cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 25/CT-UB ngày 11/10/1986 Về tổng kiểm kê tài sản văn hóa do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 25/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 11-10-1986
  • Ngày có hiệu lực: 11-10-1986
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4447 ngày (12 năm 2 tháng 7 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 14-12-1998, Chỉ thị số 25/CT-UB ngày 11/10/1986 Về tổng kiểm kê tài sản văn hóa do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 6699/QĐ-UB-NC ngày 14/12/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 25/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 1986

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN VĂN HÓA

Chấp hành quyết định số 157/HĐBT ngày 16-12-1983 của Hội đồng Bộ trưởng về “Tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định” (TKK và ĐGLTSCĐ), Ban chỉ đạo “TKK và ĐGLTSCĐ” Trung ương đã lập “Phương án TKK và ĐGLTSCĐ” ngày 20-5-1985 trong đó có đoạn nói về tổng kiểm kê tài sản văn hóa (TKKTSVH), và liên Bộ Văn hóa – Tổng cục Thống kê đã ra quyết định số 107/VH-TCTKLB ngày 26-8-1985 ban hành các mẫu biểu về TKKTSVH thuộc sở hữu toàn dân.

Cuộc tổng kiểm kê tài sản văn hóa nhằm mục đích phục vụ yêu cầu chung của cả nước về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển văn hóa nói riêng ; đồng thời cũng thiết thực giúp cho từng địa phương đơn vị nắm rõ khả năng tài sản văn hóa của chính mình, để có cơ sở xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa cho từng địa phương đơn vị mình.

Căn cứ vào chức năng của ngành văn hóa thông tin, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Sở Văn hóa thông tin tổ chức thực hiện cuộc tổng kiểm kê tài sản văn hóa này trên toàn thành phố.

Cuộc tổng kiểm kê tài sản văn hóa có nội dung tóm tắt như sau:

a) Về tài sản văn hóa, gồm: các hiện vật bảo tồn, bảo tàng ; các loại sách, tạp chí, báo, kể cả các loại micro phim và các phương tiện nghe nhìn trong các thư viện ; các loại phim (điện ảnh) và phim vi-đê-ô, cát-sét thuộc sở hữu toàn dân. Các loại hiện vật (tài sản) này chỉ phải kiểm kê về số lượng, hiện trạng mà không phải định giá.

b) Phạm vi kiểm kê: Ngoài các cơ sở thuộc Sở Văn hóa thông tin thành phố quản lý, tất cả các ban, ngành, đoàn thể… cấp thành phố và các quận, huyện (và cấp tương đương) thuộc thành phố, và tất cả các cơ quan đơn vị trung ương đóng trên địa bàn thành phố có các tài sản văn hóa như đã nói trên đều phải đăng ký kiểm kê theo sự hướng dẫn của Sở Văn hóa thông tin.

Vì ý nghĩa quan trọng và lợi ích thiết thực của chủ trương, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện nghiêm chỉnh chấp hành, đảm bảo cho thành phố hoàn thành cuộc tổng kiểm kê tài sản văn hóa đúng thời hạn Nhà nước quy định (25-12-1986).

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Ái