cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 606/QĐ-UB ngày 09/10/1989 Về tổ chức và hoạt động của Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 606/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 09-10-1989
  • Ngày có hiệu lực: 09-10-1989
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3238 ngày (8 năm 10 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Quyết định số 606/QĐ-UB ngày 09/10/1989 Về tổ chức và hoạt động của Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 606/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 1989

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN HỢP TÁC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983;
- Xét yêu cầu tổ chức hợp tác kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh với khu vực và các địa phương trong tình hình mới;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Hợp tác kinh tế thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Ban Hợp tác kinh tế thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong lãnh vực liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế giữa thành phố với các địa phương trong cả nước.

Ban Hợp tác kinh tế thành phố được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, kinh phí hoạt động do Ủy ban nhân dân thành phố cấp và ghép chung với kinh phí của văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 2. – Ban Hợp tác kinh tế thành phố có nhiệm vụ:

1/ Nghiên cứu tiềm năng kinh tế - kỹ thuật của thành phố và khu vực; được Ủy ban nhân dân thành phố ủy nhiệm quan hệ với các địa phương, các tổ chức kinh tế kỹ thuật trong nước để nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các chủ trương về hợp tác kinh tế và tham gia với các ngành xây dựng các chương trình liên doanh; liên kết kinh tế với các địa phương.

2/ Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức chỉ đạo việc phối hợp hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các ngành, các quận nội thành và huyện ngoại thành, giữa các đơn vị và tham gia xây dựng các văn kiện về hợp tác kinh tế cho ủy ban nhân dân thành phố.

3/ Theo dõi, đôn đốc các ngành, các quận, huyện trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hợp tác kinh tế đã ký kết, đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh vượt quá quyền hạn của các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đó.

4/ Phối hợp với Ủy ban kế hoạch thành phố, Viện nghiên cứu kinh tế thành phố xây dựng kế hoạch hợp tác kinh tế đưa vào kế hoạch kinh tế - xã hội chung hàng năm và dài hạn của thành phố. Tổng hợp tình hình thực hiện hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế trong nước của toàn thành phố, nghiên cứu xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế trình Ủy ban nhân dân thành phố.

5/ Phối hợp với Sở Kinh tế đối ngoại để tạo điều kiện thực hiện các chương trình đầu tư, hợp tác, liên kết, liên doanh giữa thành phố và địa phương khác là môt bên Việt Nam với nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

6/ Được tổ chức các hoạt động dịch vụ về hợp tác kinh tế cho các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế của thành phố góp phần tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Ban.

Điều 3. – Ban Hợp tác kinh tế thành phố có quyền hạn:

1/ Được tham khảo các tư liệu, thông tin kinh tế do Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Kế hoạch thành phố, Cục thống kê, Viện Kinh tế thành phố, các sở ngành và quận, huyện cung cấp.

2/ Được quan hệ các ngành, các quận, huyện để nghiên cứu các chương trình hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế giữa thành phố với các địa phương, các đơn vị kinh tế kỹ thuật trong cả nước.

3/ Theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chương trình hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế của các ngành, các quận, huyện để báo cáo và đề xuất ý kiến cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo.

Điều 4. – Bộ máy tổ chức của Ban Hợp tác kinh tế gồm:

- Trưởng Ban – phụ trách lãnh đạo, điều hành chung

- Một số Phó Trưởng ban giúp Trưởng Ban, được phân công phụ trách khu vực các tỉnh và một số công tác chủ yếu của Ban.

- Một số chuyên viên phụ trách theo khu vực và được phân công các công tác nghiệp vụ của Ban

Ban Hợp tác kinh tế làm việc chung trong trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố. Biên chế, quỹ lương và kinh phí hoạt động của Ban do Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Điều 5. – Căn cứ vào bản quy định này, Trưởng Ban Hợp tác kinh tế thành phố có trách nhiệm quy định cụ thể chế độ làm việc, phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng ban và các chuyên viên chuyên trách của ban.

Trưởng Ban Hợp tác kinh tế thành phố phối hợp Thủ trưởng các sở ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo quyết định này.

Bãi bỏ Quyết định số 267/QĐ-UB ngày 28-11-1984 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ban Hợp tác kinh tế thành phố.

Điều 6. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Trưởng Ban Hợp tác kinh tế thành phố, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố, và Chỉ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Vĩnh Nghiệp