Quyết định số 182/QĐ-UB ngày 13/08/1985 Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý ngành cưa xẻ gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 182/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 13-08-1985
- Ngày có hiệu lực: 13-08-1985
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4756 ngày (13 năm 0 tháng 11 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 182/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 1985 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH CƯA XẺ GỖ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
Căn cứ Quyết định số 68/HĐBT ngày 20-02-1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý thống nhất ô-tô chuyên dùng vận chuyển gỗ và các cơ sở cưa xẻ gỗ dân dụng vào ngành Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của các đ/c Trưởng Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh, Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Giám đốc Sở Thương nghiệp, Trưởng Ban quản lý thị trường thành phố, Trưởng ban tổ chức chính quyền,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thời về tổ chức và quản lý ngành cưa xẻ gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2: Các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban Nhân dân các quận huyện, căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được quy định để hướng dẫn và tổ chức thực hiện quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quyết định trước đây trái với những điều trong bản quy định kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Các đ/c ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Lâm nghiệp và Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ CẢI TẠO TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGÀNH CƯA XẺ GỖ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-UB ngày 13-8-1985 của Ủy ban Nhân dân Thành phố)
Thực hiện những quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đối với ngành Lâm nghiệp.
Nhằm tận dụng, phát huy tốt năng lực thiết bị máy móc cưa xẻ gỗ hiện có, cải tạo tổ chức, từng bước quy hoạch và quản lý ngàng cưa xẻ gỗ, Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành bản quy định tạm thời về cải tạo tổ chức và quản lý ngành cưa xẻ gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: Ngành cưa xẻ gỗ là một ngành kinh tế kỹ thuật do Sở Lâm nghiệp thành phố làm chức quản lý ngành có phân công, phân cấp cụ thể với quận huyện chấp hành thống nhất các điều quy định về:
- Chánh sách, quy hoạch, kế hoạch, quản lý nguồn gốc.
- Các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Điều 2: Các thành phố kinh tế sau đây còn cho phép tồn tại trong ngành cưa xẻ gỗ:
- Xí nghiệp quốc doanh
- Xí nghiệp CTHD chia lãi
- HTX cưa xẻ gỗ đã có, đang phát huy tác dụng tích cực.
Điều 3: Các ngành và địa phương hiện có cơ sở cưa xẻ gỗ sau đây được quyền tiếp tục quản lý để phục vụ yêu cầu chuyên dùng của ngành:
- Sở Giao thông vận tải
- Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng
- Sở Thủy sản
- Sở Xây dựng
- Công an thành phố
- Bộ Tư lệnh thành phố
- Quận, huyện đang quản lý cơ sở cưa xẻ gỗ.
Điều 4: Sở Lâm nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch lại ngành cưa xẻ gỗ trình Ủy ban Nhân dân thành phố xét duyệt và cùng các ngành các quận huyện có cơ sở cưa xẻ gỗ, từng bước chuyển dần các cơ sở cưa xẻ gỗ từ nội thành ra những vùng thích hợp ở ngoại thành thuận tiện cho việc vận chuyển gỗ, bảo đảm an toàn giao thông công cộng theo quy hoạch chung của thành phố.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5: Các cơ sở cưa xẻ gỗ của các ngành và quận huyện được tổ chức lại như sau:
a) Xây dựng xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc Sở Lâm nghiệp. Xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện kế hoạch cưa xẻ gỗ thành khí cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của thành phố, từng bước đầu tư trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, ứng dụng kỹ thuật và quy trình công nghiệp tiên tiến một cách hợp lý trong dây chuyền cưa xẻ, ngâm tẩm, chế biến tận dụng tổng hợp phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu gỗ.
b) Củng cố các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã cưa xẻ gỗ hiện có của quận huyện.
Từ nay không phát triển thêm hợp tác xã cưa xẻ gỗ. Hợp tác xã cưa xẻ gỗ hiện có tổ chức lại thành hợp tác xã cưa xẻ gỗ bậc cao làm vệ tinh cho các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh của thành phố và quận huyện. Những hợp tác xã không đủ điều kiện nâng lên hợp tác xã bậc cao và những tổ hợp, có thể cưa xẻ gỗ khác có thể được tổ chức lại và đưa lên sản xuất ở các vùng có gỗ theo kế hoạch hợp tác kinh tế với các tỉnh có rừng hoặc chuyển sang làm mộc dân dụng theo quy chế ngành mộc theo quy hoạch của ngành.
Điều 6: Đối với xí nghiệp công tư hợp doanh:
1. Xí nghiệp nào chủ họp doanh trực tiếp tham gia quản lý điều hành thì kiện toàn cho vững mạnh và áp dụng hình thức công tư hợp doanh chia lãi thí điểm theo tỷ lệ chia lãi thành phố cho phép thực hiện đối với xí nghiệp hợp doanh.
Những cổ đông tư nhân trong xí nghiệp công tư hợp doanh đầu tư mới để cải tiến kỹ thuật bằng vốn trong nước bằng ngoại tệ hoặc bằng thiết bị nhận từ nước ngoài đều được khuyến khích theo các điều khoản khuyến khích tương ứng ghi trong bản Quy định tạm thời số 80/QĐ-UB ngày 18-5-1985 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
2. Xí nghiệp CTHD nào chủ đã bỏ trốn hoặc đã xuất cảnh hợp pháp hoặc cổ đông tư nhân không có người thừa kế hợp pháp… thì chuyển thành xí nghiệp quốc doanh.
3. Xí nghiệp công tư hợp doanh nào chủ không trực tiếp tham gia quản lý điều hành vì những lý do chính đáng, tự nguyện xin rút phần vốn hợp doanh được Nhà nước xem xét thực hiện chánh sách hoàn vốn theo giá chỉ đạo của thành phố để chuyển thành xí nghiệp quốc doanh.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7: Những xí nghiệp cưa xẻ gỗ của những ngành và quận huyện ghi ở điều 3 thực hiện việc cưa xẻ gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.
Nếu còn thừa năng lực, các xí nghiệp này và các hợp tác xã cưa xẻ gỗ của từng quận huyện được phân công quản lý, được quyền ký và thực hiện hợp đồng gia công cưa xẻ gỗ với các ngành, các tỉnh có chỉ tiêu gỗ theo kế hoạch liên doanh liên kết do thành phố quy định – các ngành và quận huyện có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy quản lý ngành đã được quy định và báo cáo hợp đồng cho Sở Lâm nghiệp để thống nhất quản lý nguồn gỗ và kiểm tra các định mức tiêu chuẩn của ngành.
Điều 8: Các xưởng cưa, thiết bị máy móc của những ngành không được phân công quản lý cơ sở cưa xẻ gỗ đều bàn giao cho Sở Lâm nghiệp tiếp nhận, quản lý, tổ chức lại sản xuất theo quy hoạch ngành.
Nhu cầu gỗ, thành khí của những ngành nói trên do Sở Lâm nghiệp cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thành phố và theo hợp đồng kinh tế cụ thể giữa hai bên.
Điều 9: Việc chế tạo mới, mua bán thiết bị cưa xẻ gỗ, di chuyển thiết bị ra khỏi thành phố của các ngành, các quận huyện đều phải thông qua Sở Lâm nghiệp trình Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định.
Điều 10: Ngoài kế hoạch nguyên liệu, phụ tùng do Sở Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp theo chỉ tiêu hợp đồng, các ngành và quận huyện quản lý các cơ sở cưa xẻ gỗ được quyền tạo thiết bị nguyên liệu, phụ tùng vật tư kỹ thuật chuyên ngành theo 4 nguồn Nhà nước cho phép.
Điều 11: Sở Lâm nghiệp có trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ cho ngành theo yêu cầu của các ngành và quận huyện nhằm mục đích phục vụ cho việc đổi mới kỹ thuật và phát triển ngành.
Điều 12: Nhu cầu gỗ thành khí của các cơ sở sản xuất đồ mộc và gỗ phục vụ cho việc sửa chữa nhà của nhân dân do Sở Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức phân phối đến các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế và các cửa hàng vật liệu xây dựng theo hợp đồng kinh tế.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Sở Lâm nghiệp, Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh thành phố các ngành tổng hợp của thành phố và các ngành, quận, huyện có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bản quy định tạm thời này.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ