cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 12/03/1977 Về việc phân phối sữa cho trẻ em sơ sinh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 11/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 12-03-1977
  • Ngày có hiệu lực: 01-04-1977
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 7812 ngày (21 năm 4 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 12/03/1977 Về việc phân phối sữa cho trẻ em sơ sinh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 11/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÂN PHỐI SỮA CHO TRẺ SƠ SINH

Qua kiểm tra tình hình thực tế ở một số địa phương, sau khi đã trực tiếp nghe báo cáo và đề xuất ý kiến của Sở Thương nghiệp, Sở Y tế, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ vào khả năng lực lượng hàng hóa và chính sách phân phối của Nhà nước trong năm 1977, Ủy ban nhân dân Thành phố Hô Chí Minh quy định chế độ và phương thức phân phối sữa cho trẻ sơ sinh trong năm nay như sau :

1. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1977, tất cả các trẻ em sơ sinh từ 1 đến 9 tháng mà mẹ bị mất sữa hay thiếu sữa do điều kiện phải đi làm xa, phải nuôi bằng sữa bò, đều được mua mỗi cháu 06 hộp/ tháng (trường hợp sinh đôi, sinh ba thì được mua gấp đôi, gấp ba tiêu chuẩn này).

Hội phụ nữ ở địa phương, xã căn cứ vào sổ hộ tịch của từng gia đình, cán bộ, cũng như nhân dân trong phường, xã mình, lập danh sách các cháu sơ sinh từ 1 đến 9 tháng thuộc diện nói trên gởi về phòng Thương nghiệp quận, đồng thời chứng thực vào sổ mua hàng của gia đình có trẻ sơ sinh ở độ tuổi này để được mua sữa.

Hàng tháng, gia đình chỉ cần đem sổ mua hàng (có kèm theo sổ hộ tịch để chứng minh) đến địa điểm chỉ định của Phòng Thương nghiệp quận mua sữa. Nhân viên mậu dịch đối chiếu thấy khớp với danh sách trẻ sơ sinh ờ từng phường, xã do Hội Phụ nữ gởi lên thì bán, vừa ghi vào sổ mua hàng của gia đình, vừa ghi vào hóa đơn có tên và địa chỉ của người mua để có cơ sở kiểm tra việc mua bán hàng có đúng đối tượng không. Ngoài ra, không cần phải làm bất cử một thủ tục, giấy tờ nào khác.

Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt (như đẻ xong mẹ chết ngay hay bị bệnh nặng không còn khả năng nuôi con bằng sữa mẹ được nữa, v.v... ) thì được phân phối đủ nuôi hoàn toàn bằng sữa bò nhưng phải có giấy tờ chứng minh hợp lệ do Giám đốc Sở Y tế quy định.

2. Sữa là loại hàng phải nhập nguyên liệu của nước ngoài, do đó phải dành trước hết bảo đảm cho nhu cầu của trẻ sơ sinh, cho người ốm, cho công nhân làm nghề độc hại và khách quốc tế. Từ nay tạm ngưng việc phân phối  cho các quán café, giải khát. Khi nào có loại sữa không đủ tiêu chuẩn phân phối cho trẻ em (nhưng người lớn vẫn dùng được) thì Sở Thương nghiệp sẽ quy định sau.

3. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1977, ngoài những cửa hàng mậu dịch quốc doanh đuợc Phòng Thương nghiệp quận chỉ định, không một cơ quan Nhà nước hay tư nhân nào khác được phép bán sữa trên thị trường. Mọi hành động đầu cơ sữa sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật hiện hành.

4. Ngành thương nghiệp và cơ quan quản lý thị trường cần kết hợp chặt chẽ với đoàn thể phụ nữ và ngành y tế từ Thành đến các phường, xã có trách nhiệm thường xuyên tiến hành kiểm tra việc phân p hố i sữa, bảo đảm cho chế độ và phương thức quy định nói trên được thực hiện tốt toàn Thành phố.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Nhơn