cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 104/CT-UB ngày 31/07/1979 Về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra soát xét lại hàng hóa tồn kho kém mất phẩm chất, ứ đọng, đẩy mạnh bán ra nhằm thực hiện Chỉ thị 206/CP do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 104/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 31-07-1979
  • Ngày có hiệu lực: 31-07-1979
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6961 ngày (19 năm 26 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 104/CT-UB ngày 31/07/1979 Về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra soát xét lại hàng hóa tồn kho kém mất phẩm chất, ứ đọng, đẩy mạnh bán ra nhằm thực hiện Chỉ thị 206/CP do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 104/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 1979

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO KIỂM TRA SOÁT XÉT LẠI HÀNG HÓA TỒN KHO KÉM MẤT PHẨM CHẤT, Ứ ĐỌNG, ĐẨY MẠNH BÁN RA NHẰM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 206/CP CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Chỉ thị 206/CP của Thủ tướng Chính phủ về việc soát xét lại hàng hóa tồn kho ứ đọng (kể cả hàng trưng thu mua và hàng kinh doanh bình thường) nhằm tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chánh và có biện pháp đẩy mạnh bán ra thu tiền mặt vào ngân sách Nhà nước.

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho Liên ngành : Tài chánh, Thương nghiệp, Ngân hàng, Ủy ban Vật giá, Ban Cải tạo, Ủy ban Thanh Tra và Ủy ban nhân dân các quận, huyện cùng phối hợp tiến hành một đợt kiểm tra soát xét hàng hóa tồn kho toàn ngành Thương nghiệp, từ Thương nghiệp cấp thành đến Thương nghiệp cấp quận, huyện.

Các Ban Ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện cần nghiên cứu và thực hiện tốt các việc sau đây :

I- NỘI DUNG KIỂM TRA :

1) Tổng hợp toàn bộ hàng hóa trưng thu mua cải tạo (tổng số hộ trưng thu mua và tổng trị giá trưng mua và đã thanh toán). So sánh đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế 0 giờ 1/7/1979. Tìm nguyên nhân mất mát, hư hao tài sản hàng hóa.

2) Nắm lại toàn bộ hàng hóa kém mất phẩm chất ứ đọng, thành lập hội đồng xử lý, tìm biện pháp đẩy mạnh bán ra.

3) Nắm lại toàn bộ hàng hóa trái ngành nghề, kiến nghị phương thức giao ngành bạn, hoặc đưa làm nguyên liệu sản xuất chế biến thành sản phẩm mới cho xã hội.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

Đợt kiểm tra này là một công tác cấp bách, có ý nghĩa lớn về chính trị và kinh tế, nhưng rất phức tạp và mất nhiều thời gian công sức. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao, các Ban ngành của thành phố và quận, huyện cần tổ chức nghiên cứu chu đáo phối hợp đồng bộ, tiến hành khẩn trương nghiêm túc.

Để chỉ đạo chặt chẽ và kết quả tốt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra thành phố :

- Thành phần Ban chỉ đạo kiểm tra thành phố gồm các đồng chí sau đây :

1- Đ/c Nguyễn Ngọc Ẩn ủy viên Ủy ban, giám đốc Sở Tài chánh Trưởng ban.

2- Đ/c Vương Hữu Nhơn Phó giám đốc Sở Tài chánh Phó Ban thường trực.

3- Đ/c Lê Khắc Bình Phó giám đốc Sở Thương nghiệp Phó Ban thường trực.

4- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh Tra thành phố Phó ban.

5- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vật gái thành phố Ủy viên

6- Phó Giám đốc Ngân hàng thành phố Ủy viên

7- Đại diện Ban Cải tạo thành phố Ủy viên

Sở Tài chánh, Sở Thương nghiệp và Ngân hàng thành phố có trách nhiệm cử một số Trưởng, Phó phòng, Ban hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ ở các đơn vị trọng điểm kiểm tra.

Ban chỉ đạo thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt đợt kiểm tra này theo đúng yêu cầu nội dung đảm bảo chất lượng cao.

- Ở cấp quận, huyện : mỗi quận, huyện thành lập tiểu ban kiểm tra do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện làm Trưởng tiểu ban. Phó tiểu ban và các ủy viên là các đồng chí phụ trách các bộ môn : Tài chánh, Thương nghiệp, Thanh tra, Cải tạo, Vật giá và chi nhánh ngân hàng quận, huyện.

Nhiệm vụ của tiểu ban kiểm tra chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện mình và dưới sự chỉ đạo của Ban kiểm tra thành phố, tiến hành chỉ đạo đôn đốc và tổ chức kiểm tra toàn bộ hàng hóa của quận, huyện mình.

Đợt kiểm tra này cần phấn đấu hoàn thành trong thời gian một tháng, kể từ ngày ban hành chỉ thị.

Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho các ban ngành : Tài chánh, Thương nghiệp, Ngân hàng, Ủy ban Vật giá, Ủy ban Thanh tra, Ban Cải tạo thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện chỉ thị này.

Chỉ thị này cần được quán triệt rộng rãi đến tận các cơ sở của ngành Thương nghiệp (công ty, cửa hàng, kho, trạm,…) để việc kiểm tra tiến hành kết quả.

Trong khi thực hiện có vấn đề gì vướng mắc các đơn vị trực tiếp báo cáo với Ban chỉ đạo kiểm tra thành phố để xin ý kiến giải quyết và chỉ đạo cụ thể.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Nhơn