cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 22/03/1980 Về việc nắm tình hình và đưa vào sản xuất các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vắng chủ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 12/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 22-03-1980
  • Ngày có hiệu lực: 22-03-1980
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6726 ngày (18 năm 5 tháng 6 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 12/CT-UB ngày 22/03/1980 Về việc nắm tình hình và đưa vào sản xuất các cơ sở tiểu thủ công nghiệp vắng chủ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 12/CT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 1980

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC NẮM TÌNH HÌNH VÀ ĐƯA VÀO SẢN XUẤT CÁC CƠ SỞ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VẮNG CHỦ

Từ trước và 2 năm 1978 – 1979 có nhiều cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp chủ bỏ trốn ra nước ngoài. Với tình hình trên ngày 17 tháng 7 năm 1979 Ủy ban nhân dân Thành phố có chỉ thị 100/CT-UB giao cho Quận, Huyện nắm và xử lý kịp thời phục hồi các cơ sở chủ bỏ trốn để bảo vệ tài sản sớm đưa vào sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, thiệp đó Ban Cải tạo Thành phố có bảng hướng dẫn về việc thi hành chỉ thị 100/CT-UB

Quá trình thi hành chỉ thị số 100/CT-UB đến nay Ủy ban nhân dân thành phố thấy các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ bỏ trốn đã lên tới trên dưới 800 cơ sở. Nhưng Ban Cải tạo kiểm tra một số Quận có nhiều cơ sở bỏ trốn thì không có Quận nào nắm chắc con số, việc nắm cơ sở cũng hết sức phân tán, nếu có nắm được cơ sở nào thì việc xử lý cũng không theo đúng nguyên tắc thủ tục. Máy móc thiết bị ở một số cơ sở phân tán gây thất thoát, hư hỏng tài sản Nhà nước rất lớn. Tóm lại là không thực hiện được khâu bảo vệ tài sản Nhà nước.

 Ngày 7 tháng 3 năm 1980 Ủy ban nhân dân Thành phố đã họp với các Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Huyện phụ trách công nghiệp và các Sở, Ban, Ngành để kiểm điểm vấn đề nắm và xử lý các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ bỏ trốn. Nói chung không có Quận, Huyện nào nắm chắc và xử lý đúng tinh thần chỉ thị 100 của Ủy ban. Do đó Ủy ban nhân dân yêu cầu các Quận, Huyện nào không làm đúng theo chỉ thị 100/CT-UB phải làm lại thủ tục ban đầu.

Để thực hiện nội dung chỉ đạo trên, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị cho các Quận, Huyện tổ chức thực hiện với tinh thần hết sức khẩn trương; UBND Quận, Huyện tập hợp đại diện và lực lượng của các Ban Ngành liên quan Tài chánh, giá cả, Ban Nhà đất công trình công cộng, Ban Công nghiệp giao thông, Liên hiệp xã do đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp chủ trì để làm các nhiệm vụ sau:

– Điều tra nắm chắc lại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ bỏ trốn ra nước ngoài, định nghĩa cơ sở sản xuất tiểu thủ công nhiệp là tất cả nhà bỏ trốn có lắp đặt máy móc. Có thể là xí nghiệp và cũng có thể là kinh tế phụ gia đình (có thể máy móc thiết bị hiện đại, có thể máy móc thủ công…)

– Kiểm kê đánh giá lại toàn bộ tài sản (bao gồm Tài sản cố định, vốn lưu động cả tiền gửi Ngân hàng, nguyên, nhiên vật liệu, tư liệu sinh hoạt … theo biểu mẫu).

– Đề xuất ý kiến tạm giao cho ngành nào phục hồi sản xuất để Ủy ban nhân dân Quận, Huyện ra quyết định tạm giao.

– Ban Tài chánh giá cả theo dõi tổng hợp nắm tình hình tài sản.

– Ban Cải tạo lập đầy đủ hồ sơ từng cơ sở cho Ủy ban nhân dân Quận, Huyện trình Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định xử lý chính thức.

Ủy ban nhân dân Quận có kế hoạch khôi phục tại chỗ. Nếu Quận muốn điều tài sản đó đi nơi khác phải có ý kiến của Sở Quản lý ngành và Sở Tài chánh và phải được Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định (theo chỉ thị 100/CT-UB của Thành phố).

Các Sở, Ban, Ngành Thành phố gồm Ban cải tạo, Sở Tài chánh, Sở Công nghiệp, Liên hiệp xã, Ủy ban Vật giá giúp Ủy ban chỉ đạo, hướng dẫn Quận, Huyện nắm và lập đầy đủ hồ sơ xử lý đồng thời nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố về việc phân phối tài sản vắng chủ trên. Ban Cải tạo thành phố thực hiện giao ban thường xuyên với các Sở có liên quan theo dõi hàng tuần tổng hợp tình hình báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố.

Để tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ trên các Quận, Huyện tùy theo cơ sở tiểu thủ công nghiệp chủ bỏ trốn nhiều hay ít làm dự trù kinh phí (giấy in biên bản biểu mẫu, bút mực…) gởi về Sở Tài chánh duyệt cấp.

Nhận được chỉ thị này, Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện, Sở, Ban, Ngành nhanh chóng tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.

Quá trình thực hiện nếu có gặp khó khăn, mắc mứu các ngành các cấp cần báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân Thành phố.

 

 

Nơi nhận:
– Các Ban, Ngành, Sở
– UBND các Quận, Huyện
– Ban Kiểm tra Vât tư
– Tổng hợp (Chị Hoa – A.H.Công)
– Lưu.
M.100b
 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Công