Quyết định số 380/QĐ ngày 01/07/1991 Ban hành bản Quy định thanh tra Nhà nước về đo lường của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thật Nhà nước (Tình trạng hiệu lực không xác định)
- Số hiệu văn bản: 380/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Ngày ban hành: 01-07-1991
- Ngày có hiệu lực: 01-07-1991
- Tình trạng hiệu lực: Không xác định
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 380/QĐ | Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN "QUY ĐỊNH THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG"
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 192-CP ngày 12-10-1975 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định thanh tra Nhà nước về đo lường ".
Điều 2. Cơ quan Quản lý Nhà nước về đo lường các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở phải thực hiện theo đúng Quy định này trong việc thanh tra Nhà nước về đo lường.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu Chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
| Đoàn Phương (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
(Ban hành theo Quyết định số 380-QĐ ngày 1-7-1991 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước)
1. Nội dung thanh tra Nhà nước về đo lường
Nội dung thanh tra Nhà nước về đo lường theo Điều 24 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường được quy định cụ thể như sau:
1.1. Đối với cơ sở sử dụng, kinh doanh phương tiện đo
1.1.1. Đối với cơ sở sử dụng phương tiện đo
Tuỳ theo mục đích sử dụng và nơi sử dụng phương tiện đo là cơ sở sản xuất công nghiệp; nghiên cứu khoa học - kỹ thuật; buôn bán; khám, chữa bệnh; cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.... mà nội dung thanh tra Nhà nước về đo lường có thể là một số trong những nội dung sau:
- Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ kiểm định Nhà nước đối với chuẩn và phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước;
- Thanh tra việc sử dụng, bảo quản các chuẩn và phương tiện đo trên;
- Thanh tra việc sử dụng các phương tiện đo thuộc những trường hợp bị cấm;
- Thanh tra tính đúng đắn của việc thực hiện phép đo, của kết quả đo khi mua bán, giao nhận;
- Thanh tra tính đúng đắn về đo lường của hàng bao bì đóng gói theo định lượng;
- Thanh tra việc thực hiện của cơ sở đối với các quy định về đo lường khác có liên quan.
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất phương tiện đo, sửa chữa phương tiện đo.
- Thanh tra việc đăng ký và thực hiện những nội dung đã đăng ký về sản xuất, sửa chữa phương tiện đo;
- Thanh tra việc thực hiện các quy định về duyệt mẫu và cho phép sản xuất phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước;
- Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ kiểm định Nhà nước đối với các chuẩn và phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước.
1.1.3. Đối với cơ sở nhập khẩu phương tiện đo
- Thanh tra việc thực hiện quy định xin phép nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước;
- Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ kiểm định Nhà nước đối với phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định Nhà nước.
1.1.4. Đối với cơ sở buôn bán phương tiện đo
- Thanh tra tính hợp pháp của phương tiện đo.
1.2. Đối với cơ quan kiểm định phương tiện đo (cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường được công nhận khả năng kiểm định, cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước).
- Thanh tra sự hợp pháp của cơ quan kiểm định;
- Thanh tra sự phù hợp giữa khả năng kiểm định được công nhận hoặc uỷ quyền và các điều kiện cần thiết tương ứng kèm theo bao gồm chuẩn và các trang thiết bị kiểm định khác; điều kiện môi trường và mặt bằng làm việc; trình độ kiểm định viên; các sơ đồ và quy trình kiểm định liên quan;
- Thanh tra chất lượng và kết quả của việc kiểm định phương tiện đo: Cơ sở tiến hành như việc thực hiện quy định kiểm định, xử lý, đánh giá số liệu thu được; số lượng và chủng loại phương tiện đo đã được cơ sở kiểm định theo phân cấp...;
- Thanh tra nề nếp tổ chức, quản lý của cơ quan kiểm định như việc lập và thực hiện kế hoạch kiểm định; việc bảo quản, sử dụng dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định và các hồ sơ, sổ sách khác có liên quan.
1.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường
- Thanh tra việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và của cấp trên trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về đo lường;
- Thực hiện các nội dung thanh tra như đối với cơ sở kiểm định phương tiện đo quy định ở mục 1.5.
1.4. Đối với việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo lường.
Nội dung thanh tra được quyết định tuỳ theo nội dung khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu của các cơ sở có tranh chấp về đo lường. Cơ sở có nguyện vọng được giải quyết tranh chấp về đo lường phải gửi đề nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường theo mẫu phụ lục 1 của Quy định này.
2. Trình tự tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường.
2.1. Trước khi ra quyết định thanh tra theo Điều 26 Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thực hiện Pháp lệnh đo lường của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cần chuẩn bị:
- Xác định mục đích, đối tượng, nội dung và chương trình thanh tra;
- Thành lập đoàn thanh tra hoặc giao nhiệm vụ cho thanh tra viên.
2.2. Sau khi nhận được quyết định thanh tra, cơ sở được thanh tra cần chuẩn bị:
- Báo cáo bằng văn bản theo nội dung thông báo của cơ quan thanh tra;
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thanh tra;
- Bố trí người có thẩm quyền để làm việc với đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
Đối với trường hợp thanh tra bất thường, sau khi trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra hoặc thẻ thanh tra viên và thông báo mục đích, nội dung thanh tra, cơ sở được thanh tra phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.3. Tiến hành thanh tra
Tuỳ theo mục đích và nội dung thanh tra đã được xác định, có thể tiến hành theo chương trình sau:
- Xuất trình quyết định thanh tra, quyết định thành lập đoàn thanh tra hoặc thẻ thanh tra viên;
- Thống nhất với cơ sở kế hoạch làm việc;
- Nghe báo cáo chung của cơ sở;
- Làm việc với các đơn vị và cá nhân có liên quan;
- Tiến hành thanh tra tại chỗ theo các nội dung quy định ở mục 1.
2.4. Kết luận và xử lý khi thanh tra
Trên cơ sở kết quả thanh tra, trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lập biên bản thanh tra Nhà nước về đo lường và áp dụng các biện pháp xử lý theo Điều 30 Pháp lệnh đo lường và Điều 29, 30, và 31 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường.
2.5. Mẫu quyết định Thanh tra, quyết định thành lập đoàn thanh tra và biên bản thanh tra thuộc các Điều 26, 27, 30 Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường theo phụ lục 2, 3, 4 của Quy định này.
3. Thanh tra viên Nhà nước về đo lường.
Việc bổ nhiệm và hoạt động của thanh tra viên Nhà nước về đo lường thực hiện theo các quy định của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
PHỤ LỤC 1
Số:...../ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
... ngày... tháng... năm 199...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐO LƯỜNG
Kính gửi: (Tên cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường)
1. Tên cơ sở đề nghị:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
2. Tên cơ sở có liên quan đến việc tranh chấp về đo lường:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại:
3. Lý do và nội dung tranh chấp về đo lường:
4. Yêu cầu đề nghị phân xử:
5. Danh mục các tài liệu có liên quan kèm theo:
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 2
Số:....../ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
... ngày... tháng... năm 199...
QUYẾT ĐỊNH
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
GIÁM ĐỐC (hoặc Chi cục trưởng)
(Tên cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường tiến hành thanh tra)
Căn cứ Điều 9 khoản 5 và Điều 28 Pháp lệnh Đo lường;
Căn cứ Điều 26 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường;
Căn cứ yêu cầu giải quyết (tranh chấp khiếu nại hoặc tố cáo) về đo lường của (tên cơ sở có yêu cầu) *;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường tại (tên cơ sở được thanh tra) từ ngày... đến ngày... tháng... năm 199 ...
Điều 2. Nội dung thanh tra:
1.
2.
3...
Điều 3. Cơ sở cần chuẩn bị báo cáo về các nội dung được thanh tra và bố trí cán bộ có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra.
Giám đốc (hoặc) Chi cục trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
(*) Nếu không phải để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo lường thì không cần điều này.
PHỤ LỤC 3
Số:......-TTĐL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
... ngày... tháng... năm 199...
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP ĐOÀN THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG GIÁM ĐỐC (HOẶC CHI CỤC TRƯỞNG)
( Tên cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường tiến hành thanh tra)
- Căn cứ Điều 29 Pháp lệnh đo lường;
- Căn cứ Điều 27 Nghị định số 115 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng; ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
- Theo yêu cầu của công tác thanh tra Nhà nước về đo lường;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Đoàn thanh tra Nhà nước về đo lường gồm các thành viên sau:
1. (Họ, tên và chức vụ): Trưởng đoàn
2. (Họ, tên và chức vụ): đoàn viên
3....
4....
.....
Điều 2. Đoàn có trách nhiệm tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường tại (tên cơ sở được thanh tra) từ ngày... đến ngày...tháng.. năm 199...
Giám đốc (hoặc Chi cục trưởng)
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
Số:....... - TTĐL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
... ngày... tháng... năm 199...
BIÊN BẢN
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
1. Cơ quan tiến hành thanh tra:.....................
2. Cơ sở được thanh tra.................................
3. Quá trình và nội dung thanh tra................
4. Nhận xét và kết luận.................................
5. Các hình thức xử lý đã thực hiện:................
6. Yêu cầu và kiến nghị.............................
CƠ SỞ ĐƯỢC THANH TRA (hoặc của các bên liên quan) (Ký tên và đóng dấu) | TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA (hoặc thanh tra viên) (Ký tên, đóng dấu) |