cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 105/QĐ-UB năm 1981 về việc thành lập Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu văn bản: 105/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 04-06-1981
  • Ngày có hiệu lực: 04-06-1981
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6287 ngày (17 năm 2 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Quyết định 105/QĐ-UB năm 1981 về việc thành lập Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 105/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 6 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN HỢP TÁC KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Xét yêu cầu tổ chức hợp tác kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh bạn và tỉnh láng giềng thuộc Cộng hoà nhân dân Campuchia;
- Theo đề nghị các đồng chí Chủ Nhiệm Uỷ ban Kế hoạch thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. – Nay thành lập Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh để giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch hợp tác kinh tế với các tỉnh.

Điều 2. – Ban Hợp tác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ chính như sau:

1) Trên cơ sở tổng hợp tình hình và khả năng kinh tế - kỹ thuật của thành phố quan hệ tiếp xúc trao đổi với các tỉnh và K, nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban Nhân dân thành phố thông qua chủ trương chương trình kế hoạch hợp tác kinh tế với các tỉnh bạn, các cơ sở sản xuất kinh doanh của Trung ương đóng ở thành phố trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, trao đổi hàng hoá vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu.

2) Giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ngành, các quận, huyện của thành phố có liên quan đến chủ trương chương trình hợp tác kinh tế, phối hợp với các tỉnh bạn, nghiên cứu xây dựng các chuyên đề và phương án kinh tế - kỹ thuật hợp tác cụ thể có tính toán hiệu quả kinh tế.

Nghiên cứu phân tích các mặt hiệu quả kinh tế, giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố thông qua và ký văn bản thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh về các phương án hợp tác kinh tế cụ thể, trên cơ sở 2 bên hợp tác đều có lợi về kinh tế, đồng thời tăng cường mối quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa hai địa phương.

3) Theo dõi đôn đốc các ngành, sở, quận, huyện, các đơn vị kinh tế của thành phố thực hiện đúng đắn và có hiệu quả cao các điều ký kết hợp tác kinh tế giữa thành phố với các địa phương bạn.

4) Tổng hợp các thông tin kinh tế báo cáo thường xuyên định kỳ và đột xuất với Uỷ ban Nhân dân thành phố về tình hình tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hợp tác kinh tế giữa thành phố với các địa phương.

Điều 3. – Thành phần Ban Hợp tác kinh tê thành phố gồm:

Thường trực Ban Hợp tác Kinh tế:

- Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố phụ trách Trưởng Ban.

- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch thành phố phụ trách Phó Ban.

- Hai hoặc ba uỷ viên thường trực.

Các uỷ viên:

- Giám đốc Sở Công nghiệp.

- Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

- Giám đốc Sở Thương nghiệp

- Giám đốc Sở Ngoại thương.

- Giám đốc Công ty Vật tư tổng hợp.

- Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố.

Đại diện các sở, ngành, cơ quan quận, huyện, đơn vị kinh tế có liên quan có thể mời tham dự.

Thường trực Ban Hợp tác kinh tế làm việc tại Uỷ ban Nhân dân thành phố; bộ máy giúp việc gồm có một số chuyên viên cần thiết.

Điều 4. – Thường trực Ban Hợp tác kinh tế làm việc theo quy chế sau đây:

1) Được sử dụng các tư liệu và thông tin kinh tế cần thiết do Uỷ ban Kế hoạch thành phố, Chi cục Thống kê, Ban Phân vùng kinh tế thành phố cung cấp.

2) Được yêu cầu các sở, ngành thành phố, Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện cung cấp các tình hình, thông tin kinh tế cần thiết của ngành, địa phương.

3) Được Uỷ ban Nhân dân thành phố uỷ quyền quan hệ tiếp xúc, trao đổi với các tỉnh bạn trong các cuộc quan hệ này, được phép mời đại biểu các sở, ngành, quận, huyện, các đơn vị kinh tế liên quan và một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật cùng tham dự.

4) Được quyền kiểm tra, đôn đốc trực tiếp các sở, ngành, quận, huyện các tổ chức kinh tế và cử cán bộ giúp việc của Ban theo dõi nắm tình hình tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hợp tác kinh tế với các địa phương.

Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, các thành viên Ban Hợp tác kinh tế, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn