cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 28/CT-UB ngày 07/06/1978 Về việc tự kiểm tra tài chính nội bộ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 28/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 07-06-1978
  • Ngày có hiệu lực: 07-06-1978
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 7380 ngày (20 năm 2 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 28/CT-UB ngày 07/06/1978 Về việc tự kiểm tra tài chính nội bộ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 28/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 6 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỰ KIỂM TRA TÀI CHÁNH NỘI BỘ

Để tiếp tục phát huy tinh thần Nghị quyết 28-29 của Thường vụ Thành ủy nhằm đẩy mạnh, củng cố và kiện toàn chế độ quản lý kinh tế tài chánh Nhà nước ở các xí nghiệp, cơ quan, công, nông, lâm trường, công ty và các đơn vị kinh tế cơ sở, v.v… Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho thủ trưởng các ban, ngành, sở, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, v.v… phải đứng ta tự tổ chức kiểm tra nội bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình, chủ yếu tập trung vào các khâu: “lao động, vật tư, tài sản, tiền vốn” mỗi năm 2 kỳ, có báo cáo kết quả cho Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố.

Công tác tự kiểm tra tài chánh nội bộ là một trong những biện pháp tích cực, góp phần đưa công tác quản lý kinh tế tài chánh đi vào nền nếp, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tùy tiện đối với chế độ, chính sách, gây lãng phí, tham ô, lạm dụng, tổn thất về vật tư, tài sản của Nhà nước. Phải thực sự phát huy vai trò làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như ở cơ quan sự nghiệp để anh chị em thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các mặt hoạt động của đơn vị mình.

Sở Tài chánh có trách nhiệm hướng dẫn các ban, ngành, sở và các đơn vị về nội dung, phương pháp kiểm tra nội bộ và thành phần, nhiệm vụ của Ban Kiểm tra, đồng thời phải tổng hợp kết quả chung của các ban, ngành, sở báo cáo cho Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố, đề xuất biện pháp uốn nắn những thiếu sót, sơ hở trong việc chấp hành chế độ, chính sách cũng như việc tổ chức quản lý. Qua đó, Sở Tài chánh cần kiến nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong việc chấp hành và bảo vệ chế độ, chính sách tài chánh của Đảng và Nhà nước, nêu cao tinh thần bảo vệ của công, đồng thời cũng cần kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm xét thấy nghiêm trọng.

Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các đồng chí thủ trưởng các sở, ban, ngành, các Ủy ban Nhân dân quận, huyện và các đơn vị tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Văn Đại

 

KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN CÁC NGÀNH

VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI CHÁNH NỘI BỘ

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Để phát huy hiệu quả kinh tế cao nhứt của lao động – vật tư – tiền vốn, các ngành phải tự tổ chức kiểm tra tài chánh nội bộ, dưới nhiều hình thức, như cấp trên kiểm tra cấp dưới hoặc đứng ra tổ chức cho các đơn vị kiểm tra lẫn nhau, v.v… mỗi năm định kỳ 2 lần, có thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời. Công tác kiểm tra tài chánh nội bộ sẽ góp phần đưa dần công tác quản lý kinh tế tài chánh của Nhà nước vào nền nếp, chống được tệ nạn tham ô, lãng phí, v.v…

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Thành lập Ban Chỉ đạo kiểm tra tài chánh nội bộ của sở, ban, ngành, bao gồm:

- Một đồng chí trong ban lãnh đạo làm Trưởng Ban

- Một đồng chí đại diện cấp ủy làm Phó Ban

- Một đồng chí đại diện công đoàn làm Ủy viên

- Một đồng chí đại diện thanh niên làm Ủy viên

- Một đồng phụ trách tài vụ kế toán làm Ủy viên Thường trực và vài cán bộ, nhân viên kế toán giúp việc.

Ban Chỉ đạo phải họp lại để thông qua bản dự thảo nội dung tự kiểm tra và hướng dẫn kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc do đồng chí Ủy viên Thường trực phụ trách kế toàn tài vụ dự thảo (chủ yếu xoay vào lao động – vật tư – kinh phí).

Tùy theo tình hình diễn biến của từng đơn vị trực thuộc, mà chọn khâu nào là trọng tâm cho từng đơn vị, chớ không nhất thiết các đơn vị đều phải đồng loạt tự kiểm tra giống nhau về trọng tâm.

VỀ LAO ĐỘNG

Việc sắp xếp, bố trí lao động có đúng người, đúng việc không? Hiệu suất? Biên chế thừa, thiếu ? v.v…

VỀ VẬT TƯ, TÀI SẢN

- Chế độ xuất, nhập ?

- Hồ sơ, sổ sách theo dõi ?

- Chế độ kiểm kê ? Cách giải quyết thừa thiếu ?

- Kho tàng bảo quản ?

- Có định kỳ đối chiếu với kế toán ?

- Có định kỳ kiểm tra, phát hiện thừa thiếu ? v.v…

VỀ TIỀN VỐN – KINH PHÍ

- Việc chấp hành chế độ tồn quỹ, chi tiêu tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước quy định ?

- Có chiếm dụng vốn của khách hàng ? hay ngược lại, nợ khó đòi ?

- Có vay mượn trong đơn vị ?

- Chi tiêu sai chế độ ? Sai mục đích ? v.v...

Sau khi thông qua xong bản dự thảo về nội dung hướng dẫn tự kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc, Ban Chỉ đạo nên chọn 1 – 2 điểm trọng tâm để cử cán bộ kế toàn tài vụ xuống cùng kiểm tra, còn các đơn vị khác thì cứ tự làm, rồi báo cáo kết quả theo ngày quy định.

Ban Chỉ đạo, triệu tập các đồng chí phụ trách các đơn vị trực thuộc bao gồm: đại diện Đảng, chính quyền, công đoàn, thanh niên và đồng chí phụ trách tài vụ kế toán để phổ biến chủ trương tự kiểm tra tài chánh nội bộ, nêu rõ mục đích, yêu cầu và hướng dẫn phương pháp làm, quy định thời hạn kết thúc (không nên kéo dài quá 2 tuần, mỗi ngày dành 1 buổi).

Các đơn vị cũng thành lập Ban Kiểm tra và sau khi nghe Ban Chỉ đạo phổ biến xong kế hoạch chung về công tác tự kiểm tra tài chánh nội bộ, các Ban Kiểm tra của từng đơn vị về bàn bạc để tìm khâu yếu về mặt quản lý (lao động – vật tư – tiền vốn – tài sản – kinh phí) để tự chỉ đạo nội dung kiểm tra.

Các đơn vị cử đại biểu lên phản ảnh cho Ban Chỉ đạo về nội dung tự kiểm tra, để được sự nhất trí, rồi sẽ về tiến hành ở đơn vị.

PHƯƠNG CHÂM

Nên làm từng khâu, từng mặt, từ dễ đến khó, làm thật kỹ, không nên tham làm nhiều khâu rồi bỏ mứa hoặc qua loa đại khái.

Cương quyết kết thúc theo thời hạn quy định. Phải tổ chức tổng kết và có xử lý nghiêm minh, kịp thời, để có tác dụng thúc đẩy công tác tự kiểm tra tài chánh nội bộ thành nền nếp, đồng thời nâng cao tinh thần làm chủ tập thể của đơn vị, nhằm tăng cường từng bước công tác quản lý kinh tế tài chánh và bảo vệ đội ngũ trong sạch của cán bộ, công nhân viên.

Sau khi tổng kết xong, các ngành gởi bản báo cáo tổng kết ấy cho Sở Tài chánh, để Sở Tài chánh tổng hợp, báo cáo lên Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố.