cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 402/QĐ-UB ngày 06/05/1992 Về Quy định tạm thời phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ khu vực chính quyền Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 402/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Phú
  • Ngày ban hành: 06-05-1992
  • Ngày có hiệu lực: 06-05-1992
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-01-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2435 ngày (6 năm 8 tháng 5 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 05-01-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 05-01-1999, Quyết định số 402/QĐ-UB ngày 06/05/1992 Về Quy định tạm thời phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ khu vực chính quyền Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 30/1999/QĐ-UB ngày 05/01/1999 Về Quy định phân cấp quản lý tổ chức cán bộ, công chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 402/QĐ-UB

Vĩnh Phú, ngày 6 tháng 5 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TAM THỜI PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ KHU VỰC CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚ

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành 30/6/1989;
- Căn cứ quy định tạm thời số 03/NQ-TU ngày 8/2/1992 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc "quản lý tổ chức và quản lý cán bộ"

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "quy định tạm thời phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ khu vực chính quyền Nhà nước".

Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định 345/QĐ-TCCQ ngày 01/8/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện; đồng thời giúp UBND tỉnh quản lý những nhiệm vụ thuộc về quyền hạn và trách nhiệm của UBND tỉnh.

Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các sở, và cơ quan ngàn sở; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quyết định thi hành .

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Bùi Hữu Hải

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ
(Ban hành kèm theo quyết định 402/QĐ-UB ngày 6/5/1992)

MỤC I. NGUYÊN TẮC CHUNG.

1- Bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của UBND tỉnh về tổ chức, cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh quy định của Nhà nước về công tác Tổ chức và cán bộ.

2- Bảo đảm quản lý lao động - quỹ tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp theo quy định của Nhà nước.

3- Phát huy được tính chủ động của Thủ tưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị nhưng phải đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa quản lý theo ngành và quản lý theo cấp.

MỤC II. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHỆM CỦA UBND TỈNH

Điều 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý việc thành lập, sác nhập, hợp nhất, chia tách, đổi tên, giải thể, công nhận các tổ chức sau đây:

a- Các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh trực thuộc UBND tỉnh theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

b- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở và UBND các huyện, thành, thị (trừ các đơn vị nói ở điều 12)

c- Các phòng ban chuyên môn trực thuộc các sở, ban, nganh và UBND huyện,thành, thị .

d- Các trường PTTH ( cấp III) và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề .

đ- Công nhận về mặt tổ chức các hội quần chúng có tính chát xã hội và nghề nghiệp thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luât.

Điều 2:

a)- Quản lý cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, các dơn vị sự nghiệp, SXKD trực thuộc UBND tỉnh : Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND các huyện, thành, thị theo phân công phân cấp của Thường vụ Tỉnh uỷ .

b- Cấp trưởng của các đơn vị trực thuộc sở sau đây:

- Sở Nông lâm nghiệp : Công ty vật tư nông nghiệp , chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, Liên hiệp xí nghiệp Chè, Chi cục kiểm lâm nhân dân, Trường trung học nông lâm nghiệp .

- Sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Xí nghiệp đường rượu bia.

- Sở xây dựng : Liên hiệp xí nghiệp xi măng đá vôi

- Sở Thuỷ lợi : Công ty thuỷ nông Liễn sơn

- Sở thương mại và du lịch : Công ty thương mại tổng hợp, Công ty du lịch - khách sạn .

- Sở Văn hoá thông tin và thể thao: Ban quản lý khi di tích Đền Hùng, Xí nghiệp In .

- Sở giáo dục và đào tạo : Trường cao đẳng sư phạm, trường trung học sư phạm 12+2, Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, trường trung học kinh tế, trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ .

- Sở Y tế : Trung tâm y tế dự phòng, Trường trung học y tế, xí nghiệp liên hiệp dược, các bệnh viện đa khoa Việt trì, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Riêng bệnh viện Việt trì Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý cả Phó giám đốc .

Đối với các Phó của các đơn vị trên đây khi đề bạt , bổ nhiệm, điều động hoặc thuyên chuyển UBND tỉnh giao cho Giám đốc các sở thống nhất với Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh rồi mới ký quyết đinh. Trường hợp trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh không nhất trí với Giám đốc sở và 2 bên không thống nhất được thì Trưởng ban TCCQ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ý kiến .

c- Bổ nhiệm Chánh thanh tra sở, Trọng tài viên trọng tài kinh tế tỉnh .

d- Chuẩn bị nhân sự ứng cử vào HĐND tỉnh và Quốc hội .

e- Chỉ đạo việc bầu cử và công nhận các chức danh Uỷ viên UBND huyện, thành, thị theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp .

h- Xây dựng qui hoạch cán bộ kế cận và dự bị đối với các chức danh thuộc quyền quản lý .

Điều 3: Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương khu vực HCSN .

Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của Chính phủ giao hàng năm. UBND tỉnh phân bổ cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị; đồng thời giao thẳng đến các đơn vị sự nghiệp lớn thuộc các sở quản lý.

Điều 4: Việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động bổ xung vào biên chế hành chính sự nghiệp phải được quản lý chặt chẽ về chỉ tiêu, tiêu chẩun để dần dần thực hiện quy chế công chức Nhà nước; bảo đảm cho bộ máy gọn nhẹ và có hiệu lực theo điều 10 của quy định này.

Điều 5: UBND tỉnh ra quyết định xếp lương:

a- Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý nói ở mục III - điều 2.

b- Cán bộ khác có mức lương từ 463 đồng trở lên.

Điều 6: UBND tỉnh quản lý trực tiếp công tác qui hoạch đào tạo cán bộ kế cận và dự bị, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý hành chính, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ (thuộc quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh) và công tác tuyển sinh, cụ thể là:

a- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, thời gian, đối tượng tuyển sinh, hệ thống trường lớp trên địa bàn tỉnh.

b- Quyết định cho cán bộ, viên chức, học sinh có đủ điều kiện đi học học tập và công tác ở nước ngoài.

Điều 7: Hồ sơ viên chức thuộc ngành, cấp nào thì Thủ trưởng ngành, cấp đó trực tiếp quản lý.

MỤC III. PHẦN CẤP CHO THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ CHỦ TỊCH UBND CÁC HUYỆN, THÀNH, THỊ

Điều 8: Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị giúp UBND tỉnh quản lý cán bộ lãnh đạo thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh đang công tác ở các cơ quan thuộc sở, ban, ngành và huyện, thành, thị.

Quản lý lao động - quỹ tiền lương Hành chính sự nghiệp trong phạm vi quản lý của sở, ban, ngành và huyện, thành, thị theo chỉ tiêu UBND tỉnh phân bổ hàng năm.

Điều 9: Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị được quyền:

a- Ra quyết định đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều đồng, nâng lương, hạ mức lương, khen thưởng, kỷ luật, cho nghị chế độ BHXH, cho thôi việc những cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý của mình (trừ các đối tượng nói ở điều 2), nhưng phải làm đúng thủ tục nguyên tắc qui định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

- Đối với các chức vụ Trưởng, phó phòng ban, Trung tâm trực thuộc UBND các huyện, thành, thị trước khi UBND ra quyết định đề bạt, phải thống nhất với thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, nếu 2 bên không thống nhất được thì Chủ tịch UBND huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến.

- Khi ra quyết định đồng gửi cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.

- Riêng nâng bậc lương cho cán bộ viên chức qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xem xét để bảo đảm tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và tỷ lệ theo quy định của Nhà nước rồi mới ra quyết định nâng lương cho cán bộ, viên chức có mức lương dưới 463 đồng. Trường hợp xét lương đặc cách thì cơ quan chủ quản thống nhất với Ban Tổ chức chính quyền báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến trước khi ký quyết định.

b- Ra quyết định cử cán bộ viên chức thuộc ngành quản lý của mình đi học đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế theo kế hoạch và chỉ tiêu phân bổ của UBND tỉnh hoặc do các cơ quan chức năng của Nhà nước chiêu sinh.

Điều 10: Việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động vào biên chế của cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau:

a- Phải trong phạm vi chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao cho đơn vị hàng năm, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong nước hoặc nước ngoài, có đủ tiêu chuẩn khác như tuổi, lý lịch bản thân, sức khoẻ…

b- Không được tuyển dụng người không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ viên chức vào các cơ quan hành chính sự nghiệp.

c- Phải làm thủ tục tuyển dụng hoặc tiếp nhận qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Nếu tuyển dụng, tiếp nhận trái nguyên tắc trên đây không được đăng ký lao động và quĩ lương, không được công nhận vào biên chế Nhà nước; người làm sai phải chịu trách nhiệm với đường sự.

Điều 11: Việc thành lập một tổ chức mới:

a- Nếu là đơn vị HCSN cơ quan chủ quản (sở, ngành hoặc UBND huyện) làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh xét quyết định.

b- Nếu là đơn vị SXKD thực hiện theo nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 12: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo được quyền ra quyết định thành lập hoặc giải thể các Trường mầm non, trường cấp I, cấp II, trường cấp II +III (ghép).

Điều 13: Trường Hành chính tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước xã, phường, uỷ viên Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị và viên chức nghiệp vụ hành chính phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức chiêu sinh học tập, kiểm tra đánh giá kết quả và cấp giấy chứng nhận cho học viên.

MỤC IV. BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH

Điều 14: Ban Tổ chức chính quyền tỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn như quyết định 75/QĐ-UB ngày 31/10/1990 của UBND tỉnh về công tác tổ chức và cán bộ; Ban Tổ chức chính quyền có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản lý chặt chẽ tổ chức và cán bộ khối chính quyền thuộc quản lý của UBND tỉnh.

- Giúp UBND tỉnh theo dõi quản lý đội ngũ cán bộ, chuẩn bị để Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, nhận xét, phục vụ cho ciệc điều động, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện, chính sách đối với cán bộ thuộc chức danh UBND tỉnh quản lý.

- Giúp UBND tỉnh quản lý các Hội quần chúng có tíng chất xã hội và nghề nghiệp theo luật và các qui định của HĐBT.

Điều 15: Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh.

Điều 16: Lập dự án kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế quỹ tiền lương khu vưch hành chính sự nghiệp trình Chủ tịch UBND tỉnh duyệt để phân bổ cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trên cơ sở chỉ tiêu biên chế chính phủ giao cho tỉnh hàng năm và quản lý chặt chẽ lao động - quĩ tiền lương HCSN theo quy định của Nhà nước.

Điều 17:

a- Được quyền ra quyết định tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ viên chức vào cơ quan hành chính sự nghiệp cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trên cơ sở chỉ tiêu biên chế Chính phủ giao cho tỉnh hàng năm và quản lý chặt chẽ lao động - quĩ tiền lương HCSN theo quy định của Nhà nước.

b- Làm thủ tục cho cán bộ viên chức chuyển công tác ra tỉnh ngoài và tiếp nhận cán bộ viên chức HCSN từ tỉnh ngoài vào tỉnh theo đề nghị của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị.

- Riêng việc tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ công nhân viên SXKD do Sở Lao động quản lý.

Điều 18: Được uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền xem xét và thống nhất việc nâng lương hàng năm cho cán bộ viên chức hành chính sự nghiệp của các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị bảo đảm tiêu chuẩn chế độ chính sách, tỷ lệ do Nhà nước qui định. Đối với cán bộ viên chức có mức lương 463 đồng trở lên thì trình UBND tỉnh quyết định.

Điều 19: Theo dõi kiểm tra các sở, ban, ngành và các huyện, thành, thị trong việc thực hiện quy định này. Khi kiểm tra phát hiện thấy làm trái qui định này thuộc quyền hạn của mình thì được quyền bác bỏ hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bác bỏ.

MỤC V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20: Bản quy định này thay cho bản phân cấp quản lý công tác tổ chức và cán bộ đã ban hành kèm theo quyết định 345/QĐ-TCCQ ngày 01/6/1985 của UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh sẽ được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚ