cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 03/CT-UB ngày 15/01/1981 Về việc tổ chức dạy thêm ngoài giờ cho học sinh phổ thông do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 03/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 15-01-1981
  • Ngày có hiệu lực: 15-01-1981
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-12-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6542 ngày (17 năm 11 tháng 7 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 14-12-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 14-12-1998, Chỉ thị số 03/CT-UB ngày 15/01/1981 Về việc tổ chức dạy thêm ngoài giờ cho học sinh phổ thông do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 6699/QĐ-UB-NC ngày 14/12/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 03/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 1981

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY THÊM NGOÀI GIỜ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Từ sau ngày giải phóng, nhất là từ ngày thực hiện công lập hoá các trường tư, sự nghiệp giáo dục của thành phố phát triển nhanh chóng, thu hút hầu hết con em nhân dân vào học ở các trường phổ thông. Tuy vậy, vì đời sống còn khó khăn, nhiều gia đình nghèo vẫn chưa có điều kiện cho con em đi học; số học sinh phải bỏ học cũng khá nhiều.

Nhưng mặt khác, có tình hình một số học sinh, nhất là ở các lớp cuối cấp vẫn tìm thầy để tự học thêm. Điều này chủ yếu là do chất lượng dạy và học chính khoá ở các trường còn yếu, và một phần do học sinh và một số cha mẹ học sinh còn tâm lý có học thêm mới giỏi và mới thi đậu. Trong tình hình thành phố đã công lập hoá các trường tư, việc học sinh tìm thầy học thêm làm nẩy sinh nhiều trường lớp tư biến dạng với nhiều hình thức quảng cáo, thu tiền học tuỳ tiện, trái với mục đích và yêu cầu của công tác giáo dục.

Để tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục phát triển đúng hướng, khắc phục tình hình nêu trên, vấn đề cơ bản vẫn là phải ra sức đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, tạo điều kiện giúp cho tất cả các gia đình lao động có thể cho con em đi học. Riêng ngành giáo dục, cần tranh thủ sự phối hợp và giúp đỡ của các cấp Đảng, chánh quyền, đoàn thể và nhân dân để từng bước mở rộng màng lưới trường lớp nhằm thu hút cho hết các trẻ em trong độ tuổi đi học. Đặc biệt, cần tập trung nâng cao chất lượng dạy và học tại các nhà trường : bảo đảm nội dung giảng dạy ; cải thiện cơ sở vật chất trường lớp để thầy và trò có điều kiện dạy và học tốt hơn ; chăm sóc, ổn định đời sống giáo viên để anh chị em yên tâm tập trung sức vào việc giảng dạy.

Trong khi xúc tiến thực hiện các biện pháp cơ bản nêu trên, căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 2, Uỷ ban Nhân dân thành phố chủ trương :

1) Ngành giáo dục thành phố tổ chức màng lưới trường lớp ban đêm, dùng hình thức phổ thông đặc biệt hoặc bổ túc văn hoá (tuỳ theo lứa tuổi của học sinh) để thu hút toàn bộ số trẻ nghèo thất học hoặc học dở dang được học miễn phí cho đến hết cấp 2. Kinh phí do ngân sách thành phố đài thọ.

2) Các trường phổ thông được tổ chức dạy, thêm ngoài giờ tại trường theo chương trình phổ thông cho các học sinh đang học hoặc đã học hết cấp mà chưa đủ trình độ học lên hoặc thi vào các trường chuyên nghiệp, đại học. Việc dạy và học tại các lớp dạy thêm ngoài giờ này cũng phải được nhà trường quản lý chặt chẽ như các lớp chính khoá, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đi đôi với công tác động viên, nhà trường cần kết hợp với Hội Phụ huynh học sinh để có thù lao thoả đáng cho các thầy cô giáo tham gia dạy thêm này (có miễn giảm đối với những học sinh nghèo).

Các cơ quan, đoàn thể và các loại trường khác tại thành phố muốn tổ chức các lớp dạy thêm cho học sinh phổ thông như nêu trên phải đăng ký với Sở Giáo dục về nội dung, chương trình, người dạy, địa điểm dạy v.v…, và chỉ được hoạt động sau khi được Sở Giáo dục chấp thuận.

3) Những giáo viên không có điều kiện tham gia dạy tại trường theo sự tổ chức của nhà trường, nếu muốn dạy kèm ở địa phương, cần báo cáo cho Hiệu trưởng trường mình biết và phải bảo đảm chất lượng giảng dạy và số giờ đứng lớp chính khoá của mình tại trường. Chỉ dạy kèm ở một nơi với số lượng không quá 10 học sinh. Dạy từ 05 học sinh trở lên phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân địa phương, xã biết.

Giáo viên đã về hưu, sinh viên và các cá nhân khác muốn dạy kèm học sinh theo chương trình phổ thông cũng phải tuân thủ các điều kiện trên và phải báo cho cơ quan quản lý mình biết.

4) Không được mở các trường lớp ngoài các điều quy định trên.

5) Sở giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra. Uỷ ban Nhân dân các cấp cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC





Lê Đình Nhơn