỗi lần gia hạn giấy phép không quá 2 năm.
Điều 14. Khi đăng ký hành nghề xây dựng, doanh nghiệp phải nộp một khoản lệ phí cho việc đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 15. Khi hoạt động hành nghề xây dựng ngoài tỉnh nơi đóng trụ sở, các doanh nghiệp xây dựng phải xuất trình giấy phép hành nghề xây dựng với Sở quản lý chuyên ngành xây dựng nơi nhận thầu công trình.
Điều 16. Các doanh nghiệp xây dựng, hàng năm vào quý I báo cáo kết quả hành nghề xây dựng năm trước (theo phụ lục số 4 biểu 4 của quy chế này) gửi về cơ quan cấp giấy phép hành nghề xây dựng.
Chương 4
QUẢN LÝ, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Quản lý.
1. Bộ xây dựng thống nhất quản lý hành nghề xây dựng trong cả nước.
Hàng năm, Bộ xây dựng tổng hợp tình hình đăng ký hành nghề xây dựng trong cả nước báo cáo Chính phủ.
2. Các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, quản lý các đơn vị được mình cấp giấy phép hành nghề và hành năm tổng hợp tình hình đăng ký hành nghề xây dựng của các đơn vị đó gửi về Bộ xây dựng (theo phụ lục số 5 của quy chế này).
3. Sở xây dựng các tỉnh thống nhất quản lý hành nghề xây dựng tại địa phương và giám sát các đơn vị trung ương và đơn vị ngoài tỉnh vào hành nghề xây dựng trong tỉnh.
Hàng năm, Sở xây dựng tổng hợp tình hình hành nghề xây dựng của các đơn vị được mình cấp giấy phép gửi về Bộ Xây dựng và Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đối với các doanh nghiệp xây dựng chuyên ngành (theo phụ lục số 5 của quy chế này).
Điều 18. Kiểm tra, thanh tra.
1. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề xây dựng có trách nhiệm thi hành theo dõi, kiểm tra hoạt đông đúng đăng ký của các doanh nghiệp xây dựng hoạt động trong địa bàn.
2. Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở quản lý chuyên ngành xây dựng và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, kiểm tra đăng ký về sự hoạt động đăng ký của các doanh nghiệp xây dựng hoạt đông trong địa bàn.
3. Bộ Xây dựng (hoặc sở xây dựng) có trách nhiệm tổ chức thanh tra đăng ký và hoạt động đúng đăng ký hành nghề xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thuộc các ngành và địa phưong khi cần thiết.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương theo chức năng phối hợp với Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng (hoặc Bộ và Sở quản lý chuyên ngành xây dựng) kiểm tra đăng ký hành nghề xây dựng có liên quan đến công tác quản lý của mình.
5. Việc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đều có báo trước để không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Điều 19. Xử lý vi phạm.
1. Các doanh nghiệp xây dựng vi phạm quy chế này thì tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm bị xử lý theo các hình thức sau:
- Cho mượn, cho thuê giấy phép: bị phạt và thu hồi giấy phép từ 1 đến 2 năm.
- Tự sửa nội dung giấy phép: bị phạt và thu hồi giấy phép vĩnh viễn.
- Hoạt động ngoài nội dung giấy phép: bị phạt và đình chỉ công việc đang hoạt động ngoài giấy phép.
- Vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng, không đảm bảo chất kượng công trình và trốn tránh nhiệm vụ bảo hành công trình: bị phạt, đền bù thiệt hại và thu hồi giấy phép từ một năm đến vĩnh viễn.
- Không báo cáo định kỳ hàng năm về hành nghề xây dựng hoặc báo cáo không trung thực: bị thu hồi giấy phép từ 6 tháng dến 1 năm.
- Những vi phạm nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người về tài sản thì bị thu hồi giấy phép và truy cứu trách nhiệm trước Pháp luật.
2. Những vi phạm khác:
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trong kinh doanh xây dựng: bị thu hồi tạm thời giấy phép đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.
- Không thực hiện tốt công tác ghi chép trong kinh doanh: bị thu hồi giấy phép từ 6 tháng đến 1 năm.
- Vi phạm khác trong kinh doanh tới mức bị đình chỉ kinh doanh thì giấy phép hành nghề xây dựng cũng bị thu hồi vĩnh viễn.
3. Khi xử lý các vi phạm trong hành nghề xây dựng, cơ quan cấp giấy phép hành nghề xây dựng phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác như trọng tài kinh tế, tài chính, thuế vụ và cơ quan hành chính địa phương.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Bản quy chế này, thay thế cho bản quy chế đã ban hành theo quyết định của Bộ Xây dựng số 255-BXD/XDCB-ĐT ngày 18-10-1989 và bắt đầu có hiệu lực từ 01-03-1993.
Các thông tư hướng dẫn theo quy chế cũ nay đều bãi bỏ.
Các đơn vị đã đăng ký hành nghề xây dựng theo quy chế cũ đều phải đến cơ quan cấp giấy phép để làm thủ tục cấp lại giấy phép theo Quy chế này.
Điều 21. Các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào bản quy chế này và các phụ lục kèm theo để hướng dẫn và tổ chức thực hiện đăng ký hành nghề xây dựng theo ngành và địa phương; có thể có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phuơng và thống nhất với Bộ xây dựng trước khi ban hành.
PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
PHỤ LỤC SỐ 1
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH
(Theo TCVN-2748-91 và 20 TCVN-13-91)
1. Công trình dân dụng chia làm 4 cấp:
Cấp công trình | Chất lượng sử dụng | Chất lượng xây dựng công trình | Số tầng | |
|
| Độ bền vững công trình | Độ chịu lửa theo TCVN 2622-78 |
|
I | Bậc 1 Chất lượng sử dụng cao | Bậc 2 Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 100 năm | Bậc II hoặc I | Không hạn chế |
II | Bậc 2 Chất lượng sử dụng khá | Bậc 2 Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 50 năm | Bậc III đến 5 | Từ 1 tầng |
III | Bậc 3 Chất lượng sử dụng trung bình | Bậc 3 Bảo đảm niên hạn sử dụng trên 20 năm | Bậc IV đến 2 | Từ 1 tầng |
IV | Bậc 4 Chất lượng sử dụng thấp | Bậc 4 Bảo đảm niên hạn sử dụng dưới 20 năm | Bậc V | 1 tầng |
2. Công trình thuỷ lợi chia làm 5 cấp: gồm 4 cấp chính và cấp 5 là cấp tạm thời (theo quy định trong QPVN-08-76).
3. Cấp tuyến đường ô tô chia làm 6 cấp (cấp VI là cấp đường tạm) theo TCVN-4054-86).
PHỤ LỤC SỐ 2
PHÂN LOẠI QUY MÔ CÔNG TRÌNH XDCB
I. CÔNG TRÌNH QUY MÔ LỚN
Công trình quy mô lớn là công trình trên hạn ngạch có năng lực thiết kế và tổng mức vốn đầu tư (theo giá năm 1991) của công trình thuộc mọi ngành kinh tế và xã hội trên mức quy định sau:
1. Công trình xây dựng mới có năng lực được thiết kế lớn hơn mức sau:
- Nhà máy điện: + Thuỷ điện 5.000 KVA
+ Nhiệt điện 10.000 KVA
- Mỏ than khai thác lộ thiên: 100.000 tấn/năm
- Nhà máy gạch: 10 triệu viên/năm
- Nhà máy đường: 500 tấn/năm.
- Nhà máy chè: 13,5 tấn búp/năm.
- Nhà máy xay sát: 15 tấn/ca.
- Hệ thống truyền tải điện cao thế trên 35 KV.
- Đường dây điện 110 KV có chiều dài 25 km trở lên.
- Cầu đường bộ độc lập có chiều dài 100 m hoặc có nhịp 60 nét.
- Đường bộ cấp I 10 km trở lên.
- Thuỷ lợi (tưới tiêu) cho 1000 ha.
- Nông trường: 1000 ha.
- Lâm trường: 2000 ha.
- Bệnh viện tuyến huyện 100 giường.
- Kho lương thực 5000 tấn.
- Kho lạnh 100 tấn.
- Kho xăng 3000m3.
- Các loại kho khác có diện tích 2000 m2.
- Nhà ở loại nhà cơ quan 2000 m2 sử dụng.
- Công trình đào đắp 500.000 m3.
2. Công trình xây dựng mới có tổng mức vốn đầu tư (tính theo giá đầu năm 1991) từ 6 tỷ đồng trở lên thuộc các công trình:
- Công nghiệp điện nặng (không kể đường dây tải điện và trạm biến thế điện).
- Công nghiệp nhiên liệu; luyện kim đen, màu; dệt, sợi; chế tạo máy công cụ, máy năng lượng và thiết bị vận tải đóng toa xe, tàu thuỷ...
- Công nghiệp xenlulô và giấy.
- Công nghiệp xi măng.
- Đường sắt, cầu đường sắt độc lập.
3. Công trình xây dựng mới có tổng vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên thuộc các công trình:
- Công trình cơ khí chế tạo thiết bị.
- Đường dây tải điện và trạm biến thế điện.
- Công trình công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử.
- Công nghiệp hoá chất, cao su, vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp khai thác gỗ, sành sứ, thuỷ tinh, lương thực thực phẩm, máy, thuộc da, in.
- Nông nghiệp (không kể trạm trại nông nghiệp).
- Lâm nghiệp (không kể trạm trại lâm nghiệp).
- Xây dựng.
- Giao thông vận tải (không kể đường sắt, cầu đường sắt)
4. Công trình xây dựng mới có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng trở lên thuộc các công trình:
- Các trạm trại công nghiệp
- Các trạm trại lâm nghiệp
- Thương nghiệp, cung ứng vật tư và thu mua
- Nhà ở, công trình phục vụ công cộng, trụ sở cơ quan
- Cơ sở nghiên cứu khoa học (không kể trang thiết bị khoa học)
- Giáo dục và đào tạo (không kể trang thiết bị đào tạo)
- Văn hoá và nghệ thuật (không kể thiết bị truyền thanh, truyền hình)
- Y tế bảo hiểm xã hội, thể dục thể thao
- Các ngành khác
5. Công trình khôi phục, cải tạo mở rộng hoặc đổi mới kỹ thuật có tổng vốn đầu tư bằng 2/3 mức vốn quy định cho từng loại công trình ghi ở điểm I.2, I.3, I.4.
6. Công trình nhập thiết bị toàn bộ, công trình đầu tư có nhu cầu ngoại tệ từ 200.000 USD trở lên.
7. Công trình có tổng thời gian thi công liên tục trên 1 năm.
II. CÔNG TRÌNH QUY MÔ NHỎ
1. Công trình xây dựng mới, có công suất thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 1/8 mức năng lực thiết kế đã quy định tại mục I.1 nêu trên.
2. Công trình xây dựng mới có tổng vốn đầu tư (tính theo giá đầu năm 1991) nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 mức vốn đầu tư của từng loại công trình đã được quy định trong các mục I.2, I.3, I.4, I.5, I.6.
3. Công trình có thới gian thi công liên tục tới 6 tháng.
III. CÔNG TRÌNH QUY MÔ VỪA
Công trình quy mô vừa là công trình có năng lực thiết kế xây dựng mới hoặc tổng vốn đầu tư (tính theo giá đầu tư năm 1991) nhỏ hơn mức công trình quy mô lớn ghi ở phần I và lớn hơn mức công trình quy mô nhỏ ở phần II của phụ lục số 2 về phân loại quy mô công trình xây dựng cơ bản. Riêng công trình dân dụng tới 5 tầng.
PHỤ LỤC SỐ 3
TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC XÂY LẮP ĐỂ XÉT CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
I. VỀ VỐN KINH DOANH
Đơn vị hành nghề xây dựng phải có vốn cố định và vốn lưu động. Phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu (hoặc nhà nước giao vốn) tính theo giá đầu năm 1992 như sau:
Năng lực nhận thầu xây lắp | Mức vốn tối thiểu | |
| Tổng số | Trong đó vốn lưu động |
- Công trình công nghiệp (giao thông thuỷ lợi) quy mô lớn - Công trình dân dụng quy mô lớn - Công trình công nghiệp quy mô vừa - Công trình dân dụng quy mô vừa - Công trình công nghiệp quy mô nhỏ - Công trình dân dụng quy mô nhỏ | 3.000 tr.đ 1.500 tr.đ 1.500 tr.đ 1.000 tr.đ 300 tr.đ 200 tr.đ | 1.200 tr.đ 700 tr.đ 800 tr.đ 500 tr.đ 200 tr.đ 100 tr.đ |
Ghi chú:
- Mức vốn tối thiểu để nhận thầu xây dựng công trình giao thông và thuỷ lợi tạm tính theo công trình công nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Vốn lưu động và vốn cố định căn cứ vào vốn được xác định trong quyết định thành lập doanh nghiệp chuyển đổi về mặt bằng giá năm 1992 theo hệ số bảo toàn vốn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Đối với doanh nghiệp khác: Vốn lưu động và vốn cố định được cơ quan tài chính xác nhận số liệu khi thành lập và được thể hiện trên báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước. Khi đăng ký hành nghề xây dựng, các vốn này được tính chuyển đổi về mặt bằng giá năm 1992 theo hệ số bảo đảm vốn do cơ quan có thẩm quyền quy định.
II. VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
Mỗi doanh nghiệp hành nghề xây dựng phải có tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như ở các đơn vị trực thuộc, với chuyên môn thích hợp và nằm trong biên chế chính thức của đơn vị (đăng ký tên trong danh sách) gồm:
1. Kỹ sư trưởng: Mỗi doanh nghiệp phải có một kỹ sư trưởng đạt trình độ sau:
Năng lực nhận thầu xây lắp | Thâm niên nghề xây dựng | Kinh qua chủ nhiệm 2 công trình |
- Công trình công nghiệp quy mô lớn - Công trình dân dụng quy mô lớn - Công trình công nghiệp quy mô vừa - Công trình dân dụng quy mô vừa - Công trình công nghiệp quy mô nhỏ - Công trình dân dụng quy mô mhỏ | từ 15 năm trở lên Từ 10 năm trở lên Từ 10 năm trở lên Từ 5 năm trở lên Từ 5 năm trở lên Từ 3 năm trở lên | Quy mô lớn - nt - Quy mô vừa - nt - Quy mô nhỏ - nt - |
2. Kế toán trưởng: Mỗi doanh nghiệp hành nghề xây dựng đều phải có một kế toán trưởng đạt yêu cầu sau:
- Có văn bằng về kế toán ở trình độ trung học hay đại học.
- Có chứng chỉ trình độ kế toán trưởng về xây dựng cơ bản.
3. Chủ nhiệm kỹ thuật công trình:
Chủ nhiệm công trình | Trình độ | Thâm niên trong nghề xây dựng |
- Công trình công nghiệp quy mô lớn | Đại học XD | trên 10 năm |
- Công trình công nghiệp quy mô lớn phức tạp về kỹ thuật |
|
|
- Công trình dân dụng quy mô lớn |
| trên 7 năm |
- Công trình dân dụng quy mô lớn phức tạp về kỹ thuật |
|
|
- Công trình công nghệ quy mô vừa |
| trên 7 năm |
- Công trình dân dụng quy mô vừa |
| trên 5 năm |
- Công trình công nghiệp quy mô nhỏ |
| trên 5 năm |
- Công trình dân dụng quy mô nhỏ |
| trên 2 năm |
| Trung cấp XD | trên 4 năm |
Ghi chú: Số lượng chủ nhiệm công trình của một doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng công trình quy mô vừa và lớn mà đơn vị có khả năng nhận thầu trong năm được tính trong phương án tổ chức kinh doanh của đơn vị.
Một cán bộ kỹ thuật đủ điều kiện nêu trên có thể làm chủ nhiệm từ một đến 2 công trình quy mô nhỏ.
4. Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp ở đội sản xuất:
Nội dung công việc | Yêu cầu trình độ tối thiểu |
A. Chỉ đạo kỹ thuật tại các đội chuyên môn hoá một loại nghề: nề, hoặc mộc, hoặc bê tông, hoặc điện dân dụng, hoặc nước, hoặc v.v... | Kỹ sư chuyên ngành, trung cấp kỹ thuật chuyên ngành hoặc công nhân kỹ thuật chuyên ngành bậc 5/7 trở lên |
B. Chỉ đạo kỹ thuật tại các đội tổng hợp nhiều nghề: |
|
- Xây dựng nhà hai tầng, mái che bằng ngói hoặc tấm lợp thuộc nhà cấp 3. |
|
- Xây dựng công trình bê tông cốt thép, công trình kết cấu kim loại phối hợp bê tông công trình dân dụng cấp 2 nói chung; công trình công nghiệp nói chung. |
|
- Lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình và thiết bị công nghệ các chuyên ngành | - Kỹ sư chuyên ngành về cơ khí, điện, hoá chất, thuỷ khí động, tĩnh học v.v... |
Ghi chú: Tuỳ theo yêu cầu thực tế mà cán bộ kỹ thuật thi công là chuyên trách, hoặc thuê cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tư vấn xây dựng hoặc chủ nhiệm công trình kiêm nhiệm đối với công trình quy mô nhỏ.
5. Công nhân kỹ thuật:
Năng lực thực hiện xây lắp của đơn vị | Số lượng công nhân trực tiếp tối thiểu (Người) |
- Công trình dân dụng quy mô nhỏ - Công trình công nghiệp quy mô nhỏ - Công trình dân dụng quy mô vừa - Công trình dân dụng quy mô lớn và công trình công nghiệp quy mô vừa - Công trình công nghiệp quy mô lớn | 30 người 50 người 150 người 240 người 480 người |
Ghi chú: Công nhân thực hiện công việc cụ thể trên công trình phải có nghề bậc thợ theo tiêu chuẩn bậc thợ do nhà nước quy định.
- Phân bổ loại nghề và bậc thợ tuỳ thuộc vào đối tượng công trình mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện.
6. Trang bị thi công:
Nội dung thực hiện yêu cầu xây lắp | Phải có trang bị kỹ thuật |
- Công trình công nghiệp quy mô lớn, đập bê tông, công trình thuỷ điện, nhà bê tông cao tầng... (phần xây lắp) | Trạm trộn BT, máy trộn bê tông, máy trộn vữa, máy bơm bê tông, bơm vữa, xe vận chuyển bê tông, máy đầm bê tông các loại, máy gia công cốt thép và cốp pha thép, máy hàn các loại, cần trục các loại thích hợp, xe vận chuyển. |
- Công trình công nghiệp quy mô vừa (phần xây dựng) | Máy trộn bê tông, máy trộn vữa, máy đầm bê tông các loại, máy gia công cốt thép, máy hàn các loại, cần trục các loại thích hợp, xe vận chuyển. |
- Lắp ráp nhà bê tông và cấu kiện nhà ở | Cần trục tháp hoặc cần trục khác thích hợp, xe vận chuyển cấu kiện, máy hàn các loại. |
- Công trình nhà 3 tầng trở lên (phần xây) | Máy trộn bê tông nhỏ, máy vận thăng hoặc cần trục thiếu nhi, máy hàn. |
- Phục vụ công việc chung | Máy trắc địa, ni vô, dọi, eke, ống thăng bằng, thước các loại... |
- Công việc san nền, đào đắp | Máy đào, máy ủi, máy cạp, máy san, máy đầm nén, ô tô ben... |
- Công việc móng công trình | Thiết bị thi công cọc móng các loại, thiết bị gia cố móng. |
- Thi công lắp đặt cấu kiện công trình và thiết bị công nghệ | - Các máy cơ khí để gia công cấu kiện phi tiêu chuẩn. - Phương tiện vận chuyển và cần trục các loại thích hợp. - Trang bị kiểm nghiệm chất lượng lắp đặt |
Ghi chú: Đơn vị có trang bị loại nào thì được nhận thầu công việc cơ giới hoá thuộc loại đó.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TỈNH NƠI ĐÓNG TRỤ SỞ
1. Điều kiện bắt buộc:
Đã thành lập trên 2 năm, hoạt động có uy tín trong tỉnh, sản phẩm luôn bảo đảm chất lượng, không vi phạm về quy phạm - tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, không vi phạm các chính sách khác nhau trong quá trình thi công, có công trình đạt chất lượng cao và được cơ quan quản lý xây dựng địa phương hoặc trung ương xác nhận.
2. Điều kiện bổ sung để xét ưu tiên:
- Đơn vị có nhiều công trình đạt chất lượng về mỹ thuật cao.
- Đơn vị thuộc địa phương có truyền thống về nghề xây dựng.
- Các đơn vị có trang bị cơ giới hoá mạnh.
PHỤ LỤC 4
CÁC BIỂU KHAI NĂNG LỰC
Biểu 1
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
TT | Các bộ chuyên môn và kt theo nghề | Số lương | Số năm trong nghề | Đã kinh qua công trình quy mô và cấp... |
| - - - - - - - - |
| - tới 5 năm - tới 10 năm - tới 15 năm - tới 15 năm |
|
(Chữ ký và dấu của cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương hoặc cơ quan chủ quản doanh nghiệp)
Ghi chú:
1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần số liệu tổng hợp theo phân loại nghề, không cần ghi tên cụ thể.
2. Đối với doanh nghiệp khác phải ghi tên cụ thể và theo phân loại nghề.
Biểu 2
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
TT | Công nhân theo nghề | Số lượng | Bậc |
|
|
|
| Bậc 7/7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chữ ký và dấu của cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương hoặc cơ quan chủ quản doanh nghiệp)
Ghi chú:
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ cần số liệu tổng hợp theo phân loại nghề, không cần ghi tên cụ thể.
2. Đối với doanh nghiệp khác phải ghi tên người cụ thể.
Biểu 3
THIẾT BỊ CỦA DOANH NGHIỆP
STT | Loại máy thi công và mã hiệu | Nước sản xuất | Số lượng | Công suất hoặc số liệu đặc trưng kỹ thuật | Giá trị còn lại | Ghi chú Mức độ còn dùng được |
|
|
|
|
|
|
|
(Chữ ký và dấu của cơ quan quản lý vốn và tài sản)
Biểu 4
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG TRONG MỘT NĂM
TT | Tên công trình và địa điểm | Đặc điểm kiến trúc | Đặc điểm kết cấu | Cấp công trình | Khối lượng xây lắp chủ yếu | Giá trị xây lắp | Tiến độ | Ghi chú (chất lượng CT khi bàn giao) | |
|
|
|
|
|
|
| Khởi công | Hoàn thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Chữ ký và dấu của đơn vị báo cáo)
Ghi chú: Biểu này được dùng trong hai trường hợp sau:
1. Làm tài liệu cho hồ sơ, gia hạn hoặc đăng ký lại.
2. Doanh nghiệp dùng biếu này để báo cáo kết quả hành nghề xây dựng hàng năm gửi về cơ quan cấp giấy phép hành nghề cho mình.