cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 08/CT-NH1 ngày 29/10/1992 Về cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế trong nước (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/CT-NH1
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Ngày ban hành: 29-10-1992
  • Ngày có hiệu lực: 29-10-1992
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-11-1999
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2569 ngày (7 năm 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-11-1999
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-11-1999, Chỉ thị số 08/CT-NH1 ngày 29/10/1992 Về cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế trong nước (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 389/1999/QĐ-NHNN10 ngày 27/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bãi bỏ một số văn bản trong ngành Ngân hàng”. Xem thêm Lược đồ.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-NH1

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC

Trong thời gian vừa qua các NHTM (Quốc doanh và cổ phần) Ngân hàng đầu tư và phát triển đã giải quyết cho vay ngoại tệ các tổ chức kinh tế trong nước để thanh toán hàng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài, cũng như đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu và hàng hóa phục vụ cho việc phát triển sản xuất và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong quá trình cho vay ngoại tệ cũng còn một số trường hợp ngân hàng cho các tổ chức kinh tế vay ngoại tệ không đúng đối tượng, một số tổ chức kinh tế sử dụng ngoại tệ không đúng mục đích như dùng ngoại tệ để đảo nợ vay bằng đồng Việt Nam, trả nợ lẫn nhau trong các tổ chức kinh tế hoặc đem bán lại cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại lấy đồng Việt Nam để hưởng chênh lệch giá do lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay đồng Việt Nam, đồng thời đã dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng giữa các Ngân hàng thương mại.

Nhằm chấn chỉnh những lệch lạc nêu trên, đồng thời tiến dần tới việc quản lý ngoại hối theo cơ chế ở Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

1. Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển thực hiện nghiêm túc việc cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế theo đúng các đối tượng quy định trong thông báo số 12/PPLT ngày 16-10-1992 của Chính phủ và cần chú ý những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cho vay nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu, tái xuất khẩu.

- Cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế để mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Cho vay để trả các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm từ ngoài nước phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa hoặc mở rộng kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ.

2. Các Ngân hàng không được cho vay ngoại tệ để sử dụng không đúng đối tượng, gây tác động xấu trong công tác thanh toán và quản lý tiền mặt. Mỗi khi cho vay cần phải kiểm tra chặt chẽ và không được cho các tổ chức kinh tế vay ngoại tệ để:

a) Dùng ngoại tệ trả nợ vay Ngân hàng trong nước bằng đồng Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất.

b) Dùng ngoại tệ để trả nợ tiền vay ngoại tệ, hoặc vay đồng Việt Nam cho các tổ chức kinh tế khác.

c) Dùng ngoại tệ vay đem bán lại cho Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại để lấy đồng Việt Nam.

3. Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại, Ngân hàng ĐTPT, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải hướng dẫn, kiểm tra giám sát các ngân hàng cơ sở thực hiện đúng các quy định trong chỉ thị này, đồng thời tổ chức kiểm tra và giám sát các TCKT trong việc vay và sử dụng ngoại tệ đúng mục đích.

Quá trình thực hiện, gặp khó khăn hoặc vướng mắc cần báo cáo ngay về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để xem xét và giải quyết.

 

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Cao Sỹ Kiêm