cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 51/CT-UB ngày 30/11/1984 Về cải tiến thông tin báo giá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 51/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 30-11-1984
  • Ngày có hiệu lực: 30-11-1984
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5012 ngày (13 năm 8 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 51/CT-UB ngày 30/11/1984 Về cải tiến thông tin báo giá do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 51/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 1984

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CẢI TIẾN THÔNG TIN BÁO GIÁ

Ngày 21.4.1982, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định số 299/QĐ-UB về việc tổ chức mạng lưới báo cáo tình hình giá thị trường, đã giao trách nhiệm cho Ủy ban vật giá thành phố cùng Cục thống kê thành phố tổ chức huấn luyện, kiểm tra hoạt động của đội ngũ nhân viên báo giá.

Trong thời gian qua, để phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo của ngành và địa phương, một số đơn vị đã thành lập bộ phận theo dõi giá và báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố như Ban quản lý thị trường thành phố, Sở Thương nghiệp, các quận (huyện)…

Nhìn chung, các báo cáo giá của các đơn vị gửi về Ủy ban nhân dân thành phố rất kịp thời với chất lượng ngày càng được nâng cao, mang nhiều nội dung phong phú, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo và sự cố gắng của các cán bộ trực tiếp theo dõi giá thị trường.

Tuy nhiên, do việc tổ chức, địa bàn hoạt động, diện mặt hàng, phương pháp và thời điểm báo cáo khác nhau nên số liệu thông tin của các đơn vị có lúc không thống nhất với nhau. Tình hình trên đã gây khó khăn trong việc phân tích, đánh giá diễn biến thị trương và giá cả, dẫn đến hạn chế việc chỉ đạo kịp thời sát hợp đối với công tác quản lý thị trường, ổn định giá cả.

Quy chế tạm thời về quản lý giá của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 29/8/1984 đã nhấn mạnh :

 “…Thông tin báo giá kịp thời là điều rất quan trọng tạo điều kiện cho việc tổ chức quản lý giá, đấu tranh kìm giữ giá thị trường và kéo giá xuống ở mức hợp lý. Do đó phải chấn chỉnh ngay hệ thống thông tin báo giá”.

Thi hành nghiêm chỉnh quy chế tạm thời về quản lý giá nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây :

1. Nhanh chóng cải tiến nội dung công tác thông tin và củng cố mạng lưới nhân viên báo giá :

Việc nắm và báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ và có ý kiến đề xuất về tình hình diễn biến giá cả thị trường xã hội (thị trường tự do và thị trường có tổ chức), là một trong những biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho lãnh đạo các cấp, các ngành chỉ đạo việc quản lý giá cơ sở. Phát hiện những bất hợp lý hoặc những vận dụng sai lệch trong quá trình chỉ đạo giá, qua đó có những biện pháp giải quyết kịp thời và thỏa đáng để giá cả phát huy tác dụng, thúc đẩy sản xuất phát triển và hỗ trợ tích cực cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, ổn định đời sống.

Ủy ban vật giá và Cục Thống kê thành phố có trách nhiệm phối hợp cùng Ban quản lý thị trường thành phố, Sở thương nghiệp (phòng cải tạo) trong việc xây dựng và củng cố đội ngũ nhân viên báo giá để bố trí mạng lưới thích hợp nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo giá.

a) Về địa bàn hoạt động :

Để bảo đảm yêu cầu thông tin báo giá, nay nâng số chợ cần theo dõi giá từ 17 đến 25 chợ, không thay đổi tính chất của chợ cần theo dõi để đảm bảo qui mô và mức độ chi phối của chợ, đối với thị trường thành phố như phụ lục đính kèm.

b) Về mạng lưới báo giá :

Trên cơ sở mở rộng địa bàn theo dõi giá như trên, các mạng lưới báo giá hiện cần có hệ thống nhứt lại, tuyển chọn thêm và phân công hợp lý, đủ sừc thực hiện tốt chế độ báo cáo ngày, tuần, kỳ và tháng.

Cần tăng cường biên chế một nhân viên nắm giá và lượng hành hóa hàng ngày có các chợ có doanh số hàng năm trên 500 triệu đồng. Nhân viên này nằm trong Ban quản lý chợ và kiêm nhiệm luôn việc hướnh dẫn giá niêm yết đã được phân công, phân cấp cho Ban quản lý chợ. Mạng lưới báo cáo giá này do Cục Thống kê và Ủy ban Vật giá thành phố quản lý nhân sự, nghiệp vụ giá và chế độ báo cáo thỉnh thị (biên chế thuộc Cục thống kê).

c) Về tình hình hoạt động :

Cần tăng thêm phụ cấp cho các nhân viên nắm giá cả thị trường để, giảm bớt khó khăn về đời sống trong khi làm nhiệm vụ.

Trên cơ sở củng cố mạng lưới đáp ứng các yêu cầu trên, Ủy ban Vật giá thành phố chịu trách nhiệm chủ trì cùng với Cục Thống kê thành phố dự trù kinh phí hoạt động hàng tháng cho mạng lưới. Trước mắt thực hiện mức kinh phí dự trù theo phụ lục đính kèm.

2. Tập trungviệc phát hành các bản tin giá cả hàng ngày, tuần, kỳ, tháng vào cơ quan Ủy ban vật gí thành phố.

Các ngành, các Ủy ban Nhân dân quận, huyện có trách nhiệm :

+ Phản ảnh kịp thời những tin tức có liên quan đến diễn biến thị trường như chủ trương của ngành, và địa phương đối với công tác quản lý thị trường, ổn địng giá cả, những thủ đoạn phá hoại của kẻ địch, đồng thời phân tích, những nguyên nhân tác động đến giá cả ở địa phương.

+ Cung cấp những dự kiện cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban Vật giá thành phố để phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình giá cả thị trường được kịp thời và chính xác.

Vào lúc 16 giờ chiều mỗi ngày, Ủy ban vật giá thành phố phải phát hành xong báo cáo ngay gởi đến Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố để nơi đây kịp thời chuyển cho các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố và Văn phòng Thành ủy. Các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân Quận, Huyện, có nhu cầu nắm kịp thời tình hình diễn biến giá cả thị trường để phục vụ cho công tác chỉ đạo, cần liện hệ với Ủy ban Vật giá thành phố để lập dự trù số bản tin phát hành và cử người đên nhận trực tiếp.

3. Cục Thống kê thành phố với sự phối hợp của Ủy ban Vật giá thành phố có trách nhiệm :

a) Tinh toán và công bố chỉ số giá cả hàng tháng trên thị trường xã hội (thị trường có tổ chức và không có tổ chức).

b) Hướng dẫn nghiệp vụ cho một số Quận, Huyện điểm về công tác tổng hợp số liệu, tính toán chỉ số giá lẻ thị trường không có tổ chức hàng tháng nhằm giúp cho cấp ủy, Ủy ban Nhân dân Quận, Huyện phân tích công tác bình ổn thị trường trên địa bàn mình, kịp thời dập tắt những tin kích động, xuyên tạc chủ trương của Nhà nước và chủ động có những biện pháp tích cực ổn định giá cả thị trường.

c) Soạn thảo biểu mẫu danh mục hàng hoá, chế độ báo cáo nhằm đảm bảo đạt cả yêu cầu phục vụ chỉ đạo hàng ngày và tổng hợp chỉ số giá bán lẻ trên thị trường.

4. Công tác thông tin báo giá phải bảo đảm phục vụ tốt cho yêu cầu cải tạo trên địa bàn thành phố và khu vực

a) Ủy ban Vật giá thành phố và Cục Thống kê thành phố cần thống nhất biểu mẫu báo cáo giá mua và bán buôn của một số mặt hàng chủ yếu tại các chợ đầu mối bán buôn để thông báo kịp thời cho lãnh đạo các cấp cần sử dụng.

b) Ủy ban Vật giá thành phố cần chỉ đạo tổ vật giá ở một số quận, huyện có trọng điểm buôn bán vật tư, phế liệu, theo dõi nắm diễn biến giá cả thị trường của một số mặt hàng phế liệu chủ yếu như : nhôm phế liệu, nhựa vụn, mảnh chai bể…

Cần tăng cường phối hợp với Trạm liên lạc Văn phòng Ủy ban Vật giá Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tập hợp tình hình giá cả thị trường trong khu vực hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Qua đó nhận định phân tích nguyên nhân của tình hình thay đổi gia và xu hướng của giá thị trường trên toàn khu vực có tác động đến thị trường và giá ở thành phố.

5. Để có đủ khả năng quản lý, chỉ đạo công tác thông tin báo giá và nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin báo giá, Ủy ban Vật giá cùng Cục Thống kê thành phố cần tăng cường bộ phận chuyên trách công tác tổng hợp tình hình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên báo giá.

Ủy ban Vật giá thành phố có trách nhiệm hướng dẫn các ngành, các quận huyện thi hành tốt chỉ thị này đồng thời theo dõi đôn đốc, kiểm tra và báo cáo với Ủy ban Nhân dân thành phố vể tình hình thực hiện chủ trương cải tiến công tác báo giá.

Các cơ quan khác như Ủy ban Kế hoạch, Sở Tài chánh, Ban Quản lý thị trường, Sở Thương nghiệp (phòng cải tạo), v.v… căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình cố gắng tạo điều kiện cho Ủy ban Vật giá và Cục Thống kê thành phố, các ngành và các Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thực hiện tốt chỉ thị này.

Trong quá trình thi hành, các ngành, các cấp báo cáo kịp thời khó khăn, tồn tại để Ủy ban Nhân dân thành phố nghiên cứu giải quyết.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Võ Danh