cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 09/01/1981 Về việc cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tập thể mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 01/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 09-01-1981
  • Ngày có hiệu lực: 09-01-1981
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6433 ngày (17 năm 7 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 09/01/1981 Về việc cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tập thể mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 01/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 1 năm 1981

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ THỂ VÀ TẬP THỂ MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỞI TẠI NGÂN HÀNG

Thi hành quyết định của Hội đồng Chính phủ (số 316/CP ngày 1-10-1980) và theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước thành phố, Sở Tài chánh thành phố, Uỷ ban Nhân dân thành phố qui định diện các hộ tư nhân và các tổ chức tập thể sản xuất kinh doanh được cấp giấy phép kinh doanh theo nghị định 119/CP ngày 9-4-1980 của Hội đồng Chính phủ phải mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng Nhà nước như sau :

1. Các tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể (hợp tác xã, tổ hợp, tập đoàn…),

2. Các hộ tư nhân kinh doanh ngành thương nghiệp, ăn uống có doanh thu bình quân một tháng từ 10.000 đồng (mười ngàn) trở lên, các hộ tư nhân kinh doanh các ngành nghề khác (như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…) có doanh thu bình quân một tháng từ 6.000 đồng (sáu ngàn) trở lên.

3. Ngoài ra, các hộ tư nhân không thuộc diện nói ở điểm 2, nhưng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ giao dịch hợp đồng có giá trị từ 20.000 đồng (hai mươi ngàn) trở lên (tổng cộng giá trị các hợp đồng trong một năm) với các đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp tác xã thì phải mở tài khoản tiền gởi ở Ngân hàng Nhà nước.

Cơ quan thường trực của Hội đồng xét duyệt đang ký kinh doanh quận, huyện có nhiệm vụ thông báo cho các cơ sở kinh doanh thuộc diện phải mở tài khoản nói ở điểm 1, 2 và 3 trên đây, đến cơ quan Ngân hàng ở địa phương mình để mở tài khoản, đồng thời lập và gởi cho Ngân hàng đồng cấp bản kê các cơ sở kinh doanh thuộc diện nói trên đã được cấp giấy phép kinh doanh để theo dõi đôn đốc các cơ sở thực hiện việc mở tài khoản tiền gởi ở ngân hàng.

Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh, các cơ sở kinh doanh nói trên không mở tài khoản, hoặc đã mở tài khoản mà tài khoản không hoạt động, Ngân hàng quận, huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thường trực của Hội đồng xét duyệt đăng ký kinh doanh đồng cấp để giải quyết theo điều lệ đăng ký kinh doanh quy định.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán, Ngân hàng quận, huyện có trách nhiệm phát hiện các cơ sở kinh doanh nói ở điểm 3 để buộc họ phải mở tài khoản ở Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước thành phố có nhiệm vụ soát xét lại các thủ tục, thể lệ hiện hành về việc mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng, kịp thời bổ sung, sửa đổ (hoặc kiến nghị lên cấp trên) nhưng quy định xét không phù hợp, không tạo thuận lợi, không khuyến khích người có tiền mở tài khoản gởi Ngân hàng. Mặt khác, cần xác định và công bố ngay chế độ trách nhiệm vật chất( khen thưởng, kỷ luật,…) đối với cơ quan Nhân hàng cũng như cá nhân cán bộ làm công tác tín dụng, thanh toán, để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn