cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 16/CT.UB ngày 29/08/1991 Về khẩn trương tiến hành giao, bảo toàn và phát triển vốn đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/CT.UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 29-08-1991
  • Ngày có hiệu lực: 29-08-1991
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-03-1995
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1286 ngày (3 năm 6 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 07-03-1995
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 07-03-1995, Chỉ thị số 16/CT.UB ngày 29/08/1991 Về khẩn trương tiến hành giao, bảo toàn và phát triển vốn đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 148/QĐ-UB ngày 07/03/1995 Chấm dứt hiệu lực pháp lý 61 văn bản do Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT.UB

Long Xuyên, ngày 29 tháng 8 năm 1991

 

CHỈ THỊ

V/V KHẨN TRƯƠNG TIẾN HÀNH GIAO, BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH.

Vừa qua các Ngành hữu quan và các đơn vị kinh tế quốc doanh trong Tỉnh đã tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản để chuẩn bị thực hiện Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng số: 138-CT ngày 25.04.1991 về việc mở rộng diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh.

Qua quá trình chuẩn bị có nảy sinh những khó khăn vướng mắc về nhận thức tư tưởng và biện pháp xử lý nghiệp vụ cần phải được thống nhất giải quyết.

Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ thị:

1/- Về đánh giá lại tài sản cố định theo kết quả kiểm kê O giờ ngày 01.01.1991 nhìn chung hầu hết các đơn vị đều đánh giá còn thấp so thực tế.

Do đó, một mặt tạm dựa vào kết quả kiểm kê nói trên để tiến hành giao vốn cho đơn vị. Mặt khác từng đơn vị phải soát xét điều chỉnh lại trị giá tài sản cố định dưới sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở Chủ quản và các Ngành hữu quan (Thống kê Xây dựng, Tài chính - Vật giá...) bảo đảm sát đúng với giá trị thực tế để bổ sung hồ sơ giao vốn vào 01.01.1992.

2/- Đối với các loại tài sản cố định không còn giá trị sử dụng hoặc còn giá trị nhưng đơn vị không cần sử dụng thì báo cáo đến Sở chủ quản và Sở Tài chính - Vật giá để hai cơ quan này thống nhất biện pháp xử lý trình UBND Tỉnh quyết định. Trong thời gian chờ quyết định xử lý, đơn vị vẫn có trách nhiệm bảo quản không để hư hao thất thoát, đồng thời được miễn tính khấu hao và tính thuế vốn đối với các loại tài sản này.

3/- Đối với tài sản cố định nếu do đánh giá sát đúng giá trị thực tế khiến cho mức khấu hao tăng lên làm tăng giá thành hoặc chi phí lưu thông làm cho đơn vị không tiêu thụ được sản phẩm hoặc bị thua lỗ thì xử lý:

- Một mặt đơn vị vẫn phải hạch toán đúng, đủ.

- Mặt khác đơn vị có đề nghị Sở chủ quản và Sở Tài chính Vật giá xem xét cho giảm mức khấu hao và báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh phê chuẩn.

4/- Hàng hóa tồn kho thuộc tài sản lưu động mất phẩm, kém phẩm: đơn vị lập Hội đồng đánh giá (có sự tham dự của đại diện Sở chủ quản và Sở Tài chính - Vật giá) đúng thực tế, kết luật ngay chênh lệch thiếu so với giá nhập kho và phải được xác định đúng nguyên nhân làm cho hàng hóa mất hoặc kém phẩm và xử lý như sau:

a) Nếu do nguyên nhân chủ quan trong đơn vị thì quy trách nhiệm xử lý:

- Nếu thuộc trách nhiệm chung của đơn vị thì xuất quỹ khen thưởng và phúc lợi để bồi khoản chênh lệch thiếu nói trên.

- Nếu thuộc trách nhiệm cá nhân thì cá nhân phải bồi hoàn.

b) Nếu do nguyên nhân khách quan thì cho phép hạch toán lỗ. Nếu vì hạch toán lỗ đến mức giảm nguồn vốn cơ bản thì phải giải trình để UBND Tỉnh xem xét quyết định.

c) Các trường hợp xử lý nêu trên phải có sự thống nhất của Giám đốc Sở chủ quản và Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá.

d) Trừ trường hợp lổ phải giảm vốn được UBND Tỉnh chấp thuận; các trường hợp lỗ khác không được giảm vốn lưu động do ngân sách cấp và đơn vị tự bổ sung trong lúc giao vốn.

5/- Đối với nợ phải thu thuộc nguồn vốn cơ bản (do ngân sách cấp và đơn vị tự bổ sung): vẫn phải tính trong tổng mức vốn giao cho đơn vị, không được giảm trừ.

6/- Được Chỉ thị này, các Ngành hữu quan và các đơn vị kinh tế quốc doanh cần làm thông suốt trong nội bộ, bàn biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc để xúc tiến việc giao vốn một cách khẩn trương và dứt điểm trong tháng 8/1991.

7/- Thủ trưởng các Ngành Thống kê, Tài chính - Vật giá phối hợp tổ chức hướng dẫn việc đánh giá tài sản cố định cho sát đúng thực tế để bổ sung hồ sơ giao vốn vào đầu năm 1991.

8/- Ngành chủ quản và Sở Tài chính - Vật giá theo dõi trình thực hiện để có đề nghị thưởng, phạt theo chính sách.

Giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá và Cục trưởng, Cục Thống kê cùng với Sở Chủ quản tiếp tục hướng dẫn nghiệp vụ giúp các đơn vị KTQD nhận thức đúng yêu cầu ý nghĩa quan trọng và nghiêm chỉnh, khẩn trương thi hành Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đồng thời kiểm tra việc thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị này.

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Khánh