Chỉ thị số 54/CT-UB ngày 24/12/1984 Về tổ chức hoạt động xí nghiệp tự túc tài chánh của Đảng, đoàn thể quần chúng và xí nghiệp, đời sống gây quỹ cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 54/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày ban hành: 24-12-1984
- Ngày có hiệu lực: 24-12-1984
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4988 ngày (13 năm 8 tháng 3 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 1984 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÍ NGHIỆP TỰ TÚC TÀI CHÁNH CỦA ĐẢNG, ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG VÀ XÍ NGHIỆP, ĐỜI SỐNG GÂY QUỸ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN
Để cụ thể hoá thực hiện chủ trương của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc cho phép các cơ quan Đảng tổ chức gây quỹ tài chánh cho Đảng và góp phần cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên các cơ quan Đảng và Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 10-4-1984 của Thành ủy về “chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức, người thuộc diện chính sách và lao động nghèo”.
Ủy ban Nhân dân thành phố quy định nguyên tắc, chế độ, thể lệ về tổ chức xí nghiệp sản xuất gây quỹ tài chánh cho Đảng, Mặt trận và đoàn thể như sau :
1. Tên gọi, mục đích của xí nghiệp :
a) Xí nghiệp sản xuất xây dựng tài chánh là xí nghiệp của một cấp bộ Đảng, đoàn thể từ thành phố, quận huyện đến cơ sở, tổ chức sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách cho Đảng, đoàn thể và góp phần cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan Đảng, đoàn thể quần chúng.
b) Cơ sở sản xuất này là xí nghiệp của từng cơ quan, đơn vị cấp thành phố và quận huyện tổ chức sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang.
Tên gọi chung của 2 loại tổ chức sản xuất nêu trên (điểm a và b) tùy theo tính chất quy mô sản xuất, nguồn vốn và áp dụng chung tên gọi hiện hành : xí nghiệp, xưởng, trại quốc doanh hoặc hợp doanh.
2. Tư cách pháp nhân :
Xí nghiệp (xí nghiệp hoặc xưởng, trại sản xuất) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được vay vốn ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố.
3. Phương thức hoạt động, hạch toán kinh tế :
Trong xây dựng kế hoạch và công tác thống kê, phần xí nghiệp tự túc, xí nghiệp đời sống được hạch toán vào chì tiêu khối xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh (đối với xí nghiệp hợp doanh).
Xí nghiệp sản xuất theo phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của thành phố, cơ quan sử dụng vốn tự có, quỹ đời sống để xây dựng xí nghiệp, xí nghiệp tư cân đối vật tư nguyên liệu, nếu làm gia công thì thông qua hợp đồng kinh tế với cơ quan gia công cung ứng vật tư nguyên liệu, tự trang trải các chi phí sản xuất, quỹ tiền lương hoạt động phải có hiệu quả kinh tế, ngân sách Nhà nước (ngân sách thành phố, ngân sách huyện) không bao cấp.
Xí nghiệp chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chánh, giá cả, về đăng ký sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, nộp thuế doanh nghiệp, bán sản phẩm cho thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã, nếu thương nghiệp xã hội chủ nghĩa không nhận hết thì xí nghiệp được tiêu thụ theo giá chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền được phân cấp quản lý giá.
4. Thể lệ thành lập :
Xí nghiệp do cơ quan nào đứng ra thành lập thì phải lập phương án sản xuất, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, đề nghị Ủy ban Nhân dân quận, huyện xem xét và ra quyết định đối với xí nghiệp do cơ quan cấp quận huyện tổ chức, xí nghiệp do cơ quan cấp thành phố tổ chức thì do cơ quan ấy ra quyết định thành lập. Ủy ban Nhân dân thành phố ủy nhiệm Ban tổ chức Chánh quyền thành phố cùng các cơ quan quản lý chuyên ngành, và cơ quan khác có liên quan xem xét và thỏa thuận cho lập xí nghiệp (hoặc xưởng, trại sản xuất), Công an thành phố cho khắc con dấu và cho vay vốn.
Nếu cơ quan, đơn vị có huy động vốn và hợp doanh với tiểu chủ có tay nghề thì áp dụng theo quy chế tổ chức và hoạt động của xí nghiệp hợp doanh.
5. Cấp quản lý Nhà nước :
Xí nghiệp tự túc, xí nghiệp đời sống của quận, huyện do Ủy ban Nhân dân quận huyện quản lý, Phòng công nghiệp hoặc cơ quan chức năng tương ứng giúp Ủy ban quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xí nghiệp này. Xí nghiệp do cơ quan thành phố tổ chức, do các sở, ngành tương ứng quản lý Nhà nước.
6. Nguyên tắc chung :
a) Các cơ quan Đảng, đoàn thể và cơ quan Nhà nước các cấp trong thành phố chỉ được tổ chức cơ sở sản xuất, dịch vụ có tính chất công nghiệp không được kinh doanh buôn bán, không được lấy hoặc sử dụng xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh hiện có để chuyển sang sản xuất gây quỹ mà phải tổ chức mới hoặc phục hồi các cơ sở cũ và phải tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất theo ngành kinh tế kỹ thuật.
b) Cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp bao gồm công nhân viên trong biên chế Nhà nước và ngoài biên chế.
Cán bộ công nhân viên vốn đã có trong biên chế Nhà nước được cử đến làm ở xí nghiệp không nằm trong chỉ tiêu biên chế quỹ lương của cơ quan nhưng được hưởng mọi quyền lợi của cán bộ, công nhân viên Nhà nước do quỹ lương của xí nghiệp đài thọ, toàn bộ thu nhập của những cán bộ , công nhân viên này phải bảo đảm ít nhất bằng mức được hưởng trước khi được huyển sang làm việc tại xí nghiệp.
Người lao động không phải trong biên chế Nhà nước được xí nghiệp trả lương tương xứng với mức lao động, năng lực công tác và thời gian làm việc của mình theo các hình thức trả lương thích hợp, xí nghiệp được vận dụng các chế độ tiền lương, tiền thưởng linh hoạt, thoả đáng. Người lao động, công nhân viên làm việc thường xuyên trong xí nghiệp được mua gạo và nhu yếu phẩm như xã viên hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp theo quy định trong Chỉ thị số 38/CT-UB ngày 29-9-1984 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
c) Trích nộp quỹ thay vì nộp vào ngân sách: sau khi trừ chi phí sản xuất, nộp thuế cho Nhà nước, trừ phần lợi nhuận trích nộp quỹ tài chánh của Đảng và quỹ đời sống cho cơ quan, đơn vị chiếm từ 30% đến 40%, số còn lại chia cho 3 quỹ: sản xuất, khen thưởng và phúc lợi tập thể. Nếu có tư nhân hùn vốn và tham gia sản xuất thì áp dụng như xí nghiệp hợp doanh.
Các cơ quan chức năng, các ngành quản lý sản xuất kinh doanh cấp thành phố, Ủy ban Nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện chỉ thị này, theo dõi, kiểm tra và báo cáo cho Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố về tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế của xí nghiệp và đề xuất những vấn đề cần bổ sung sửa đổi.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |