Chỉ thị số 06/CT-UB ngày 24/02/1992 Về việc giải quyết tồn tại ở các trạm xăng dầu đại lý của công ty xăng dầu nước ngoài trước đây do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 06/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 24-02-1992
- Ngày có hiệu lực: 24-02-1992
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2370 ngày (6 năm 6 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 2 năm 1992 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TỒN TẠI Ở CÁC TRẠM XĂNG DẦU ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU NƯỚC NGOÀI TRƯỚC ĐÂY.
Sau ngày giải phóng, toàn ngành kinh doanh xăng dầu đã có chủ trương Nhà nước thống nhất quản lý, không cho tư nhân kinh doanh hoặc làm đại lý bán lẻ xăng dầu. Các trạm xăng dầu đại lý của các Công ty xăng dầu nước ngoài trước đây đều do Nhà nước quản lý và giao cho nhiều đơn vị sản xuấtkinh doanh sử dụng. Trong quá trình quản lý sử dụng, đã có một số đơn vị chủ quản chăm lo bảo trì và sửa chữa tốt, nhưng cũng có nhiều đơn vị không đầu tư sửa chữa để hư hỏng một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất. Có đơn vị chủ quản không trực tiếp sử dụng mà lại cho tư nhân thuê lại hoặc sang tay cho đơn vị khác, biến thành cơ sở cải thiện đời sống. Vì vậy đã có nhiều người đại lý cũ có đơn khiếu nại về phần tài sản của mình.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dânthành phố đã ban hành Quyết định số 284/QĐ-UB ngày 15 tháng 8 năm 1990 thành lập đoàn kiểm tra nắm lại thực trạng tình hình các trạm xăng dầu đại lý của các Công ty xăng dầu nước ngoài trước đây, để có chính sách và biện pháp xử lý phù hợp.
Căn cứ báo cáo của đoàn kiểm tra, Ủy ban nhân dânthành phố chỉ đạo nội dung giải quyết những tồn đọng trong việc phân bổ, quản lý sử dụng các trạm xăng dầu đại lý của các Công ty xăng dầu nước ngoài trước đây như sau:
1- Tất cả các ngành, quận, huyện hiện đang quản lý các trạm xăng dầu đại lý của các Công ty xăng dầu nước ngoài trước đây phải phối hợp với Ban Cải tạo Công thương nghiệp thành phố chuẩn bị hồ sơ của mỗi trạm xăng dầu để tiếp tục hoàn thành xử lý tài sản.
Các trạm xăng dầu sau khi đã hoàn thành thủ tục hợp thức hóa và được công nhận đủ điều kiện kỹ thuật về thiết kế, quản lý điều hành và nằm trong diện quy hoạch của thành phố thì mới được cấp giấy phépkinh doanh bán lẻ xăng dầu.
2- Trong khuôn viên mặt bằng của trạm xăng dầu, tuyệt đối không được bố trí nhà ở hoặc dùng làm nơi cư trú tạm. Nhà mới xây cất lấn chiếm lề đường và lấn chiếm mặt bằng trạm xăng dầu thì phải tháo gỡ. Cửa hàng bán các loại hàng hóa khác mới xây cất lấn chiếm mặt bằng trạm xăng dầu phải ngưng hoạt động và giải tỏa ngay. Việc chiếm dụng mặt bằng trạm xăng dầu thành nhà ở hoặc cửa hàng dù cho đã hợp thức hóa bằng quyết định cấp nhà, cấp giấy phépkinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú cũng phải kiên quyết xử lý hoàn lại. Đơn vị nào cấp cho cán bộ ở phải có trách nhiệm hoàn đổi đi nơi khác.
Nhà ở của những người đại lý cũ trước đây đã xây cất kế bên trạm xăng dầu, nay phải thiết kế thêm các điều kiện phòng cháy.
3- Chính sách đối với người đại lý cũ :
a- Nhà ở của những người chủ đại lý các trạm xăng dầu cũ Nhà nước không có chủ trương quản lý. Nếu người đại lý không ở trong diện cải tạo tư sản thương nghiệp năm 1978 thì nhà ở của đương sự vẫn được thừa nhận quyền sở hữu và quyền nguyên cư.
b- Về đất đai xây cất trạm xăng dầu, nếu người đại lý cũ có đủ hồ sơ pháp lý về chủ quyền hoặc thuê mướn đất khai thác dài hạn thì được xem xét để thừa nhận quyền sử dụng. Đối với các trường hợp khiếu nại về quyền sở hữu đất đai mặt bằng trạm xăng dầu thì phải căn cứ vào Luật đất đai mà giải thích rõ cho đương sự, đất đai đã xây dựng trạm xăng dầu phải tiếp tục duy trì và phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu, đương sự chỉ được xem xét quyền sử dụng.
c- Các trạm xăng dầu ở vị trí riêng biệt với nhà ở của người đại lý cũ, Nhà nước quản lý giao cho các đơn vị quốc doanh chuyên ngành để xây dựng mạng lưới kinh doanh phân phối xăng dầu. Phần tài sản của người đại lý cũ tại trạm xăng dầu bao gồm thiết bị kinh doanh, mặt bằng xây dựng trạm xăng dầu được trị giá đền bù. Đơn vị quản lý các trạm xăng dầu phải sử dụng lại người đại lý cũ hoặc con em của họ, không được cho tư nhân thuê lại và không được sử dụng trạm xăng dầu vào việc cải thiện đời sống của đơn vị.
d- Các trạm xăng dầu được xây cất liền kế với nhà ở của người đại lý cũ, cần xem xét giải quyết hợp tình hợp lý cho đương sự theo các hướng sau :
- Phần tài sản của Nhà nước gồm có thiết bị kinh doanh xăng dầu do các Công ty xăng dầu nước ngoài đầu tư trước đây được xác định trị giá còn lại bán cho người đại lý cũ hoặc cho thuê để đương sự tiếp tục làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
- Xác định trị giá tài sản thiết bị còn lại của Nhà nước và của người đại lý cũ để thực hiện liên doanh chia lại. Việc bố trí bộ máy quản lý điều hành do hai bên thỏa thuận và ký hợp đồng kinh doanh.
4- Các đơn vị quản lý sử dụng các trạm xăng dầu được giao vốn và có nhiệm vụ bảo toàn vốn. Đơn vị nào không cần thiết phải quản lý sử dụng trạm xăng dầu làm kho chứa và cung ứng cho hoạt động nội bộ nữa thì thu hồi lại.
5- Trong quá trình xử lý những tồn đọng của các trạm xăng dầu đại lý cũ của các Công ty xăng dầu nước ngoài trước đây nếu có những trường hợp mới phát sinh phức tạp thì các đơn vị có trách nhiệm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dânthành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |