Quyết định 94/QĐ-UB năm 1983 sửa đổi Quyết định 313/QĐ-UB quy định mua bán trao đổi hàng hoá của các đơn vị Trung ương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 94/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 01-04-1983
- Ngày có hiệu lực: 01-04-1983
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 5621 ngày (15 năm 4 tháng 26 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 1983 |
QUYẾT ĐỊNH
BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH 313/QĐ-UB NGÀY 04-12-1982 CỦA UBND.TP.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tồ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;
- Căn cứ quyết định số 313/QĐ-UB ngày 04-12-1982 của Uỷ ban Nhân dân thành phố ban hành quy định mua bán trao đổi hàng hoá của các đơn vị Trung ương, các đơn vị thuộc tỉnh thành phố bạn tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh tại các địa phương bạn ;
- Để tăng cường và mở rộng quan hệ hợp đồng sản xuất cùng với việc lập lại trật tự trên mặt trận sản xuất và phân phối lưu thông ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay bổ sung và sửa đổi một số điều trong quyết định 313/QĐ-UB ngày 04-12-1982 của Uỷ ban Nhân dân thành phố như sau:
a) Về xét duyệt các hợp đồng gia công thu hồi thành phẩm hoạc bán nguyên liệu mua lại thành phẩm, các hợp đồng về dịch vụ sửa chữa mà khách hàng cung ứng nguyên liệu vật tư chính.
- Đối với các hợp đồng loại này, khách hàng trực tiếp bàn bạc và ký hợp đồng với cơ sở sản xuất theo đúng chính sách và chế độ quản lý kinh tế - kỹ thuật và quản lý tài chánh của Nhà nước đã quy định; sau đó hợp đồng phải được cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên có thẩm quyền của cơ sở sản xuất duyệt thì hợp đồng mới có giá trị về mặt pháp lý.
- Uỷ ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho các sở chủ quản xét duyệt các hợp đồng ký với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong quận, huyện và các hợp đồng với các loại xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp doanh trực thuộc quận, huyện.
b) Riêng đối với các hợp đồng gia công sản xuất các loại thiết bị máy móc (theo danh mục đính kèm quyết định này) thì khách hàng phải thông qua Sở chủ quản, hoặc Uỷ ban Nhân dân quận, huyện để được giới thiệu để ký hợp đồng tại cơ sở sản xuất do hai bên thoả thuận. sau khi ký xong, hợp đồng phải được Sở chủ quản hoặc Uỷ ban Nhân dân quận, huyện duyệt thì mới có giá trị pháp lý.
c) Các sở và Uỷ ban Nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm bảo đảm thi hành đúng các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước. Nếu gặp khó khăn vướng mắt trong khi xét duyệt và quản lý các hợp đồng thì Sở, Uỷ ban Nhân dân quận, huyện phải xin ý kiến của Uỷ ban Nhân dân thành phố trước khi quyết định .
Điều 2.- Mỗi hợp đồng mua bán sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại thành phố (khách hàng không cung ứng nguyên liệu, vật tư), thì phải theo đúng các thủ tục được quy định tại quyết định 313/QĐ-UB ngày 04-12-1982 của Uỷ ban Nhân dân thành phố, coi đây là thuộc lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá và thuộc phạm vi quản lý của Sở Thương nghiệp thì khách hàng mới được ký hợp đồng mua bán và hợp đồng khi đã ký xong, phải được Sở Thương nghiệp duyệt thì hợp đồng mới có giá trị về mặt pháp lý.
Điều 3.- Sản phẩm hàng hoá gia công hoặc mua bán theo hợp đồng đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt (theo đúng như điều 1 và điều 2) và có phiếu, hoá đơn xuất kho hợp lệ thì được phép vận chuyển ra thành phố.
Điều 4.- Các Sở chủ quản lý và Uỷ ban Nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tổ chức việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện các hợp đồng kinh tế đã xét duyệt và báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng cho Chi cục Thống kê, và Uỷ ban kế hoạch thành phố để tổng hợp tình hình báo cáo cho Uỷ ban Nhân dân thành phố theo chức năng của mình.
Các cơ sở sản xuất phải báo cáo cho cơ quan quản lý hành chánh – kinh tế cấp trên (Sở hoặc Uỷ ban Nhân dân quận, huyện) về tình hình ký kết các loại hợp đồng kinh tế ở điều 1 và điều 2 trên đây theo biểu mẫu và thời hạn do Chi cục Thống kê thành phố quy định.
Điều 5.- Nay huỷ bỏ những điều trong các văn bản trước đây trái với quyết định này.
Điều 6.- Các đồng chí Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
DANH MỤC THIẾT BỊ MÁY MÓC
KHÁCH HÀNG PHẢI QUA SỞ CHỦ QUẢN HOẶC UBND QUẬN, HUYỆN TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT.
(Kèm theo quyết định 94/QĐ-UB ngày 01-4-1983)
1. Máy công cụ : Máy cắt gọt kim loại, máy làm đồ gỗ máy rèn dập, hàn đắp kim loại (có công suất và tính năng sản xuất công nghiệp).
2. Máy phát động lực : Máy nổ (xăng, diesel), động cơ điện, máy hơi nước, máy nén khí.
3. Máy phát điện: Chạy xăng, díesel, xoay chiều, 1 chiều.
4. Máy biến áp: Từ 380v trở lên.
5. Máy khai khoáng, xây dựng: Máy khoan, ủi, xúc, đào, đóng cọc, máy lăn đường, tàu cuốc, hút bùn, máy trộn…
6. Máy kéo: Bánh xích, bánh cao su.
7. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
8. Máy bơm nước: Chạy điện, chạy động cơ diesel, xăng, bơm nước.
9. Thiết bị luyện kim gia công bề mặt, chống rỉ và ăn mòn kim loại.
10. Thiết bị sản xuất hóa chất.
11. Máy móc, thiết bị dùng sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh…
12. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện điện và điện tử.
13. Máy móc thiết bị dùng trong các ngành sản xuất: dệt, da, giấy in, văn phòng phẩm và văn hoá phẩm.
14. Máy móc thiết bị chế biến lương thực thực phẩm.
15. Máy móc thiết bị sản xuất khác: máy lọc nước, thiết bị nhiệt lạnh.
16. Phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ, phương tiện bốc dỡ.
17. Máy thông tin liên lạc, điện ảnh, y tế.
18. Thiết bị kiểm tra đo lường, tính toán và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.