Chỉ thị số 47/CT-UB ngày 28/11/1991 Về việc tăng cường chỉ đạo thu thuế trong tháng cuối năm 1991 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 47/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 28-11-1991
- Ngày có hiệu lực: 28-11-1991
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2573 ngày (7 năm 0 tháng 18 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 1991 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THU THUẾ TRONG THÁNG CUỐI NĂM 1991
Còn một tháng nữa là sang năm 1992. Thành phố có khả năng hoàn thành chỉ tiêu thu thuế 1991. Nhưng việc thực hiện và thực hiện vượt mức kế hoạch 1991 cũng còn nhiều khó khăn như thu ngoài quốc doanh, khối quốc doanh thành phố và nhất là quận huyện kể cả thuế nông nghiệp.
Để bảo đảm yêu cầu chi cuối năm và nhất là có dự trữ gối đầu để đáp ứng yêu cầu chi cho đầu năm 1992;
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị tập trung một số việc chủ yếu như sau:
1/ Phải xem công tác chỉ đạo thu nộp ngân sách từ nay đến cuối năm là một công tác trọng tâm của các quận, huyện, sở, ngành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Giám đốc các sở ban ngành chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác đốc thu đối với các đơn vị trực thuộc; cần có các biện pháp kịp thời và kiên quyết để hoàn thành kế hoạch thu được giao.
2/ Phải tiến hành thu cho được số thuế phát sinh trong kỳ, nhất là đối với các chỉ tiêu lớn như quốc doanh trung ương, quốc doanh thành phố và nhất là thu ngoài quốc doanh.
3/ Triển khai thực hiện chỉ thị 312/CT ngày 14 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thu thuế tồn đọng và chống thất thu thuế trong tháng cuối năm. Cụ thể:
- Từ nay đến cuối năm 1991 phải thanh toán xong các khoản thuế còn tồn đọng từ trước đến nay.
- Thực hiện việc chống thất thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế, nhất là khu vực ngoài quốc doanh.
Giao trách nhiệm cho Cục thuế thành phố có kế hoạch triển khai cụ thể theo nội dung chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
4/ Đối với thuế nông nghiệp:
- Kiên quyết thu hồi số thuế nông nghiệp do cá nhân xâm tiêu và có biện pháp kỷ luật thích đáng.
- Còn số thuế nông nghiệp do huyện xã chiếm dụng nếu không giải trình được lý do chính đáng thì Sở Tài chánh trừ vào phần ngân sách thành phố cấp cho các huyện.
- Giao Sở Tài chánh và Cục Thuế thành phố chuẩn bị trình thường trực Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc giao chỉ tiêu thu thuế nông nghiệp về cho các huyện, xã để cân đối ngân sách địa phương từ năm 1992.
5/ Cục thuế thành phố, Chi cục kho bạc thành phố, Sở Tài chánh cần có sự phối hợp đồng bộ để đảm bảo kế hoạch thu và điều tiết kịp cho ngân sách thành phố trong tháng cuối năm.
6/ Kiên quyết chống ẩn lậu thuế, thất thu thuế và không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế trong tất cả các thành phần kinh tế.
Cục thuế thành phố cần chỉ đạo việc điều chỉnh mục thuế sát với thực tế kinh doanh, đôn đốc thu, cùng các ngành chức năng sắp xếp và thu đủ thuế đối với các hộ kinh doanh ẩn lậu, lấn chiếm lòng lề đường.
Đối với pháo vẫn thu đủ thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
7/ Từ nay đến cuối năm các cơ sở kinh doanh phải nộp ngay số thuế còn nợ vào ngân sách Nhà nước theo lệnh thu của cơ quan thuế:
Đến 31 tháng 12 năm 1991 các tổ chức, cá nhân nào cố tình dây dưa nợ thuế mà không có lý do chính đáng thì ngành thuế sẽ tiến hành cưỡng chế thu và xử phạt theo quy định của luật thuế. Trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự, ngành thuế chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để khởi tố theo quy định.
Yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Giám đốc các sở ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị Ủy ban nhân dân thành phố.
Giao Cục thuế thành phố tổ chức chỉ đạo triển khai cụ thể và tổng hợp báo cáo đề xuất kịp thời cho UBND thành phố các khó khăn mắc mứu trong quá trình thực hiện.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |