cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (năm 2009)

  • Số hiệu văn bản: QCVN 06:2009/BTNMT
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Ngày ban hành: 07-10-2009
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 20003 ngày (54 năm 9 tháng 22 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 06:2009/BTNMT

VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
National technical regulation on hazardous substances in ambient air

 

 

Lời nói đầu

QCVN 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
National technical regulation on hazardous substances in ambient air

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.

1.2. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.

1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.

1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm.

2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)

TT

Thông số

Công thức hóa học

Thời gian trung bình

Nồng độ cho phép

Các chất vô cơ

1

Asen (hợp chất, tính theo As)

As

1 giờ

0,03

Năm

0,005

2

Asen hydrua (Asin)

AsH3

1 giờ

0,3

Năm

0,05

3

Axit clohydric

HCl

24 giờ

60

4

Axit nitric

HNO3

1 giờ

400

24 giờ

150

5

Axit sunfuric

H2SO4

1 giờ

300

24 giờ

50

Năm

3

6

Bụi có chứa ôxít silic > 50%

 

1 giờ

150

24 giờ

- 50

7

Bụi chứa amiăng Chrysotil

Mg3Si2O3(OH)

-

1 sợi/m3

8

Cadimi (khói gồm ôxit và kim loại – theo Cd)

Cd

1 giờ

0,4

8 giờ

0,2

Năm

0,005

9

Clo

Cl2

1 giờ

100

24 giờ

30

10

Crom VI (hợp chất, tính theo Cr)

Cr+6

1 giờ

0,007

24 giờ

0,003

Năm

0,002

11

Hydroflorua

HF

1 giờ

20

24 giờ

5

Năm

1

12

Hydrocyanua

HCN

1 giờ

10

13

Mangan và hợp chất (tính theo MnO2)

Mn/MnO2

1 giờ

10

24 giờ

8

Năm

0,15

14

Niken (kim loại và hợp chất, tính theo Ni)

Ni

24 giờ

1

15

Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg)

Hg

24 giờ

0,3

Các chất hữu cơ

16

Acrolein

CH2=CHCHO

1 giờ

50

17

Acrylonitril

CH2=CHCN

24 giờ

45

Năm

22,5

18

Anilin

C6H5NH2

1 giờ

50

24 giờ

30

19

Axit acrylic

C2H3COOH

Năm

54

20

Benzen

C6H6

1 giờ

22

Năm

10

21

Benzidin

NH2C6H4C6H4NH2

1 giờ

KPHT

22

Cloroform

CHCl3

24 giờ

16

Năm

0,04

23

Hydrocabon

CnHm

1 giờ

5000

24 giờ

1500

24

Fomaldehyt

HCHO

1 giờ

20

25

Naphtalen

C10H8

8 giờ

500

24 giờ

120

26

Phenol

C6H5OH

1 giờ

10

27

Tetracloetylen

C2Cl4

24 giờ

100

28

Vinyl clorua

CICH=CH2

24 giờ

26

Các chất gây mùi khó chịu

29

Amoniac

NH3

1 giờ

200

30

Acetaldehyt

CH3CHO

1 giờ

45

Năm

30

31

Axit propionic

CH3CH2COOH

8 giờ

300

32

Hydrosunfua

H2S

1 giờ

42

33

Methyl mecarptan

CH3SH

1 giờ

50

24 giờ

20

34

Styren

C6H5CH=CH2

24 giờ

260

Năm

190

35

Toluen

C6H5CH3

Một lần tối đa

1000

1 giờ

500

Năm

190

36

Xylen

C6H4(CH3)2

1 giờ

1000

Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:

- TCVN 5969:1995 (ISO 4220:1983) Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô nhiễm không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất chỉ thị màu hoặc đo điện thế.

- TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh. Xác định sợi amiăng. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp.

Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.