cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8252:2009 về Nồi cơm điện - Hiệu suất năng lượng (năm 2009) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: TCVN 8252:2009
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Ngày ban hành: 30-11--0001
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-11--0001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-11--0001, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8252:2009 về Nồi cơm điện - Hiệu suất năng lượng (năm 2009) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8252:2015 về Nồi cơm điện - Hiệu suất năng lượng (năm 2015)”. Xem thêm Lược đồ.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8252:2009

NỒI CƠM ĐIỆN - HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Rice cookers - Energy efficiency

Lời nói đầu

TCVN 8252:2009 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1/SC3 Hiệu suất năng lượng cho thiết bị gia nhiệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NỒI CƠM ĐIỆN - HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Rice cookers - Energy efficiency

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nồi cơm điện thông dụng dùng trong gia đình và các mục đích sử dụng tương tự, có dung tích danh định đến 3 lít.

Tiêu chuẩn này quy định hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS), các cấp có hiệu suất cao hơn hiệu suất tối thiểu và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005), Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005) và thuật ngữ dưới đây.

3.1. Hiệu suất năng lượng của nồi cơm điện (Energy efficiency of rice cooker)

Tỷ số giữa nhiệt năng đo được và điện năng tiêu thụ, tính bằng phần trăm, được đo trong điều kiện xác định.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu an toàn

Nồi cơm điện phải đảm bảo an toàn theo TCVN 5699-2-15:2007 (IEC 60335-2-15:2005).

4.2. Hiệu suất năng lượng

4.2.1. Hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) của nồi cơm điện được đo trong điều kiện quy định ở điều 5 của tiêu chuẩn này không được nhỏ hơn 80 %.

4.2.2. Các cấp hiệu suất năng lượng được quy định trong Bảng 1. Cấp 1 là cấp thấp nhất tương ứng với hiệu suất năng lượng tối thiểu. Cấp 5 là cấp hiệu suất năng lượng cao nhất.

Bảng 1 - Cấp hiệu suất năng lượng

Cấp

Chỉ số hiệu suất năng lượng

K

1

³ 1,00

2

³ 1,05

3

³ 1,10

4

³ 1,15

5

³ 1,20

CHÚ THÍCH: Cấp hiệu suất năng lượng được xác định theo chỉ số K tính bằng tỷ số giữa hiệu suất năng lượng đo được và hiệu suất năng lượng tối thiểu.

trong đó:

K Chỉ số hiệu suất năng lượng để phân cấp hiệu suất năng lượng

Rđ Hiệu suất năng lượng thực tế đo được

Rmin Hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định ở 4.2.1.

5. Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

5.1. Điều kiện đo

5.1.1. Điều kiện chung

- Nhiệt độ môi trường: từ 20 oC ± 2 oC

- Độ ẩm tương đối: 45 % đến 75 %.

- Điện áp nguồn: 220 V ± 10 V.

- Tần số: 50 Hz ± 0,5 Hz.

- Thời gian thử: 240 s.

- Nhiệt độ của nước: 20 oC ± 2 oC

5.1.2. Dụng cụ đo

- Cân có sai số ± 5 g.

- Oát mét có cấp chính xác không thấp hơn 0,5 hoặc công tơ mét có cấp chính xác không thấp hơn 0,5.

- Vôn mét có cấp chính xác không thấp hơn 0,5.

- Nhiệt kế có độ chính xác đến 0,5 oC.

5.2. Phương pháp thử

5.2.1. Đổ nước cất có nhiệt độ như quy định tại 5.1.1 vào nồi với lượng bằng 80 % dung tích  nấu lớn nhất của nồi do nhà sản xuất công bố.

5.2.2. Đóng điện, ấn nút nấu để gia nhiệt cho nồi cơm điện. Sau 240 s, ngắt điện và đo điện năng tiêu thụ, mở nắp và đo nhiệt độ tại vị trí giữa của nồi sau khi đã khuấy đều nước trong nồi khoảng 20 s.

5.2.3. Lặp lại phép thử như trên bốn lần và lấy giá trị trung bình các kết quả thử của ba lần sau. Thời gian giữa các lần thử phải đủ để đạt được sự cân bằng nhiệt giữa nồi và nhiệt độ môi trường.

5.3.3. Xử lý kết quả

5.3.3.1. Hiệu suất năng lượng thực tế đo được Rđ được xác định như sau:

trong đó:

Q: Khối lượng của nước, tính bằng gam

Wg1: Khối lượng của nồi, tính bằng gam, phần nhôm

Wg2: Khối lượng của nồi, tính bằng gam, phần thép không gỉ

CP1 = 0,22 cal/g K: nhiệt dung riêng của nhôm

CP2 = 0,12 cal/g K: nhiệt dung riêng của thép không gỉ

T1: Nhiệt độ ban đầu của nước trong nồi, tính bằng oC, lấy đến một chữ số thập phân

T2: Nhiệt độ cuối cùng của nước trong nồi, tính bằng oC, lấy đến một chữ số thập phân

∆T = T2 - T1 chênh lệch nhiệt độ, tính bằng oC, lấy đến một chữ số thập phân

Ec: Điện năng tiêu thụ trong 240 s gia nhiệt, tính bằng Wh, lấy đến một chữ số thập phân

0,24: Hằng số nhiệt riêng

5.3.3.2. Trình bày kết quả

Các thông số đo và kết quả tính toán được trình bày theo bảng sau:

Lần thử

T1

oC

T2

oC

∆T

oC

Khối lượng nước

g

Điện năng tiêu thụ Ec

Wh

Khối lượng nồi

Phần nhôm


g

Phần thép không gỉ

g

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

Trung bình

 

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH: Nếu nồi được chế tạo bởi hai vật liệu nhôm và thép không gỉ thì khối lượng của chúng phải do nhà sản xuất công bố.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Yêu cầu kỹ thuật

5 Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng