Quyết định 96/QĐ-UB năm 1981 quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu văn bản: 96/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 23-05-1981
- Ngày có hiệu lực: 23-05-1981
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 6299 ngày (17 năm 3 tháng 4 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5 năm 1981 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LÂM NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Xét yêu cầu về củng cố kiện toàn tổ chức quản lý xây dựng phát triễn ngành lâm nghiệp của thành phố.
- Xét đề nghị của các đồng chí Trưởng Ty Lâm nghiệp và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay đổi tên “Ty Lâm nghiệp” thành “Sở Lâm nghiệp” trực thuộc Uỷ ban Nhân dân thành phố.
Ban hành kèm theo quyết định này “Bản quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”
Điều 2. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, Giám đốc Sở Lâm nghiệp thành phố thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LÂM NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 96/QĐ-UB ngày 23-5-1981 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
I. – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Điều 1. – Sở Lâm nghiệp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân thành phố quản lý thống nhất hành chính - kinh tế kỹ thuật ngành lâm nghiệp của thành phố bao gồm các mặt công tác tổ chức phong trào trồng cây xanh, trồng rừng, nuôi dưỡng, tu bổ, bảo vệ cây xanh rừng và tài nguyên lâm sản; khai thác gỗ lâm sản; tiếp nhân vận chuyển cung ứng gỗ lâm sản; chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc tiêu dùng và xuất khẩu theo đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đúng chủ trương, kế hoạch của Thành uỷ và Uỷ ban Nhân dân thành phố.
Sở Lâm nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban Nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lâm nghiệp theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương.
Sở Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân được phép sử dụng con dấu riêng và mở tài sản ở Ngân hàng.
Điều 2. – Sở Lâm nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau :
1) Căn cứ các phương hướng phân vùng quy hoạch kinh tế tổng hợp và phân vùng nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố, tiến hành điều tra khảo sát nghiên cứu nắm chắc nguồn tài nguyên lâm sản để xây dựng quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp của thành phố bao gồm : quy hoạch trồng cây tạo vành đai cây xanh, trồng cây các trục đường giao thông thuỷ bộ, trồng cây bảo vệ đồng ruộng, quy hoạch trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ khai thác rừng, quy hoạch xây dựng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngâm tẩm gỗ lâm sản và sản xuất đồ mộc.
Giúp các quận, huyện tiến hành quy hoạch trồng cây xanh, trồng và nuôi dưỡng rừng, bảo vệ và khai thác các sàn phẩm lâm nghiệp.
Tổ chức thực hiện quy hoạch ngành lâm nghiệp đã được Uỷ ban Nhân dân thành phố phê duyệt; qua thực tiễn, đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch ngành lâm nghiệp cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, đời sống thành phố.
2) Dựa vào quy hoạch phát triển ngành, căn cứ vào sổ kiểm tra Nhà nước do Uỷ ban Nhân dân thành phố giao và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Lâm nghiệp, dựa vào yêu cầu và khả năng thực tế của thành phố xây dựng kế hoạch ngành lâm nghiệp gồm : khai thác, tiếp nhận, vận chuyển, cung ứng gỗ và lâm sản; chế biến gỗ, ngâm tẫm gỗ, lâm sản, sản xuất đồ mộc đáp ứng yêu cầu của thành phố, khu vực B2 và cho xuất khẩu; trồng rừng, trồng cây xanh, xây dựng cơ bản, trang thiết bị và các kế hoạch biện pháp khác nhằm phát triển toàn diện ngành lâm nghiệp của thành phố.
Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch ngành lâm nghiệp sau khi đã được Uỷ ban Nhân dân phê duyệt.
3) Hướng dẫn và kểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy trình, quy phạm kỹ thuật của ngành lâm nghiệp do Hội đồng Chính phủ và Bộ Lâm nghiệp ban hành. Đồng thời nghiên cứu cụ thể hoá các điều quy định của Trung ương cho phù hợp điều kiện thành phố, trình Uỷ ban Nhân dân thành phố ban hành thành quy định cụ thể, áp dụng trong phạm vi thành phố.
4) Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tổ chức thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, thi công ( tự thi công hoặc giao thầu cho ngành xây dựng thi công) các công trình của ngành đã được phê duyệt như lâm trường, trạm, kho, xí nghiệp cưa xẻ gỗ, xí nghiệp sản xuất đồ mộc, cơ sở sữa chữa chuyên dùng…
5) Tổ chức và quản lý thống nhất việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng của ngành lâm nghiệp. Đối với vật tư thông dụng, Sở quản lý kế hoạch phân phối cho các đơn vị trực thuộc và quản lý việc thực hiện các định mức sử dụng vật tư một cách hợp lý và tiết kiệm nhất.
6) Tổ chức thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa và tổ chức lại sản xuất đối với các cơ sở tư doanh về khai thác, vận chuyển gỗ, cưa xẻ chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc có quy mô cấp thành phố quản lý. Chỉ đạo, hướng dẩn, giúp đỡ các quận, huyện thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa; quản lý xét cấp giấy phép hành nghề cho các hợp tác xã và các cơ sở cá thể cưa xẻ gỗ và sản xuất đồ mộc thuộc diện phân cấp cho quận, huyện quản lý theo quy định chung của Uỷ ban Nhân dân thành phố.
7) Tổ chức, quản lý và chỉ đạo các đơn vị quốc doanh công tư hợp doanh trực thuộc Sở Lâm nghiệp gồm: các lâm trường trồng, nuôi dưỡng rừng, các lâm trường, khai thác gỗ và lâm sản, các đơn vị vận chuyển và cung ứng gỗ, các đơn vị cưa xẻ, chế biến gỗ và sản xuất đồ mộc, đơn vị ngâm tẩm gỗ, lâm sản, các xí nghiệp, sữa chữa xe máy chuyên dùng và các đơn vị ươm cây, thử nghiệm của ngành lâm nghiệp.
8) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và cây gỗ theo đúng pháp lệnh Nhà nước và chủ trương, quy định cụ thể của Uỷ ban Nhân dân thành phố. Kiểm tra việc thực hiện pháp chế lâm nghiệp, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng lâm sản trái phép. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo sự uỷ nhiệm của Cục Kiểm lâm nhân dân Bộ Lâm nghiệp.
9) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến ngành lâm nghiệp vào sản xuất; đảm bảo kế hoạch xây dựng, phát triển ngành dựa trên cơ sở khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
10) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển ngành lâm nghiệp của thành phố.
Quản lý, bố trí sử dụng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của ngành, chăm lo, bồi dưỡng chính trị tư tưởng và cải thiện đời sống vật chất văn hoá cho cán bộ công nhân viên chức thuộc Sở.
11) Quản lý sử dụng tiết kiệm hợp lý : lao động, tiền vốn, vật tư, thiết bị, tài sản của Sở theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ tiến hành của Nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của Nhà nước.
II. – CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Điều 3. – Sở Lâm nghiệp thành phố được tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên chức trong ngành. Sở đặt dưới quyền điều khiển của một Giám đốc và có một số Phó Giám đốc giúp việc giám đốc, Giám đốc ở Sở chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân thành phố và Bộ Lâm nghiệp lãnh đạo toàn diện công tác của Sở quy định ở điều 1 và điều 2 nêu trên.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong việc lãnh đạo chung và được Giám đốc uỷ nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác của Sở. Trong các Phó Giám đốc có một Phó Giám đốc Thường trực, được uỷ quyền thay mặt Giám đốc, giải quyết công việc chung của Sở khi Giám đốc đi vắng.
Điều 4. – Cơ cấu tổ chức của Sở bao gồm:
A. – BỘ MÁY CƠ QUAN SỞ:
1 – Văn phòng (tổng hợp, hành chánh, quản trị, thi đua, tuyên truyền).
2 – Phòng kế hoạch.
3 – Phòng Thống kê – kế toán – tài vụ .
4 – Phòng tổ chức, cán bộ, đào tạo – lao động tiền lương.
5 – Phòng kỹ thuật xe máy lâm nghiệp.
6 – Phòng trồng rừng.
7 – Phòng Thanh tra – pháp chế.
8 – Phòng Quản lý khoa học – kỹ thuật.
Các phòng nêu trên thuộc biên chế quản lý Nhà nước, có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp tình hình nghiên cứu đề xuất giúp Giám đốc Sở thực hiện tốt chức năng quản lý hành chánh – kinh tế kỹ thuật ngành lâm nghiệp của thành phố và quản lý chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp trực thuộc Sở (như quy định ở điều 1 và điều 2 nêu trên).
Tuỳ theo yêu cầu cần thiết, Giám đốc Sở được quyền quyết định thành lập Hội đồng Khoa học – kỹ thuật, đề làm tư vấn cho Giám đốc Sở duyệt các đề án khoa học kỹ thuật xét khen thưởng, đề nghị cấp trên khen thưởng những sáng chế, phát minh của ngành thuộc phạm vi thành phố.
B. – CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP:
1 – Chi cục Kiểm lâm nhân dân thành phố.
2 – Trạm thí nghiệp sản xuất thử và ươm cây (bao gồm vườn ươm (Tân Bình, Củ Chi, Thủ Đức).
3 – Lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật – nghiệp vụ lâm nghiệp.
Chi cục Kiểm lâm, trạm thí nghiệm sản xuất thử và ươm cây là đơn vị sự nghiệp có thu được trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Công nhân trực tiếp sản xuất của trạm được áp dụng chế độ lương khoán, dư lượng sản phẩm được hưởng mọi chế độ như công nhân viên các đơn vị quốc doanh. Chi cục và trạm được phép sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng.
C. – CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH TRỰC THUỘC SỞ
1 – Công ty khai thác gỗ và lâm sản.
2 – Công ty chế biến gỗ.
3 – Công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu (được thành lập hoạt động theo quyết định số 33/QĐ-UB ngày 25/02/1981 của Uỷ ban Nhân dân thành phố, bổ sung Xí nghiệp Công tư hợp doanh Bình Chánh ở điều 1, của quyết định kề trên).
4 – Lâm trường quốc doanh Duyên Hải.
5 – Xí nghiệp sửa chữa xe máy lâm nghiệp.
6 – Xí nghiệp vật tư lâm nghiệp.
7 – Xí nghiệp ngâm tẩm và bảo quản gỗ, lâm sản.
8 – Xí nghiệp làm cót ép bằng tre nứa, ván, mạc cưa, dăm bào.
Các công ty, xí nghiệp, lâm trường nêu trên là các đơn vị kế toán trực thuộc Sở, hạch toán kinh tế độc lập (trừ Công ty chế biến gỗ và Công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu hạch toán tổng hợp) được phép sử dụng con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Công ty chế biến gỗ hạch toán kinh tế tổng hợp, các xí nghiệp trực thuộc Công ty hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn và mở tài khoản ở Ngân hàng gồm:
1 – Xí nghiệp quốc doanh Bến Nghé.
2 – Xí nghiệp Công tư hợp doanh Tiền Phong.
3 – Xí nghiệp Công tư hợp doanh Tân Bình.
4 – Xí nghiệp Công tư hợp doanh Thống Nhất.
Đ. – TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN:
1 – Ban Kiến thiết cơ bản lâm nghiệp:
Ban Kiến thiết là cơ quan quản lý bên A đối với các công trình xây dựng thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ theo thông tư số 120/TTg ngày 05/11/1969 của Thủ tướng Chính phủ, quy định nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhân thầu trong ngành xây dựng cơ bản.
Ban được phép sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng.
E. – TỔ CHỨC HƯỞNG KINH PHÍ KHÁC.
1) Ban Cải tạo lâm nghiệp.
Điều 5. – Uỷ quyền Giám đốc Sở Lâm nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở qui định trong văn bản này, có trách nhiệm:
- Xây dựng ban hành (bằng văn bản) nội quy về tổ chức và hoạt động của từng đơn vị sản xuất kinh doanh, nêu ở điểm C điều 4 trên đây, sau khi đã trao đổi nhất trí với các cơ quan chức năng của thành phố (Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Tài chính).
- Ra văn bản, sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban Tổ chánh quyền thành phố, quy định nhiệm vụ cụ thể, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các phòng, ban cơ quan Sở (nêu ở điểm A điều 4) và của các tổ chức sự nghiệp (nêu ở điểm B điều 4).
Để đảm bảo hoạt động liên tục, trông khi Giám đốc Sở Lâm nghiệp chưa có quyết định cụ thể về sắp xếp lại tổ chức của Sở theo cơ cấu tổ chức mới thì các tổ chức mới thì các tổ chức cũ được phép duy trì hoạt động theo con dấu và tài khoản cũ.
Biên chế lao động và quỹ tiền lương khu vực không sản xuất vật chất, được Uỷ ban Nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trên nguyên tắc bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, giảm biên chế hành chánh, trọng chất hơn lượng.
Chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương khu vực sản xuất vật chất do sở lập dự án kế hoạch cân đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở định mức năng suất lao động bình quân tiên tiến, bảo đảm tỷ lệ lao động gián tiếp không vượt mức quy định của Nhà nước trình Uỷ ban Nhân dân thành phố xét duyệt theo từng kỳ kế hoạch.
Giám đốc Sở Lâm nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Hội đồng Chính phủ và các chủ trương cụ thể của Uỷ ban Nhân dân thành phố và phân cấp mở rộng quyền hạn, phát huy quyền chủ động sản xuất – kinh doanh và quyền tự chủ về tài chánh cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Sở (quyết định 25/CP ngày 21-4-1981 của Hội đồng Chính phủ).
III. – MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA SỞ LÂM NGHIỆP VÀ CƠ QUAN CẤP TRÊN.
Điều 6. – Sở Lâm nghiệp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân thành phố, đồng thời là cơ quan thuộc ngành lâm nghiệp trong hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở. Sở Lâm nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban Nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật,nghiệp vụ và sự kiểm tra của Bộ Lâm nghiệp về mặt thục hiện, được Bộ hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm tiên tiến để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước và chấp hành đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sở tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật ngành lâm nghiệp do Hội đồng Chính phủ và Bộ Lâm nghiệp ban hành. Trong quá trình vận dụng thích hợp với điều kiện địa phương nếu phải thay đổi, Sở cần báo cáo xin ý kiến của Bộ Lâm nghiệp.
Trước khi chấp hành chủ trương, quyết định, chỉ thị của Bộ Lâm nghiệp, Giám đốc Sở Lâm nghiệp phải báo cáo với Uỷ ban Nhân dân thành phố để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể thực hiện trong phạm vi thành phố.
Sở có trách nhiệm làm báo cáo định kỳ ( tháng, quý, năm ) về tình hình, nhiệm vụ công tác của ngành lâm nghiệp địa phương và báo cáo đột xuất theo yêu cầu cho Uỷ ban Nhân dân thành phố và Bộ Lâm nghiệp.
Điều 7. – Giữa Sở Lâm nghiệp với Uỷ ban Nhân dân quận, huyện :
Sở Lâm nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ Uỷ ban Nhân dân quận, huyện xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về trồng cây xanh, trồng rừng, khai thác lâm sản, chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ ở quận, huyện và chấp hành chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành lâm nghiệp.
Các tổ chức thuộc ngành trực thuộc Uỷ ban Nhân dân quận, huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban Nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật nghiệp vụ, về thực hir65n quy hoạch, kế hoạch lâm nghiệp của Sở Lâm nghiệp.
Điều 8. – Quan hệ với các sở, ban ngành thành phố :
Sở Lâm nghiệp cần tăng cường quan hệ mật thiết với các sở, ban, ngành có liên quan trong thành phố trên nguyên tắc hợp tác xã hội chủ nghĩa và cộng đồng trách nhiệm theo chức năng của từng ngành, để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành lâm nghiệp của thành phố.
- Sở Lâm nghiệp phải quan hệ chặt chẽ về quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện trồng cây với các ngành liên quan :
+ Tồng cây ở các trục trường giao thông, Sở Lâm nghiệp bàn bạc nhất trí với Sở Giao thông vận tải để thoả thuận sự phân công trách nhiệm cụ thẻ của từng cơ quan.
+ Trồng cây trong nội thành, Sở Lâm nghiệp cần bàn bạc, hỗ trợ Sở Quản lý nhà đất và công trình công cộng.
+ Đối với phong trào trồng cây nhân dân, Sở Lâm nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu ươm tạo giống và cung cấp cây non, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
+ Trồng cây bảo vệ đồng ruộng. Sở Lâm nghiệp bàn bạc nhất trí với Sở Nông nghiệp và Sở Thuỷ lợi để quy định sự phân công trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành.
- Sở Lâm nghiệp kết hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp, Sở Thuỷ sản, Sở Thuỷ lợi trong công tác nghiên cứu, điều tra khảo sát việc quy hoạch ngành, bảo đảm quy hoạch của từng ngành có sự phối hợp cân đối giữa các ngành với nhau một cách hợp lý và có hiệu quả kinh tế trong quy hoạch phân vùng nông, lâm, ngư nghiệp – thuỷ lợi ở từng khu vực trên địa bàn thành phố.
IV. – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Điều 9. – Các quy định của Uỷ ban Nhân dân thành phố ban hành trước đây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành lâm nghiệp trái với bản quy định này nay bãi bỏ.
Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong bản quy định này do Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định.
Bản Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.