Quyết định số 30-NH/QĐ ngày 17/03/1989 Ban hành Thể lệ tiền gửi tiết kiệm của Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 30-NH/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Ngày ban hành: 17-03-1989
- Ngày có hiệu lực: 16-03-1989
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 18-04-1989
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 5770 ngày (15 năm 9 tháng 25 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-2005
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-NH/QĐ | Hà Nội , ngày 17 tháng 3 năm 1989 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Căn cứ Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 55-CT ngày 10/3/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. - Bản thể lệ này thi hành từ ngày 16/3/1989. Các thể lệ tiền gửi tiết kiệm ban hành trước ngày 16/3/1989 hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. - Các đồng chí Chánh văn phòng, Tổng giám đốc Ngân hàng chuyên doanh, Vụ trưởng, Viện trưởng, Trưởng ban ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chuyên doanh tỉnh, thành phố, đặc khu và khu vực chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lữ Minh Châu (Đã Ký) |
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
a) Tiết kiệm không kỳ hạn có lãi được hưởng lãi hàng tháng.
Người gửi tiền được rút tiền lãi hàng tháng, nếu không rút tiền lãi thì cuối mỗi quý Ngân hàng tính lãi để nhập tiền lãi vào vốn cho người gửi tiền.
b) Tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng có lãi là hình thức gửi gọn lấy gọn, lấy gốc và lãi một lần. Rút vốn trước hạn không được hưởng lãi.
Khi đến hạn, nếu người gửi không rút ra thì Ngân hàng chủ động nhập lãi vào vốn và xem như gửi tiếp kỳ hạn mới theo kỳ hạn đã gửi trước đó.
Điều 3. - Người gửi tiền được Ngân hàng giao cho sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành, trong sổ phải ghi đúng số tiền đã gửi. Gửi tiền nơi nào thì rút tiền nơi đó; người gửi có thể uỷ quyền kèm theo giấy chứng minh của mình cho người khác gửi và lĩnh thay.
Trường hợp mất sổ tiết kiệm thì người gửi báo ngay cho nơi gửi tiền biết để làm thủ tục theo dõi báo mất. Khi đến báo mất, Ngân hàng kiểm tra lại, nếu đã bị kẻ gian lĩnh rồi thì người mất sổ phải chịu thiệt hại.
Điều 4. - Người gửi hiện có sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và tiết kiệm kỳ hạn 3 năm và 5 năm gửi trước ngày 16/3/1989 hiện vẫn còn số dư đều được công nhận chuyển sang các thể thức tiết kiệm mới tương ứng.
Điều 5. - Các Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm có trách nhiệm:
- Tổ chức phục vụ việc gửi và rút tiền thuận lợi, nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.
- Giữ bí mật số tiền gửi, tên và địa chỉ người gửi tiền.
- Ngân hàng không làm đúng gây thiệt hại cho người gửi phải bồi thường thiệt hại và trích vào lợi nhuận để lại của Ngân hàng trả cho người gửi, đồng thời xử lý quy trách nhiệm vật chất đối với người làm sai.
Điều 6. - Vụ trưởng Vụ chế độ, Vụ trưởng Vụ kế toán - tài vụ Ngân hàng Trung wơng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thể lệ này.
Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam