cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 12/05/1982 Về tăng cường chỉ đạo thực hiện Thông tư 08/TTLB liên Bộ Lao động-Y tế-Nội vụ và Tổng Công đoàn Việt Nam về kiểm tra bảo hộ lao động và chấm điểm thi đua tại xí nghiệp, hợp tác xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 12-05-1982
  • Ngày có hiệu lực: 12-05-1982
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6060 ngày (16 năm 7 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 14-12-1998, Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 12/05/1982 Về tăng cường chỉ đạo thực hiện Thông tư 08/TTLB liên Bộ Lao động-Y tế-Nội vụ và Tổng Công đoàn Việt Nam về kiểm tra bảo hộ lao động và chấm điểm thi đua tại xí nghiệp, hợp tác xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 6699/QĐ-UB-NC ngày 14/12/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 16/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 1982

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN THÔNG TƯ 08 LIÊN BỘ LAO ĐỘNG -Y TẾ – NỘI VỤ VÀ TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Sau một năm chỉ đạo, triển khai thực hiện Thông tư 08/TT-LB Liên Bộ Lao động – Y tế – Nội vụ và Tổng Công đoàn Việt Nam về việc kiểm tra bảo hộ lao động và chấm điểm thi đua tại xí nghiệp, hợp tác xã, Ủy ban Nhân dân thành phố nhận thấy việc triển khai Thông tư 08 bước đầu đạt kết quả tốt ở một số xí nghiệp. Trong các mặt công tác bảo hộ lao động, mối quan hệ giữa tổ chức chính quyền và công đoàn có được tăng cường, giữa cán bộ quản lý và công nhân gắn bó mật thiết hơn, kỷ luật an toàn vệ sinh trong công nhân tiến bộ rõ rệt. Phong trào bảo hộ lao động của thành phố đang được dấy lên và có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên vẫn còn một phần khá lớn các xí nghiệp chậm hoặc chưa tổ chức triển khai Thông tư 08. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ là do các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp chưa nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của Thông tư.

Để việc triển khai Thông tư 08 trên địa bàn thành phố đạt kết quả như yêu cầu của Liên Bộ và Tổng Công đoàn Việt Nam, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ thị:

1. Các sở, ngành thành phố, các công tư, liên hiệp xí nghiệp Trung ương trên địa bàn thành phố, các quận, huyện tổ chức thành lập ngay Ban chỉ đạo để thực hiện Thông tư 08 của cấp mình, xây dựng kế hoạch triển khai và giao nhiệm vụ cho các cơ sở tổ chức thực hiện, đảm bảo 100% xí nghiệp có tự kiểm tra chấm điểm bảo hộ lao động. Sở, ngành, công ty, liên hiệp xí nghiệp, quận, huyện tổ chức kiểm tra chấm điểm bảo hộ lao động các đơn vị trực thuộc hàng năm tối thiểu phải đạt 50% số đơn vị.

2. Tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng công tác bảo hộ lao động cho các giám đốc xí nghiệp định kỳ 2 năm 1 lần. Trước mắt nơi nào chưa tổ chức nghiên cứu học tập quán triệt Thông tư 08 thì phải tổ chức triển khai học tập, không bỏ sót.

3. Giao nhiệm vụ cho Sở Lao động, Sở Y tế, Công an thành phố, Chi cục Thống kê phối hợp với Liên hiệp Công đoàn thành phố nghiên cứu trình Ủy ban xét ban hành các chế độ thưởng phạt về bảo hộ lao động.

4. Từng thời gian 6 tháng và năm các Ban chỉ đạo Thông tư 08 của các sở, ngành địa phương, các công ty, liên hiệp xí nghiệp Trung ương và các quận, huyện báo cáo kết quả hoạt động về Ban chỉ đạo Thông tư 08 của thành phố do Liên hiệp Công đoàn thành phố làm Thường trực.

5. Lưu ý các sở, ban, ngành thực hiện Thông tư Liên Bộ Lao động – Y tế – Tổng Công đoàn số 45/LB ngày 20-3-1982.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn