cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Tiêu chuẩn ngành TCN 68-190:2003 về thiết bị đầu cuối viễn thông - yêu cầu an toàn điện ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (năm 2003) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: TCN 68-190:2003
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: Bộ Bưu chính Viễn thông
  • Ngày ban hành: 29-12-2003
  • Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-11--0001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 30-11--0001
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-11--0001, Tiêu chuẩn ngành TCN 68-190:2003 về thiết bị đầu cuối viễn thông - yêu cầu an toàn điện ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (năm 2003) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 22:2010/BTTTT về an toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông ban hành bởi Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (năm 2010)”. Xem thêm Lược đồ.

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN68-190 : 2003

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG - YÊU CẦU AN TOÀN ĐIỆN
TELECOMMUNICATION TERMINAL EQUIPMENT - ELECTRICAL SAFETY REQUIREMENTS

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................................

1. Phạm vi ...........................................................................................................................

2. Định nghĩa và thuật ngữ ..................................................................................................

3. Yêu cầu kỹ thuật  .............................................................................................................

3.1. Các yêu cầu đối với mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật ................................

3.2. Yêu cầu đảm bảo an toàn cho các nhân viên phục vụ và những người sử dụng thiết bị khác của mạng điện thoại cố định .............................................................................................................................................

3.3. Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi quá áp trên mạng viễn thông .........................................

3.4. Các điều kiện đo thử tổng quát ........................................................................................

Phụ lục A (Tham khảo): Yêu cầu an toàn điện cho bản thân thiết bị đầu cuối viễn thông ...

Phụ lục B (Tham khảo): Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò .................................................

Phụ lục C (Tham khảo): Bộ tạo xung thử ..............................................................................

Phụ lục D (Tham khảo): Tiêu chuẩn đối với các tín hiệu chuông điện thoại ........................

Phụ lục E (Tham khảo): Một số công cụ sử dụng trong các phép thử  ..................................

Phụ lục F (Tham khảo): Các thiết bị đầu cuối viễn thông hữu tuyến nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này .............................................................................................................................................

Phụ lục G (Tham khảo): Bảng đối chiếu tiêu chuẩn quốc tế tương đương ...........................

Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-190: 2003 “Thiết bị đầu cuối viễn thông – Yêu cầu an toàn điện” được xây dựng trên cơ sở soát xét, cập nhật Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-190: 2000 và chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn EN 41003:1996 “Các yêu cầu an toàn đối với thiết bị nối với mạng viễn thông” và EN 60950:1992 (amd. 11, 1997) “Các yêu cầu an toàn đối với các thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm cả các thiết bị điện thương mại”.

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-190:2003 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học – Công nghệ và được ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BBCVT ngày 29 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 – 188:2003 được ban hành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.

VỤ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

 

TCN 68-190 : 2003

THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG - YÊU CẦU AN TOÀN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BBCVT ngày 29/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này là sở cứ để hợp chuẩn các thiết bị đầu cuối viễn thông về mặt an toàn điện.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các thiết bị đầu cuối viễn thông kết nối với mạng điện thoại cố định bằng hai dây hay nhiều dây.

Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này nhằm:

+ Bảo vệ các nhân viên phục vụ và những người sử dụng các thiết bị khác trên mạng điện thoại cố định khỏi những nguy hiểm do việc kết nối thiết bị với mạng;

+ Bảo vệ những người sử dụng thiết bị đầu cuối viễn thông khỏi quá áp trên mạng.

Các yêu cầu an toàn điện của bản thân thiết bị được trình bày trong phụ lục A. Các yêu cầu này áp dụng trong quá trình thiết kế, chế tạo thiết bị.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các nội dung sau:

+ Độ tin cậy của thiết bị khi làm việc;

+ Bảo vệ thiết bị hoặc mạng điện thoại cố định khỏi nguy hiểm;

+ Các yêu cầu đối với thiết bị Viễn thông được cấp nguồn từ xa.

2. Định nghĩa và thuật ngữ

2.1. Điện áp nguy hiểm

Điện áp nguy hiểm là điện áp vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60V một chiều, xuất hiện trong mạch mà không thỏa mãn các yêu cầu đối với mạch giới hạn dòng hay mạch TNV.

2.2. Cách điện công tác

Cách điện công tác là cách điện cần cho sự hoạt động bình thường của thiết bị.

Chú ý: Cách điện công tác, theo định nghĩa, không bảo vệ chống điện giật. Tuy nhiên, nó có thể hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của hiện tượng đánh lửa và cháy.

2.3. Cách điện cơ bản

Cách điện cơ bản là cách điện tạo nên sự bảo vệ tối thiểu đối với hiện tượng điện giật.

2.4. Cách điện bổ sung

Cách điện bổ sung là cách điện độc lập dùng bổ sung cho cách điện cơ bản để bảo đảm tránh điện giật trong trường hợp hỏng cách điện cơ bản.

2.5. Cách điện kép

Cách điện kép là cách điện gồm cả cách điện cơ bản và cách điện bổ sung.

2.6. Cách điện tăng cường

Cách điện tăng cường là một hệ thống cách điện đơn cho phép bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép tại các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.

Chú ý: Thuật ngữ “hệ thống cách điện” không có nghĩa là cách điện phải là một bộ phận đồng nhất. Nó có thể gồm nhiều lớp, không thể thử giống như cách điện bổ sung hoặc cách điện cơ bản.

2.7. Mạch sơ cấp

Mạch sơ cấp là mạch bên trong thiết bị, nối trực tiếp với nguồn điện bên ngoài hoặc nguồn cung cấp điện tương đương khác (như máy phát điện).

2.8. Mạch thứ cấp

Mạch thứ cấp là mạch không nối trực tiếp với nguồn sơ cấp mà nhận nguồn cung cấp từ một máy biến áp, một bộ chuyển đổi, một thiết bị cách ly tương đương hoặc từ nguồn pin.

2.9. Mạch điện áp cực thấp (ELV)

Mạch ELV là mạch thứ cấp, ở điều kiện hoạt động bình thường, có điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ hay giữa một dây dẫn và đất không vượt quá 42,4V xoay chiều đỉnh hay 60V một chiều. Mạch ELV được cách ly với điện áp nguy hiểm bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản và không thỏa mãn các yêu cầu đối với mạch SELV cũng như mạch giới hạn dòng.

2.10. Mạch điện áp cực thấp an toàn

Mạch SELV là mạch thứ cấp được thiết kế và bảo vệ sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường thì điện áp của mạch không vượt quá giá trị an toàn cho phép.

Chú ý: Giá trị điên áp an toàn (giá trị điện áp khi hoạt động bình thường và khi hỏng đơn) được quy định trong phần A3.3.

2.11. Mạch giới hạn dòng

Mạch giới hạn dòng là mạch được thiết kế và bảo vệ ở điều kiện hoạt động bình thường và điều kiện có thể hỏng, dòng điện trong mạch không vượt quá các giá trị giới hạn.

Chú ý: Các giá trị dòng điện giới hạn (dòng bão hòa) được quy định trong phần A3.4.

2.12. Mạch điện áp viễn thông (TNV)

Mạch điện áp viễn thông là mạch trong thiết bị có vùng tiếp cận đến nó bị hạn chế và được thiết kế, bảo vệ sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường và hỏng đơn, điện áp không vượt quá các giá trị giới hạn xác định.

Mạch điện áp viễn thông được coi là một mạch thứ cấp.

Mạch TNV được chia thành ba loại là TNV-1, TNV-2 và TNV-3 theo các định nghĩa 2.13, 2.14 và 2.15.

Chú ý: Giá trị điện áp giới hạn quy định ở điều kiện hoạt động bình thường và hỏng đơn được cho trong phần 3.1.2.1.

2.13. Mạch TNV-1

Mạch TNV-1 là một mạch TNV mà:

- Điện áp hoạt động bình thường của nó không vượt quá các giới hạn đối với một mạch SELV ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Có thể phải chịu sự quá áp do mạng viễn thông.

2.14. Mạch TNV-2

Mạch TNV-2 là một mạch TNV mà:

- Điện áp hoạt động bình thường của nó vượt quá các giới hạn đối với một mạch SELV ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Không phải chịu sự quá áp do mạng viễn thông.

2.15. Mạch TNV-3

Mạch TNV-3 là một mạch TNV mà:

- Điện áp hoạt động bình thường của nó vượt quá các giới hạn đối với một mạch SELV ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Có thể phải chịu sự quá áp do mạng viễn thông.

2.16. Người phục vụ

Người phục vụ là những người được đào tạo về kỹ thuật và có kinh nghiệm để nhận thức được nguy hiểm mà họ có thể gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ và có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất sự nguy hiểm đối với bản thân họ và những người khác.

2.17. Người vận hành

Người vận hành là bất cứ người nào ngoài người phục vụ. Trong tiêu chuẩn này, khái niệm “người vận hành” tương đương khái niệm “người sử dụng” và hai khái niệm có thể đổi cho nhau.

2.18. Người sử dụng

Khái niệm “người sử dụng” tương đương với “người vận hành”.

2.19. Thiết bị loại I

Thiết bị loại I là thiết bị được bảo vệ chống điện giật bằng cách:

- Sử dụng lớp cách điện cơ bản;

- Có các biện pháp nối các bộ phận dẫn điện với dây đất bảo vệ trong tòa nhà (những bộ phận có thể gây ra điện áp nguy hiểm nếu lớp cách điện cơ bản bị hỏng).

Chú ý:

1. Thiết bị loại I có thể có các bộ phận được cách điện kép, cách điện tăng cường hoặc các bộ phận hoạt động trong các mạch SELV.

2. Đối với thiết bị  dùng dây cấp nguồn, yêu cầu dây cấp nguồn phải có dây đất bảo vệ.

2.20. Thiết bị loại II

Thiết bị loại II là thiết bị mà việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào lớp cách điện cơ bản mà còn có các biện pháp bổ sung như cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, không phụ thuộc việc nối đất bảo vệ cũng như các điều kiện lắp đặt.

Chú ý: Thiết bị loại II có thể là một trong các loại sau:

- Thiết bị có lớp vỏ điện bằng vật liệu cách điện liền bọc tất cả các bộ phận dẫn điện, trừ các bộ phận nhỏ như là bảng tên, đinh vít, đinh được cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng ít nhất một lớp cách điện tăng cường; thiết bị này được gọi là thiết bị loại II được bọc cách điện;

- Thiết bị có lớp bọc bằng kim loại bền có sử dụng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, thiết bị này gọi là thiết bị loại II được bọc kim loại;

- Thiết bị kết hợp hai loại trên.

2.21. Vùng người vận hành tiếp cận

Ở điều kiện hoạt động bình thường, vùng người vận hành có thể tiếp cận là một trong số các vùng sau:

- Vùng có thể tiếp cận không cần sử dụng công cụ hỗ trợ;

- Vùng tiếp cận được bằng các công cụ chỉ dành riêng cho người khai thác;

- Vùng mà người vận hành được hướng dẫn tiếp cận không quan tâm đến việc có cần sử dụng công cụ hỗ trợ hay không.

2.22. Vùng truy cập dịch vụ

Là vùng người phục vụ tiếp cận ngoại trừ vùng người vận hành tiếp cận, là vị trí mà khi cần thiết, người phục vụ có thể tiếp cận thậm chí thiết bị đang hoạt động.

2.23. Vùng hạn chế tiếp cận

Vùng hạn chế tiếp cận là vùng có cả hai đặc điểm sau đây:

- Chỉ dành cho người phục vụ hoặc người sử dụng tiếp cận nếu đã được hướng dẫn về các lý do hạn chế đối với vùng này và phải thực hiện các biện pháp đề phòng;

- Có thể tiếp cận bằng việc sử dụng một công cụ, khóa và chìa khóa hoặc các phương tiện an toàn và được kiểm soát bởi người có trách nhiệm với vùng này.

3. Yêu cầu kỹ thuật

Thiết bị đầu cuối viễn thông cần được thiết kế và trang bị bảo vệ hợp lý để thỏa mãn các yêu cầu an toàn về điện như sau:

- Đảm bảo các yêu cầu của mạch TNV và chống điện giật;

- Bảo đảm an toàn cho các nhân viên phục vụ và những người sử dụng các thiết bị khác trên mạng điện thoại cố định khỏi những nguy hiểm do việc kết nối thiết bị với mạng;

- Bảo đảm an toàn cho những người sử dụng thiết bị đầu cuối viễn thông khỏi quá áp trên mạng.

3.1. Các yêu cầu đối với mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật

3.1.1. Các yêu cầu đối với việc kết nối thiết bị

3.1.1.1. Các loại mạch kết nối

Khi thực hiện kết nối thiết bị đầu cuối viễn thông với mạng điện thoại cố định, phải sử dụng các mạch kết nối như sau:

- Mạch SELV hoặc mạch giới hạn dòng;

- Mạch TNV-1, TNV-2 hoặc TNV-3.

Mạch kết nối được lựa chọn sao cho sau khi thực hiện kết nối, thiết bị phải thỏa mãn các yêu cầu đối với mạch SELV và mạch TNV.

3.1.1.2. Mạch kết nối là các mạch ELV

Khi một thiết bị được dùng hỗ trợ cho thiết bị chủ, có thể dùng các mạch ELV làm mạch kết nối giữa các thiết bị nếu các thiết bị đó vẫn thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này khi đã được nối với nhau.

3.1.1.3. Những quy định về an toàn

Trạng thái an toàn với các thiết bị khác của các điểm kết nối (mạch SELV, mạch TNV, mạch giới hạn dòng và mạch ELV) phải được ghi trong tài liệu của nhà sản xuất kèm theo thiết bị.

3.1.2. Các yêu cầu đối với mạch điện áp viễn thông (TNV)

3.1.2.1. Các giới hạn của mạch TNV

Trong một mạch TNV hoặc các mạch TNV nối với nhau, điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ và điện áp giữa một dây dẫn với đất phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(a) Đối với mạch TNV-1

- Không được vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Không được vượt quá các giới hạn quy định trong hình 1 (các giá trị điện áp trong hình 1 được đo trên một điện trở 5 kΩ±2%) trong trường hợp thiết bị có một hỏng đơn của lớp cách điện hoặc một bộ phận (không kể các bộ phận có lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường).

Chú ý: trong trường hợp lớp cách điện đơn hoặc một bộ phận bị hỏng, giới hạn điện áp của mạch TNV-1 sau 200 ms là giới hạn đối với mạch TNV-2 hoặc TNV-3 ở điều kiện hoạt động bình thường.

- Đối với tín hiệu chuông điện thoại, điện áp của tín hiệu này tuân theo các yêu cầu trong phụ lục D.

(b) Đối với mạch TNV-2 và TNV-3

Đối với các điện áp tín hiệu không phải là tín hiệu chuông, giá trị điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ và điện áp giữa bộ dây dẫn bất kỳ và đất có thể vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Hình 1: Điện áp cực đại mạch TNV sau khi có một hỏng đơn

- Không được vượt quá 70,7 V xoay chiều đỉnh hoặc 120 V một chiều ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Không được vượt quá giới hạn chỉ ra trong hình 1 trong trường hợp thiết bị có một hỏng đơn của lớp cách điện hoặc một bộ phận (không kể các bộ phận có lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường).

3.1.2.2. Cách ly với các mạch khác và các bộ phận có thể tiếp cận

Sự cách ly của các mạch SELV, TNV-1, các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận với các mạch TNV-2, TNV-3 phải đảm bảo sao trong trường hợp lớp cách điện có hỏng đơn, điện áp trên các mạch SELV, TNV-1 và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận không vượt quá các giới hạn trong 3.1.2.1 đối với mạch TNV-2 và TNV-3 ở điều kiện hoạt động bình thường.

Chú ý:

- Xem thêm 3.2.3 và 3.3.

- Ở điều kiện làm việc bình thường, các giới hạn trong A3.3.2 luôn áp dụng với mạch SELV và các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận.

- Các giới hạn trong 3.1.2.1 luôn áp dụng với các mạch TNV.

Các yêu cầu về cách ly sẽ được thỏa mãn nếu có lớp cách điện cơ bản như trong bảng 1, trong đó có áp dụng 3.3.1 (không loại trừ các giải pháp khác).

Bảng 1: Cách ly với các mạch TNV

Các bộ phận được cách ly

Sự cách ly

Mạch SELV hoặc các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận

Mạch TNV-1

Mạch TNV-2

Mạch TNV-3

Như 3.3.1

Cách điện cơ bản

Cách điện cơ bản và như 3.3.1

Mạch TNV-1

Mạch TNV-2

Mạch TNV-1

Mạch TNV-2

Mạch TNV-3

Mạch TNV-3

Cách điện cơ bản và như 3.3.1

Như 3.3.1

Cách điện cơ bản

Mạch TNV-1

Mạch TNV-2

Mạch TNV-3

Mạch TNV-1

Mạch TNV-2

Mạch TNV-3

Cách điện công tác

Cách điện công tác

Cách điện công tác

Trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau, không cần sử dụng lớp cách điện cơ bản:

- Mạch SELV, mạch TNV-1 hoặc bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận đã được nối đất bảo vệ;

- Các hướng dẫn lắp đặt đã quy định rằng kết cuối nối đất bảo vệ phải được nối cố định với đất;

- Phải tiến hành phép thử ở 3.1.2.3 nếu ở điều kiện hoạt động bình thường, mạch TNV-2 hoặc TNV-3 nhận tín hiệu hoặc nguồn có điện áp vượt quá giá trị 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60V một chiều sinh ra từ bên ngoài và đưa vào thiết bị (ví dụ từ mạng viễn thông).

Tùy theo nhà sản xuất, một mạch TNV-1 hoặc TNV-2 có thể được coi như một mạch TNV-3. Trong trường hợp này, mạch TNV-1 và TNV-2 phải thỏa mãn các yêu cầu về cách ly đối với mạch TNV-3.

Việc tuân thủ các yêu cầu này được kiểm tra bằng cách kiểm tra, đo thử và nếu cần thiết có thể mô phỏng lỗi của các bộ phận hay lớp cách điện có thể xảy ra trong thiết bị.

Chú ý: Khi thực hiện cách ly bằng lớp cách điện cơ bản và các yêu cầu trong phần 3.3.1, điện áp thử trong phép thử xung và phép thử độ bền điện thường lớn hơn giá trị điện áp thử đối với lớp cách điện cơ bản.

3.1.2.3. Phép thử cách ly mạch TNV với các mạch SELV đã nối đất

(a) Mục đích phép thử

Mục đích của phép thử là kiểm tra sự cách ly giữa mạch TNV và các mạch SELV đã nối đất. Chỉ tiến hành phép thử này nếu nó được quy định trong 3.1.2.2.

(b) Phương pháp thử

Có thể sử dụng một máy phát thử do nhà sản xuất quy định để tạo điện áp làm việc lớn nhất có thể nhận được từ nguồn bên ngoài. Nếu không có loại máy này, có thể dùng máy phát thử 120 ± 2 (V) xoay chiều ở tần số 50 Hz hoặc 60 Hz và có trở kháng trong 1200 Ω ± 2%.

Chú ý: Máy phát thử nói trên không dùng để tạo các điện áp thực tế trên mạng viễn thông, mà để tác động lên mạch của thiết bị được thử theo cách có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Máy phát thử được nối tới các điểm kết cuối mạng viễn thông của thiết bị. Một cực của máy phát thử được nối với đất của thiết bị, xem hình 2. Điện áp thử được đưa vào tối đa là 30 phút. Nếu rõ ràng là không có dấu hiệu của sự suy giảm chất lượng, phép thử có thể kết thúc sớm hơn.

Phép thử được lặp lại sau khi đổi các chiều nối với các điểm kết cuối mạng viễn thông của thiết bị.

Hình 2: Máy phát điện áp thử

(c) Yêu cầu đối với phép thử

Trong quá trình thử, điện áp giữa hai dây bất kỳ hay một dây bất kỳ và đất trên các mạch SELV, mạch TNV-1 hoặc các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận, không vượt quá 42,4 V điện áp xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều.

3.1.2.4. Cách ly với các điện áp nguy hiểm

Trừ các trường hợp quy định trong 3.1.2.5, các mạch TNV cần được cách ly với các mạch có điện áp nguy hiểm bằng một trong hai hoặc bằng cả hai phương pháp sau đây:

- Bằng lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Bằng lớp cách điện cơ bản và màn chắn dẫn điện nối với đất bảo vệ.

Việc tuân thủ các yêu cầu này được kiểm tra bằng cách xem xét, phân tích và đo đạc.

3.1.2.5. Kết nối mạch TNV với các mạch khác

Một mạch TNV có thể nối với các mạch khác nếu mạch TNV đã được cách ly với các mạch sơ cấp bên trong thiết bị (bao gồm cả trung tính), trừ các trường hợp quy định trong A3.2.7.

Chú ý: Giới hạn trong phần 3.1.2.1 luôn áp dụng đối với các mạch TNV.

Nếu một mạch TNV nối với một hoặc nhiều mạch khác, mạch TNV trong các mạch đó phải thỏa mãn các giới hạn trong phần 3.1.2.1.

Khi mạch TNV được cấp nguồn từ một mạch thứ cấp, mạch này đã được cách ly với mạch điện áp nguy hiểm bằng một trong hai biện pháp sau:

- Sử dụng lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Sử dụng một màn chắn dẫn điện đã nối đất, màn chắn này cách ly với mạch điện áp nguy hiểm bằng lớp cách điện cơ bản, thì mạch TNV được coi là đã cách ly với mạch điện áp nguy hiểm bằng phương pháp tương tự.

Việc tuân thủ các yêu cầu này được kiểm tra bằng cách xem xét, phân tích và mô phỏng lỗi của các bộ phận hay lớp cách điện có thể xảy ra trong thiết bị.

3.1.3. Bảo vệ để tránh tiếp xúc với các mạch TNV

Chú ý: Trong một số trường hợp, việc tiếp cận các mạch TNV qua các mạch khác bị hạn chế như quy định trong 3.3.1.

3.1.3.1. Khả năng tiếp cận

Thiết bị được bảo vệ hợp lý để tránh sự tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện hở của các mạch TNV, nơi có điện áp vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều ở điều kiện hoạt động bình thường (cụ thể là TNV-2 hoặc TNV-3).

Các trường hợp không cần tuân theo yêu cầu này bao gồm:

- Phần tiếp xúc của các đầu nối không thể chạm vào bằng que thử (phụ lục E);

- Thiết bị lắp đặt trong vùng hạn chế tiếp cận;

- Các bộ phận dẫn điện hở nằm bên trong ngăn ắc quy theo như 3.1.3.2;

- Các bộ phận dẫn điện hở trong vùng tiếp cận của người phục vụ.

3.1.3.2. Các ngăn ắc quy

Có thể tiếp cận với các bộ phận dẫn điện hở của các mạch TNV-2 và TNV-3 bên trong một ngăn ắc quy trong thiết bị nếu có tất cả các điều kiện sau:

- Ngăn ắc quy phải có nắp, khi mở phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bằng chốt hoặc then cài;

- Khi nắp đóng, không thể tiếp cận với các mạch TNV-2 và TNV-3;

- Có thông báo với chỉ dẫn trên cửa để lưu ý người sử dụng khi mở cửa.

3.2. Yêu cầu đảm bảo an toàn cho các nhân viên phục vụ và những người sử dụng thiết bị khác của mạng điện thoại cố định

3.2.1. Bảo vệ khỏi điện áp nguy hiểm

Mạch nối trực tiếp với mạng viễn thông phải thỏa mãn với các yêu cầu đối với mạch SELV hoặc mạch TNV.

Việc tuân thủ yêu cầu này được kiểm tra bằng cách đo.

3.2.2. Sử dụng đất bảo vệ

Thiết bị loại I phải sử dụng đất bảo vệ riêng (không dùng đất bảo vệ của mạng viễn thông).

Khi bảo vệ mạng viễn thông bằng đất bảo vệ của thiết bị, hướng dẫn lắp đặt thiết bị và các tài liệu kỹ thuật khác phải quy định rõ rằng việc hợp nhất đất bảo vệ phải được đảm bảo.

Việc tuân thủ với yêu cầu này được kiểm tra bằng cách xem xét, phân tích.

3.2.3. Cách ly mạng viễn thông với đất

3.2.3.1. Các yêu cầu

Trừ trường hợp quy định trong 3.2.3.3, phải có lớp cách điện giữa mạch nối với mạng viễn thông và các bộ phận hoặc mạch nối đất trong thiết bị được kiểm tra hoặc nối qua thiết bị khác. Các bộ triệt xung mắc song song với lớp cách điện phải có điện áp đánh thủng một chiều nhỏ nhất bằng 1,6 lần điện áp danh định hoặc 1,6 lần ngưỡng trên dải điện áp danh định của thiết bị. Trong trường hợp giữ nguyên các bộ triệt xung ở vị trí trên trong khi thử độ bền điện của lớp cách điện, các bộ triệt xung đó phải đảm bảo không bị hư hỏng.

Việc tuân thủ với các yêu cầu này được kiểm tra bằng cách xem xét, phân tích và bằng các phép thử dưới đây.

3.2.3.2. Phép thử cách ly mạng viễn thông với đất

(a) Mục đích phép thử

Mục đích của phép thử là kiểm tra sự cách ly giữa mạng viễn thông và đất.

(b) Phương pháp thử

Lớp cách điện phải được kiểm tra độ bền theo phép thử trong 3.3.2.2. Trong khi kiểm tra độ bền điện, có thể bỏ các bộ phận mắc song song với lớp cách điện trừ các tụ điện. Khi đó, cần thực hiện một phép thử phụ theo mạch thử ở hình 3 với tất cả các bộ phận có trong mạch. Phép thử được thực hiện với mức điện áp bằng điện áp danh định hoặc ngưỡng trên dải điện áp danh định của thiết bị.

Hình 3: Phép thử sự cách ly giữa mạng viễn thông và đất

(c) Yêu cầu đối với phép thử

Khi thực hiện các phép thử này, phải đảm bảo:

- Không xảy ra sự đánh thủng lớp cách điện trong khi thử độ bền điện;

- Khi thử độ bền điện, các bộ phận mắc song song với lớp cách điện không bị hư hỏng;

- Dòng chạy trong mạch thử theo hình 3 không được vượt quá 10 mA.

3.2.3.3. Các trường hợp ngoại lệ

Các yêu cầu trong 3.2.3.1 không áp dụng đối với các thiết bị sau:

- Thiết bị được nối cố định hay thiết bị cắm loại B;

- Thiết bị do người phục vụ lắp đặt và có hướng dẫn lắp đặt trong đó yêu cầu thiết bị phải được nối với một ổ cắm có nối đất bảo vệ;

- Thiết bị có dây đất bảo vệ được nối cố định và có kèm theo hướng dẫn lắp đặt dây dẫn này.

3.2.4. Dòng rò đến mạng viễn thông

3.2.4.1. Các giới hạn của dòng rò đến mạng viễn thông

Dòng rò đến mạng viễn thông phát sinh từ nguồn cung cấp cho thiết bị không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng A4.1 (đối với các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn TT hoặc TN) và bảng A5.1 (đối với các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn IT).

Yêu cầu này không áp dụng đối với các thiết bị có mạch nối với mạng viễn thông đã nối đất trong thiết bị.

Việc tuân thủ yêu cầu này được kiểm tra bằng các phép thử trong phần 3.2.4.2 bằng cách sử dụng dụng cụ đo trong phụ lục B, hoặc một mạch khác cho kết quả tương tự (thường sử dụng một biến áp cách ly như hình vẽ).

Hình 4 – Mạch đo dòng rò chạy đến mạng viễn thông (thiết bị 1 pha)

3.2.4.2. Đo dòng rò đến mạng Viễn thông

(a) Mục đích phép đo:

Mục đích của phép đo là xác định dòng rò từ nguồn thiết bị đến mạng Viễn thông.

(b) Phương pháp đo

- Đối với thiết bị có nhiều mạch được nối với mạng viễn thông, phép đo chỉ áp dụng với một mẫu của mỗi loại mạch.

- Đối với thiết bị 1 pha, dùng mạch đo như ở hình 4. Phép đo được thực hiện kết hợp thuận cực và đảo cực mạch nguồn (công tắc S1) và mạch nối với mạng viễn thông (công tắc S2).

- Đối với thiết bị 3 pha, dùng mạch đo như ở hình 5. Phép đo được thực hiện thuận cực và đảo cực mạch nối với mạng viễn thông (công tắc S2).

Hình 5: Mạch đo dòng rò chạy đến mạng viễn thông (thiết bị 3 pha)

- Đối với thiết bị loại II, đường đứt nét như ở hình 4 và 5, nếu có, không được sử dụng trong mạch đo này.

(c) Yêu cầu đối với phép đo

Dòng rò đo được trên các dụng cụ đo trong hình 4 và hình 5 không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng A4.1 (đối với các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn TT và TN) hoặc bảng A5.1 (đối với thiết bị sử dụng hệ thống nguồn IT).

Chú ý: Dụng cụ đo dòng rò cho trong phụ lục B.

3.3. Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi quá áp trên mạng viễn thông

3.3.1. Các yêu cầu về cách ly

Để bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi quá áp trên mạng viễn thông cần phải thực hiện các yêu cầu cách ly.

Các mạch TNV-1 hoặc TNV-3 trong thiết bị phải được cách ly về điện với một số bộ phận của thiết bị. Các bộ phận đó bao gồm:

(a) Các bộ phận dẫn điện không nối đất và các bộ phận không dẫn điện của thiết bị để cầm hoặc chạm vào khi sử dụng (ví dụ như ống nghe điện thoại, bàn phím);

(b) Các bộ phận và mạch có thể chạm vào bằng đầu thử (phụ lục E), trừ các tiếp giáp của đầu nối mà không thể chạm vào bằng que thử (phụ lục E);

(c) Các mạch nối với các thiết bị khác. Yêu cầu này vẫn được áp dụng dù cho mạch này có thể tiếp cận được hay không. Không áp dụng yêu cầu này cho các mạch được nối với một thiết bị khác mà bản thân thiết bị đó đã tuân thủ các yêu cầu trong phần 3.3).

Nếu qua phân tích mạch và thiết bị, thấy đã có các biện pháp bảo đảm an toàn khác, ví dụ giữa hai mạch mà cả hai mạch đều được nối với đất bảo vệ thì không áp dụng các yêu cầu này.

Việc tuân thủ với các yêu cầu này được kiểm tra bằng các phép thử trong phần 3.3.2.

3.3.2. Thủ tục thử:

Các yêu cầu về cách ly trong 3.3.1 được kiểm tra bằng một trong hai phép thử 3.3.2.1 hoặc 3.3.2.2.

Một phương pháp khác để kiểm tra thiết bị hoàn chỉnh là áp dụng phép thử cho một bộ phận yêu cầu cần được cách ly (ví dụ một bộ chuyển đổi tín hiệu). Trong trường hợp này, không được cho các bộ phận khác hoặc các dây nối tham gia mạch đo, trừ khi các bộ phận và dây dẫn đó cũng thỏa mãn các yêu cầu về cách ly trong 3.3.1.

Nhà sản xuất thiết bị phải quy định:

- Sử dụng phép thử xung 3.3.2.1 hay phép thử độ bền điện 3.3.2.2;

- Thử thiết bị hoàn chỉnh hay thử một bộ phận.

Phép thử 3.3.2.1 và 3.3.2.2 sử dụng mạch đo như trong hình 6.

Trong các phép thử, tất cả các dây dẫn nối với mạng viễn thông được nối với nhau (xem hình 6), bao gồm cả các dây dẫn mà nhà quản lý mạng viễn thông yêu cầu nối với đất. Tương tự, tất cả các dây dẫn nối với các thiết bị khác đều được nối với nhau trong trường hợp (c).

Các bộ phận không dẫn điện được thử bằng cách gắn một lá kim loại vào bề mặt. Nếu sử dụng lá kim loại có chất dính, chất dính đó phải là chất dẫn điện.

Hình 6: Các điểm đưa điện áp thử

3.3.2.1. Phép thử xung

(a) Mục đích phép thử

Mục đích của phép thử xung là kiểm tra khả năng chịu đựng của lớp cách ly giữa mạch TNV với các bộ phận của thiết bị đối với điện áp xung.

(b) Phương pháp thử

Đưa 10 xung thử từ bộ tạo xung thử (Phụ lục C) vào các điểm cần thử (xem sơ đồ hình 6). Khoảng cách giữa hai xung liên tiếp là 60 s và điện áp ban đầu Uc, là:

- Đối với trường hợp (a) của 3.3.1: 2,5 kV;

- Đối với trường hợp (b) và (c): 1,5 kV.

Chú ý: Giá trị 2,5 kV trong trường hợp (a) được chọn để đảm bảo khả năng cách điện, không cần mô phỏng các hiện tượng quá áp.

(c) Tiêu chí tuân thủ

- Khi thực hiện phép thử xung, không được xảy ra hiện tượng đánh thủng lớp cách điện. Hiện tượng đánh thủng lớp cách điện được coi là xảy ra khi dòng chạy qua mạch do điện áp thử đưa vào tăng lên nhanh chóng, không kiểm soát được, có nghĩa là lớp cách điện không hạn chế được dòng chạy qua.

- Trong khi thực hiện phép thử, nếu bộ triệt xung hoạt động (hoặc xảy ra sự đánh lửa bên trong ống phóng khí) chứng tỏ:

+ Đối với trường hợp (a) của 3.3.1, đã có sự đánh thủng;

+ Đối với trường hợp (b) và (c), hoạt động này được chấp nhận.

- Đối với các phép thử xung, sự hư hỏng của lớp cách điện có thể được kiểm tra bằng phép thử điện trở lớp cách điện. Điện áp thử là 500V một chiều hoặc khi có các bộ triệt xung, điện áp thử một chiều có giá trị nhỏ hơn 10% so với điện áp hoạt động hoặc điện áp phóng của bộ triệt xung. Điện trở lớp cách điện không được nhỏ hơn 2 MΩ. Có thể tháo bỏ các bộ triệt xung khi đo điện trở lớp cách điện.

Chú ý:

Một cách khác để kiểm tra hoạt động của bộ triệt xung hoặc hiện trượng đánh thủng lớp cách điện là quan sát dạng sóng trên thiết bị hiện sóng.

3.3.2.2. Phép thử độ bền điện

(a) Mục đích phép thử

Mục đích của phép thử độ bền điện là đánh giá độ bền điện của lớp cách ly giữa mạch TNV với các bộ phận của thiết bị.

(b) Phương pháp thử

Tác động vào lớp cách điện bằng điện áp xoay chiều hình sin tần số 50/60 Hz, hoặc điện áp một chiều bằng giá trị đỉnh của điện áp xoay chiều nói trên. Thời gian tác động là 60 s.

Các điện áp thử xoay chiều là:

- Đối với trường hợp (a) của 3.3.1: 1,5 kV;

- Đối với trường hợp (b) và (c): 1,0 kV.

Điện áp tăng đều từ 0 đến điện áp nói trên và sau đó giữ tại giá trị này trong 60 s.

Chú ý: Nếu có các tụ điện mắc qua lớp cách điện được thử, nên sử dụng điện áp thử một chiều.

Trong trường hợp (b) và (c), có thể tháo bỏ các bộ triệt xung nếu các dụng cụ này đã qua phép thử xung trong 3.3.2.1 đối với các trường hợp (b) và (c) khi được thử như các cấu kiện hoặc bộ phận rời của thiết bị.

(c) Tiêu chí tuân thủ

- Khi thực hiện phép thử độ bền điện, không được xảy ra hiện tượng đánh thủng lớp cách điện. Hiện tượng đánh thủng lớp cách điện được coi là xảy ra khi dòng chạy qua mạch do điện áp thử vào tăng lên nhanh chóng, không kiểm soát được, có nghĩa là lớp cách điện không hạn chế được dòng chạy qua.

- Trong khi thực hiện phép thử, nếu bộ triệt xung hoạt động (hoặc xảy ra sự đánh lửa bên trong ống phóng khí), thì:

+ Trong trường hợp (a) của 3.3.1: hiện tượng đó cho thấy đã có hư hỏng;

+ Trong trường hợp (b) và (c): hiện tượng đó (do bất cứ bộ triệt xung nào trong mạch thử) cho thấy có sự hư hỏng.

Chú ý: Một cách khác để kiểm tra hoạt động của bộ triệt xung hoặc hiện tượng đánh thủng lớp cách điện là quan sát dạng sóng trên thiết bị hiện sóng.

3.4. Các điều kiện đo thử tổng quát

3.4.1. Chỉ áp dụng các yêu cầu và phép thử trong tiêu chuẩn này nếu liên quan đến vấn đề an toàn

Nếu căn cứ vào thiết kế và cấu trúc của thiết bị thấy rằng phép thử cụ thể không áp dụng được, thì không cần thực hiện các phép thử này.

Cần xem xét hậu quả của các sai hỏng có thể xảy ra bằng cách phân tích thiết kế mạch và cấu trúc mạch để xác định rõ thiết bị có liên quan đến vấn đề an toàn hay không.

3.4.2. Các phép thử quy định trong tiêu chuẩn này được coi là các phép thử mẫu, trừ khi có các quy định khác.

3.4.2. Một mẫu hoặc các mẫu được thử phải đại diện cho loạt thiết bị người sử dụng sẽ nhận.

Một cách khác để thực hiện các phép thử trên một thiết bị hoàn chỉnh, có thể thực hiện các phép thử riêng rẽ trên các mạch, các bộ phận hoặc các khối nhỏ ở bên ngoài thiết bị với điều kiện là thiết bị sau khi đã được ghép nối phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu một phép thử bất kỳ nói trên cho thấy có sự không thỏa mãn trong thiết bị hoàn chỉnh, phép thử cần phải được lặp lại.

Nếu một phép thử nào đó được xác định trong tiêu chuẩn này có thể gây hỏng thiết bị, thì có thể sử dụng một mô hình có điều kiện tương ứng để biểu diễn điều kiện cần đánh giá.

Chú ý:

1) Các phép thử cần thực hiện theo thứ tự sau đây:

- Lựa chọn trước các linh kiện hoặc vật liệu;

- Thực hiện các phép thử sơ bộ các linh kiện hoặc các khối nhỏ (bench tests);

- Thực hiện các phép thử khi thiết bị chưa được cấp nguồn;

- Thực hiện các phép thử khi thiết bị đang hoạt động (live tests):

+ Điều kiện hoạt động bình thường;

+ Điều kiện hoạt động bất thường;

+ Điều kiện hư hỏng có thể.

2) Các đơn vị liên quan nên cùng xem xét chương trình thử, các mẫu thử và trình tự thử.

3.4.4. Trừ trường hợp các điều kiện thử cụ thể đã được quy định trong tiêu chuẩn và trường hợp thấy rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của kết quả phép thử, phải thực hiện các phép thử ở các điều kiện bất lợi nhất trong phạm vi quy định của nhà sản xuất về các tham số sau:

- Điện áp nguồn;

- Tần số nguồn;

- Vị trí của thiết bị và các bộ phận có thể di chuyển được;

- Chế độ hoạt động;

- Việc điều chỉnh các bộ ổn nhiệt, thiết bị điều chỉnh hoặc bộ điều khiển tương tự trong vùng tiếp cận của người vận hành, cụ thể:

+ Có thể điều chỉnh được mà không cần dùng dụng cụ hỗ trợ.

+ Có thể điều chỉnh được bằng cách sử dụng chìa khóa hoặc dụng cụ dành riêng cho người vận hành.

3.4.5. Khi xác định điện áp nguồn bất lợi nhất để thực hiện phép thử, cần quan tâm các yếu tố sau đây:

- Các điện áp bội của điện áp danh định;

- Các giá trị tới hạn của dải điện áp danh định;

- Dung sai các điện áp danh định (thường do nhà sản xuất thiết bị quy định).

Nếu nhà sản xuất thiết bị không quy định dung sai, có thể lấy là + 6% và -10%. Nếu điện áp danh định là 230V một pha hoặc 400 V ba pha, dung sai không được nhỏ hơn +10% và -10%.

Khi thiết bị thử được thiết kế chỉ để dùng với nguồn một chiều, cần quan tâm đến các ảnh hưởng của cực tính

3.4.6. Khi xác định tần số nguồn bất lợi nhất để thực hiện phép thử, cần quan tâm đến các tần số danh định khác nhau trong dải tần số danh định (ví dụ 50 Hz và 60 Hz), nhưng không cần quan tâm đến dung sai của tần số danh định (ví dụ 50 Hz ± 0,5 Hz).

3.4.7. Khi xác định giá trị nhiệt độ cực đại (Tmax) hoặc lượng tăng nhiệt độ cực đại (∆Tmax) để tuân thủ phép thử thường dựa vào giả thiết nhiệt độ không khí trong phòng là 250C. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thiết bị có thể quy định nhiệt độ phòng cao hơn.

Không cần duy trì nhiệt độ phòng (Tamb­) ở một giá trị xác định trong suốt quá trình thử, nhưng nhiệt độ này phải được giám sát và ghi lại.

Các nhiệt độ đo được trên thiết bị phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây (tất cả các nhiệt độ được đo bằng 0C):

Nếu Tmax đã xác định: (T-Tamb) ≤ (Tmax – Tmra)

Nếu ∆Tmax đã xác định:(T-Tamb) ≤ (∆Tmax + 25 – Tmra)

Trong đó:

T: Nhiệt độ đo được của một bộ phận ở các điều kiện thử quy định

Tmra: Nhiệt độ phòng cực đại theo quy định của nhà sản xuất hoặc là 250C (chọn giá trị lớn hơn).

Trong suốt quá trình thử, nhiệt độ phòng không được vượt quá Tmra trừ khi có sự chấp thuận của tất cả các đơn vị có liên quan.

3.4.8. Nhiệt độ của cuộn dây phải được xác định bằng phương pháp cặp nhiệt độ hoặc phương pháp điện trở, trừ trường hợp có quy định dùng phương pháp cụ thể khác. Nhiệt độ của các bộ phận khác xác định bằng phương pháp cặp nhiệt độ. Có thể sử dụng các phương pháp đo nhiệt độ khác nếu các phương pháp đó không ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt và có độ chính xác thỏa mãn tiêu chuẩn. Phải chọn vị trí đặt các bộ cảm ứng nhiệt sao cho chúng ảnh hưởng ít nhất đến nhiệt độ của bộ phận cần đo.

3.4.9. Để xác định dòng điện đầu vào và khi các kết quả thử khác bị ảnh hưởng, cần phải quan tâm và điều chỉnh các tham số sau để có được các kết quả bất lợi nhất:

- Tải của các chức năng tùy chọn của thiết bị được nhà sản xuất cung cấp kèm theo thiết bị;

- Tải của các bộ phận khác của thiết bị được nhà sản xuất quy định dùng nguồn từ thiết bị được thử;

- Tải nối với các đầu ra nguồn chuẩn bất kỳ trong vùng tiếp cận của người vận hành trên thiết bị.

Có thể sử dụng các tải giả để mô phỏng các tải này trong quá trình thử.

3.4.10. Trong tiêu chuẩn này, các chất lỏng dẫn điện được coi là các bộ phận dẫn điện.

3.4.11. Các dụng cụ đo điện cần có thang đo đủ để có thể đọc chính xác các thông số, có quan tâm đến các thành phần một chiều, tần số cao, tần số nguồn, mức hài … của thông số được đo. Nếu đo các giá trị hiệu dụng, cần sử dụng các dụng cụ đo có thể đo được các giá trị hiệu dụng của cả dạng sóng hình sin và không sin.

3.4.12. Khi cần sử dụng các lỗi mô phỏng hoặc các điều kiện hoạt động bất thường, phải mô phỏng lần lượt từng trường hợp một. Các lỗi do hậu quả trực tiếp của lỗi cố ý hoặc điều kiện hoạt động không bình thường được coi là một phần của lỗi cố ý hoặc điều kiện hoạt động bất thường đó.

Cần kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của các bộ phận, thiết bị, sơ đồ mạch để xác định các điều kiện lỗi có thể xảy ra. Các lỗi này bao gồm:

- Hiện tượng ngắn mạch và hở mạch của các thiết bị bán dẫn và tụ điện;

- Các lỗi gây ra sự tiêu tán liên tục của các điện trở dùng cho mục đích tiêu tán gián đoạn;

- Các lỗi bên trong các mạch tích hợp gây ra sự tiêu tán quá mức;

- Lỗi trong lớp cách điện cơ bản giữa các bộ phận có dòng điện của mạch sơ cấp và:

+ Các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận,

+ Các màn chắn dẫn điện đã nối đất,

+ Các bộ phận của mạch SELV,

+ Các bộ phận của mạch giới hạn dòng.

3.4.13. Khi tiêu chuẩn đã quy định điện áp giữa một bộ phận dẫn điện và đất, phải xem xét tất cả các bộ phận đã nối đất sau đây:

- Cực đất bảo vệ (nếu có);

- Các phận dẫn điện có yêu cầu nối đất bảo vệ;

- Các bộ phận dẫn điện đã nối đất công tác trong thiết bị.

Các bộ phận sẽ được tiếp đất trong khi sử dụng bằng cách nối với thiết bị khác, nhưng không được tiếp đất ở thiết bị trong khi thử, phải được nối đất tại điểm có điện áp cao nhất. Không cần đo điện áp rơi trên dây nối đất bảo vệ của dây nguồn hoặc trong dây đất của một mạng dây ngoài khác.

3.1.14. được phép dùng loại cách điện tốt hơn so với loại được tiêu chuẩn quy định. Tương tự, cũng được phép dùng loại vật liệu chống cháy tốt hơn so với một loại cụ thể được tiêu chuẩn quy định.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

YÊU CẦU AN TOÀN ĐIỆN CHO BẢN THÂN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG

A1. Các yêu cầu chung

A1.1. Cấu trúc và thiết kế của thiết bị

Thiết bị cần được thiết kế và có cấu tạo sao cho ở các điều kiện làm việc bình thường hay ở điều kiện hỏng hoặc có lỗi thiết bị vẫn bảo vệ người sử dụng tránh các rủi ro điện giật và các nguy hiểm khác trong thiết bị theo quy định của tiêu chuẩn này.

Nếu các phương pháp, các loại vật liệu hay các công nghệ cấu tạo nên thiết bị không được quy định cụ thể, thiết bị phải có mức an toàn không thấp hơn mức quy định trong tiêu chuẩn này.

A1.2. Các thông tin cung cấp cho người sử dụng

Các thông tin chi tiết cần được cung cấp cho người sử dụng để khi sử dụng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sẽ không xảy ra các nguy hiểm.

A1.3. Phân loại thiết bị

Thiết bị được phân loại theo cách bảo vệ chống điện giật của nó, bao gồm:

- Thiết bị loại I;

- Thiết bị loại II;

- Thiết bị loại III.

Chú ý: Thiết bị có chứa các mạch ELV hay các bộ phận có điện áp nguy hiểm là thiết bị loại I hoặc thiết bị loại II. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về bảo vệ chống điện giật cho thiết bị loại III.

A2. Giao diện nguồn

A2.1. Dòng điện đầu vào

Ở điều kiện hoạt động với tải thường, dòng đầu vào bão hòa của thiết bị không được vượt quá 10% so với giá trị dòng điện danh định.

A2.2. Giới hạn điện áp của các thiết bị cầm tay

Điện áp danh định của thiết bị cầm tay không được vượt quá 250 V.

A2.3. Dây trung tính

Nếu có dây trung tính, nó cần phải được cách ly với đất và với phần thân của thiết bị như các dây pha. Điện áp làm việc của các bộ phận nối giữa trung tính và đất phải bằng điện áp pha – trung tính.

A2.4. Các bộ phận trong thiết bị dùng nguồn IT

Đối với các thiết bị dùng hệ thống nguồn IT, các bộ phận nối giữa dây pha và đất cần có khả năng chịu đựng đối với điện áp làm việc bằng điện áp pha – pha. Tuy nhiên, có thể sử dụng các tụ điện thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn sau, nếu chúng thích hợp với điện áp pha – trung tính.

- Tiêu chuẩn IEC384-14:1981;

- Tiêu chuẩn IEC384-14:1993, mục Y1, Y2 hoặc Y4.

Chú ý: Các tụ kiểu này được thử khả năng chịu đựng ở mức điện áp bằng 1,7 lần điện áp danh định.

A2.5. Dung sai nguồn

Thiết bị được cung cấp nguồn trực tiếp cần được thiết kế với dung sai nguồn là +6% và -10%. Nếu điện áp danh định là 230 V một pha hoặc 400 V ba pha, thiết bị phải hoạt động an toàn trong khoảng dung sai nguồn nhỏ nhất là +10% và -10%.

A3. Bảo vệ để tránh các nguy hiểm

A3.1. Bảo vệ khỏi điện giật và các nguy hiểm về năng lượng

A3.1.1. Tiếp cận các bộ phận có năng lượng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc bảo vệ chống điện do các bộ phận có năng lượng gây ra, dựa trên nguyên tắc người vận hành được phép tiếp cận với:

- Các phần hở của các mạch SELV;

- Các phần hở của các mạch giới hạn dòng;

- Các mạch TNV ở các điều kiện quy định trong 3.1.3.

Việc tiếp cận với các bộ phận và dây có năng lượng khác cũng như lớp cách điện của chúng được hạn chế theo quy định trong phần A3.1.2 và A3.1.3.

Các yêu cầu bổ sung để tránh các năng lượng nguy hiểm được quy định trong A3.1.4 và A3.1.5.

A3.1.2. Bảo vệ trong vùng tiếp cận của người vận hành

Thiết bị phải có cấu trúc sao cho trong vùng tiếp cận, người vận hành được bảo vệ khi tiếp xúc với:

- Các bộ phận hở của mạch ELV hay các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm;

- Các bộ phận của mạch ELV hay các bộ phận có điện áp nguy hiểm chỉ được bảo vệ bằng sơn, men, giấy thường, bông, bọt hay các hợp chất kín trừ nhựa tự cứng;

- Lớp cách điện cơ bản và cách điện công tác của các bộ phận hay các dây điện trong mạch ELV hoặc mạch có điện áp nguy hiểm, trừ những trường hợp cho phép trong A3.1.3;

- Các bộ phận dẫn điện chưa nối đất, cách ly với các mạch ELV hoặc các bộ phận có điện áp nguy hiểm chỉ bằng lớp cách điện cơ bản và công tác.

Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các vị trí của thiết bị khi thiết bị đã được nối vào mạng và hoạt động bình thường.

Việc bảo vệ phải được thực hiện bằng lớp cách điện hoặc tấm chắn, hoặc sử dụng khóa an toàn.

A3.1.3. Tiếp cận với mạng dây điện bên trong

A3.1.3.1. Mạch ELV

Người vận hành được phép tiếp cận lớp cách điện của mạng dây điện trong mạch ELV với điều kiện:

a) Người vận hành không cần cầm, nắm vào dây điện;

b) Mạng dây điện được bố trí và cố định sao cho không chạm vào các bộ phận dẫn điện chưa nối đất;

c) Khoảng cách qua lớp cách điện của mạng dây không nhỏ hơn các giá trị cho trong bảng A3.1;

Bảng A3.1: Khoảng cách qua lớp cách điện của mạng dây

Điện áp làm việc

(trong trường hợp lỗi cách điện cơ bản)

Khoảng cách qua lớp cách điện tối thiểu

V đỉnh hoặc một chiều

V r.m.s (không phải dạng hình sin)

mm

Trên 71, dưới 350

Trên 350

Trên 50, dưới 250

Trên 250

0,17

0,31

d) Thỏa mãn các yêu cầu đối với cách điện bổ sung.

Khi mạng dây điện trong mạch ELV không thỏa mãn cả hai điều kiện a) và b), lớp cách điện phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu đối với cách điện bổ sung và phải chịu được phép thử độ bền điện trong phần 3.3.2.2.

A3.1.3.2. Các mạch điện có điện áp nguy hiểm

Lớp cách điện của mạng dây có điện áp nguy hiểm không nối đất mà người vận hành có thể tiếp cận hoặc chạm vào phải thỏa mãn các yêu cầu đối với lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.1.4. Bảo vệ trong vùng tiếp cận và vùng hạn chế tiếp cận

A3.1.4.1. Bảo vệ trong vùng tiếp cận của người phục vụ

Trong vùng tiếp cận của người phục vụ, cần áp dụng các yêu cầu sau đây:

- Các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm cần được sắp đặt và che chắn để tránh việc tiếp xúc một cách vô tình trong khi làm việc với các bộ phận khác của thiết bị.

- Tiêu chuẩn này không quy định về việc tiếp cận với các mạch ELV hay các mạch TNV.

- Khi xem xét việc tiếp xúc vô tình với các bộ phận hở có khả năng xảy ra hay không, cần quan tâm đến cách người phục vụ đã tiếp cận hoặc đến gần các bộ phận hở để làm việc với các bộ phận khác.

- Các bộ phận hở có năng lượng nguy hiểm (xem A3.1.5) cần được sắp đặt và che chắn để tránh xảy ra việc chạm chập do các vật liệu dẫn điện có thể vô tình xảy ra khi làm việc với các bộ phận khác của thiết bị.

Tất cả các lớp che chắn nhằm tuân thủ các yêu cầu trong mục này phải dễ dàng tháo bỏ hoặc thay thế, nếu việc tháo bỏ là cần thiết trong công tác của người phục vụ.

A3.1.4.2. Bảo vệ trong vùng hạn chế tiếp cận

Thiết bị lắp đặt trong vùng hạn chế tiếp cận phải thỏa mãn các yêu cầu đối với vùng tiếp cận của người vận hành trừ các điểm cho phép trong 3.1.3 và hai yêu cầu sau đây:

- Đối với mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm dùng để cấp điện cho bộ tạo tín hiệu chuông theo như 3.1.2.1(b), được phép tiếp cận với các bộ phận hở của mạch bằng đầu thử (Phụ lục E). Tuy nhiên, các bộ phận này cần được sắp đặt và che chắn để tránh việc tiếp xúc một cách vô tình. Khi xem xét việc tiếp xúc vô tình với các bộ phận hở có khả năng xảy ra hay không, cần quan tâm đến cách người phục vụ tiếp cận hoặc đến gần các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm.

- Các bộ phận hở có năng lượng nguy hiểm (xem A3.1.5) cần được sắp đặt và bảo vệ sao cho các vật liệu dẫn điện không bị chập một cách vô tình.

A3.1.5. Các năng lượng nguy hiểm trong vùng tiếp cận của người vận hành

Không được phép có năng lượng nguy hiểm trong vùng tiếp cận của người vận hành.

A3.1.6. Khoảng hở phía sau lớp vỏ dẫn điện (dù đã nối đất hay không) không được giảm đến mức có thể gây ra sự tăng mức năng lượng nguy hiểm mà vẫn có thể thực hiện phép thử.

A3.1.7. Tay cầm của các nút vận hành, các tay nắm, các đòn bẩy và những thứ tương tự không được nối với các mạch có điện áp nguy hiểm hoặc mạch ELV.

A3.1.8. Các tay nắm dẫn điện, nút điều khiển và những thứ tương tự sử dụng bằng tay và chỉ được nối đất qua một trục hay một lớp đệm phải là một trong số các loại sau:

- Được cách ly khỏi điện áp nguy hiểm một khoảng bằng phần hở của lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Được bọc bằng lớp cách điện bổ sung trên các phần có thể tiếp cận.

A3.1.9. Vỏ bọc dẫn điện của các tụ điện trong mạch ELV hoặc mạch điện áp nguy hiểm không được nối với các bộ phận dẫn điện không nối đất trong vùng tiếp cận của người vận hành. Chúng cần được cách ly với các bộ phận này bằng lớp cách điện bổ sung hoặc bằng một thanh kim loại đã nối đất.

A3.1.10. Thiết bị cần được thiết kế sao cho khi đã ngắt khỏi nguồn chính, không xảy ra điện giật do điện tích trên các tụ nối với mạch nguồn.

A3.2. Cách điện

A3.2.1. Các phương pháp cách điện

Việc cách điện phải được thực hiện bằng một trong hai hoặc kết hợp cả hai cách sau đây:

- Sử dụng các vật liệu cách điện dạng đặc hoặc dạng lá có đủ độ dày và khe hở trên bề mặt;

- Có khoảng hở không khí đủ lớn.

A3.2.2. Các đặc tính của vật liệu cách điện

Khi lựa chọn và sử dụng các vật liệu cách điện cần chú ý đến các yêu cầu về độ bền cách điện, độ bền nhiệt và độ bền cơ khí, tần số của điện áp làm việc và môi trường làm việc (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và mức ô nhiễm).

Không dùng cao su tự nhiên, vật liệu chứa amiang hoặc vật liệu có tính hút ẩm làm lớp cách điện.

A3.2.3. Các yêu cầu đối với lớp cách điện

Lớp cách điện trong thiết bị cần thỏa mãn các yêu cầu về nhiệt độ khi làm việc và các yêu cầu sau, trừ khi áp dụng A3.1.3:

- Các yêu cầu về độ bền điện;

- Các yêu cầu về khe hở, khoảng hở bề mặt và khoảng cách qua lớp cách điện.

A3.2.4. Các tham số của lớp cách điện

Để xác định các điện áp thử, khe hở, khoảng hở và khoảng cách qua lớp cách điện, cần xem xét hai tham số sau:

- Ứng dụng của lớp cách điện (xem A3.2.5);

- Điện áp làm việc của lớp cách điện (xem A3.2.6).

A3.2.5. Phân loại các lớp cách điện

Theo chức năng và cấu tạo, các lớp cách điện được xem xét theo các dạng: công tác, cơ bản, bổ sung, tăng cường và cách điện kép.

Việc sử dụng các loại cách điện trong một số trường hợp được cho trong bảng A3.2 và được mô tả trong hình A3.1. Trong nhiều trường hợp, cách điện có thể được nối tắt bằng một đường dẫn điện, ví dụ như khi dùng trong A3.2.7, A3.3.5, A3.4.6 hay 3.1.2.5 nếu duy trì được mức độ an toàn.

Đối với cách điện kép, có thể chuyển đổi giữa các phần tử cơ bản và các phần tử bổ sung. Khi sử dụng cách điện kép có thể dùng các mạch ELV hay các bộ phận dẫn điện không nối đất giữa cách điện cơ bản và cách điện bổ sung, nếu duy trì được mức cách điện tổng.

Bảng A3.2: Các ví dụ về ứng dụng của cách điện

Loại cách điện

Cách điện

Mã trong hình A3.1

giữa:

với:

1. Công tác

Mạch SELV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV khác

OP1

OP2

OP1

Mạch ELV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch SELV khác

OP3

OP3

OP4

OP1

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm, nối đất

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm nối đất khác

OP5

Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Mạch TNV khác cùng loại

 

 

OP1

OP6

Các bộ phận nối tiếp/song song của cuộn biến áp

 

 

2. Cơ bản

Mạch sơ cấp

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm

nối đất hoặc không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV

 

B1

B2

B2

B3

B3

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm nối đất hoặc không nối đất

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm

không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV

 

B4

B5

B5

B6

B6

Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

B7

B7

B8

B8

3. Bổ sung

Các bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản hoặc mạch ELV

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

S1

S1

Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV

S2

S2

4. Bổ sung hoặc tăng cường

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm không nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Mạch TNV

S/R

S/R

S/R

5. Tăng cường

Mạch sơ cấp

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch ESLV không nối đất

- Mạch TNV

R1

R1

R2

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm được nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Mạch TNV

R3

R3

R4

 

OP - Cách điện công tác            R - Cách điện tăng cường

S - Cách điện bổ sung                B - Cách điện cơ bản

Hình A3.1: Các ví dụ về việc ứng dụng của lớp cách điện

A3.2.6. Xác định điện áp làm việc

Để xác định điện áp làm việc, cần áp dụng các nguyên tắc trong A3.2.6.1, và các nguyên tắc trong A3.2.6.2, A3.2.6.3, A3.2.6.4 và A3.2.6.5, nếu cần.

Chú ý: Các điện áp làm việc trong nguồn chuyển mạch (switch), xác định tốt nhất bằng cách đo đạc.

A3.2.6.1. Các nguyên tắc chung

Để xác định điện áp làm việc giữa một mạch sơ cấp và mạch thứ cấp hoặc đất cần sử dụng giá trị điện áp danh định và giá trị cực đại của dải điện áp danh định.

Các bộ phận dẫn điện có thể tiếp xúc mà chưa nối đất, cần được giả thiết là đã nối đất.

Khi cuộn biến áp hay các phần khác ở chế độ thả nổi (floating), nghĩa là không nối với mạch thiết lập thế tương đối với đất thì nó cần phải được giả thiết đã nối đất ở điểm tại đó đạt được điện áp làm việc cao nhất.

Khi sử dụng cách điện kép, điện áp làm việc qua cách điện cơ bản cần được xác định bằng cách giả thiết ngắn mạch qua cách điện bổ sung và ngược lại. Đối với cách điện giữa các cuộn dây biến áp, phải giả thiết ngắn mạch xảy ra ở điểm có điện áp làm việc cao nhất sinh ra ở lớp cách điện khác.

Đối với lớp cách điện giữa hai cuộn dây biến áp, phải sử dụng điện áp cao nhất giữa hai điểm trên hai cuộn dây, đồng thời cần chú ý đến các điện áp ngoài mà cuộn dây nối tới.

Đối với lớp cách điện giữa một cuộn dây biến áp và một bộ phận khác, phải sử dụng điện áp cao nhất giữa bất cứ điểm nào trên cuộn dây và bộ phận đó.

A3.2.6.2. Khoảng hở trong mạch sơ cấp

Khi sử dụng điện áp làm việc để xác định khoảng hở đối với mạch sơ cấp:

- Đối với điện áp một chiều, cần xét cả giá trị đỉnh của các sóng bội;

- Cần bỏ qua các đột biến không có tính lặp đi lặp lại (ví dụ, nhiễu khí quyển);

Chú ý: Giả thiết rằng các hiệu ứng đột biến này trong mạch thứ cấp không vượt quá mức đột biến trong mạch sơ cấp.

- Điện áp của mạch ELV, SELV và TNV coi như có giá trị 0;

- Đối với các điện áp đỉnh có tính lặp đi lặp lại vượt quá các giá trị đỉnh của điện áp nguồn, cần sử dụng giá trị đỉnh đặc trưng lớn nhất.

A3.2.6.3. Khoảng hở trong mạch thứ cấp

Đối với điện áp làm việc dùng để xác định khoảng hở đối với mạch thứ cấp:

- Đối với điện áp một chiều, cần xét cả giá trị đỉnh của sóng bội;

- Đối với dạng sóng không phải dạng hình sin, phải sử dụng các giá trị đỉnh.

A3.2.6.4. Khe hở

Khi sử dụng điện áp làm việc để xác định khe hở:

- Cần sử dụng các giá trị hiệu dụng hoặc giá trị một chiều;

- Nếu sử dụng giá trị một chiều, phải bỏ qua các sóng bội;

- Bỏ qua các điều kiện ngắn hạn (ví dụ, trong tín hiệu chuông nhịp ở mạch TNV).

A3.2.6.5. Các phép thử độ bền điện

Các giá trị điện áp làm việc dùng để xác định các điện áp thử độ bền điện trong 3.3.2.2. cần là giá trị một chiều đối với điện áp một chiều và là giá trị đỉnh đối với các giá trị điện áp khác.

A3.2.7. Các thành phần nối tắt cách điện kép hay cách điện tăng cường

A3.2.7.1. Các tụ nối

Có thể nối tắt lớp cách điện kép hay cách điện tăng cường bằng:

- Một tụ đơn thỏa mãn tiêu chuẩn IEC384-14:1993, phần Y1; hoặc

- Hai tụ nối tiếp, cả hai thỏa mãn tiêu chuẩn IEC384-14:1981, loại U hay Y; hoặc IEC384-14:1993, loại Y2 hay Y4.

Khi dùng hai tụ nối tiếp, chúng cần được đánh giá với điện áp làm việc tổng trên đôi tụ và hai tụ này cần có giá trị điện dung danh định như nhau.

A3.2.7.2. Các điện trở nối

Có thể nối tắt cách điện kép và cách điện tăng cường bằng các điện trở mắc nối tiếp. Các điện trở này cần có giá trị điện trở danh định như nhau.

A3.2.7.3. Các bộ phận có thể tiếp cận

Khi các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận hoặc các mạch được cách ly với các bộ phận khác bằng cách điện kép hay cách điện tăng cường và chúng được nối tắt bởi các linh kiện theo A3.2.7.1 và A3.2.7.2, các bộ phận có thể tiếp cận cần thỏa mãn các yêu cầu trong A3.4. Những yêu cầu này cần áp dụng sau khi thử độ bền điện của lớp cách điện.

A3.3. Mạch SELV

A3.3.1. Các yêu cầu chung

Các mạch SELV phải có điện áp an toàn khi chạm vào cả khi hoạt động bình thường và khi có hỏng đơn, ví dụ như thủng một lớp của cách điện cơ bản hay hỏng ở một bộ phận.

Nếu dùng mạch SELV để nối với mạng viễn thông, cần xem xét cả các điện áp sinh ra bên trong và bên ngoài của thiết bị khi thiết bị hoạt động bình thường, bao gồm cả các tín hiệu chuông. Không cần xem xét đến hiện tượng thế đất tăng và các điện áp cảm ứng từ đường điện nguồn và từ các đường dây tải điện vào mạng viễn thông.

A3.3.2. Điện áp ở các điều kiện bình thường

Trong một hoặc nhiều mạch SELV nối với nhau, ở các điều kiện hoạt động bình thường, điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ và điện áp giữa một dây dẫn bất kỳ và đất bảo vệ của thiết bị (đối với thiết bị loại I) không được vượt quá 42,4 V xoay chiều chỉnh hay 60 V một chiều.

Chú ý: Mạch thỏa mãn các yêu cầu trên nhưng phải chịu quá áp từ mạng viễn thông là một mạch TNV-1.

A3.3.3. Điện áp ở điều kiện lỗi

Trừ các trường hợp cho phép trong 3.1.2.2, khi lớp cách điện cơ bản hoặc lớp cách điện bổ sung hoặc một bộ phận (trừ các bộ phận có cách điện kép và cách điện tăng cường) bị hỏng đơn, điện áp của một mạch SELV không được vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều trong thời gian quá 0,2 s. Đồng thời, các giá trị này không được vượt quá giới hạn 71 V xoay chiều đỉnh hoặc 120 V một chiều.

Trừ các trường hợp cho phép trong phần A3.3.5, cần phải sử dụng một trong các phương pháp như trình bày trong A3.3.3.1, A3.3.3.2 hoặc A3.3.3.3.

Trong một mạch đơn (ví dụ mạch chỉnh lưu – biến áp), người vận hành có thể tiếp cận với các bộ phận thỏa mãn tất cả các yêu cầu đối với mạch SELV. Các bộ phận khác của một mạch tương tự không thỏa mãn tất cả các yêu cầu đối với mạch SELV thì người vận hành không được phép tiếp cận.

Chú ý:

- Các bộ phận khác nhau của mạch SELV có thể được bảo vệ bằng các phương pháp khác nhau, ví dụ:

+ Phương pháp 2 trong biến áp nguồn có chỉnh lưu cầu;

+ Phương pháp 1 đối với mạch thứ cấp AC;

+ Phương pháp 3 ở đầu ra của chỉnh lưu cầu.

- Ở các điều kiện bình thường, giới hạn điện áp của mạch SELV như của mạch ELV; một mạch SELV có thể coi là một mạch ELV có bảo vệ bổ sung ở các điều kiện lỗi.

A3.3.3.1. Cách ly bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phương pháp 1)

Khi một mạch SELV chỉ cách ly với các mạch khác bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, cần phải dùng một trong các cấu trúc sau:

- Cách ly cố định bằng hàng rào;

- Giữa các mạng dây kề nhau có lớp cách điện và đã được kiểm tra, đánh giá với điện áp làm việc cao nhất;

- Mạng dây của mạch SELV hoặc các mạch khác có lớp cách điện thỏa mãn các yêu cầu đối với lớp cách điện bổ sung hoặc cách điện tăng cường ở điện áp làm việc cao nhất;

- Mạng dây của mạch SELV hoặc các mạch khác có lớp cách điện bổ sung bên ngoài;

- Hai biến áp riêng rẽ nối tiếp nhau, trong đó một biến áp có cách điện cơ bản và một biến áp có cách điện bổ sung;

- Sử dụng các phương tiện khác có hiệu quả cách điện tương đương.

A3.3.3.2. Cách ly bằng tấm chắn đã nối đất (phương pháp 2)

Khi các mạch SELV đã cách ly khỏi các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng tấm chắn nối đất hoặc các bộ phận dẫn điện đã nối đất khác, các bộ phận có điện áp nguy hiểm cần được cách ly với các bộ phận đã nối đất bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản. Các bộ phận đã nối đất này phải thỏa mãn các yêu cầu trong phần A3.5.

A3.3.3.3. Bảo vệ bằng cách nối đất mạch SELV (phương pháp 3)

Các bộ phận của mạch SELV được bảo vệ bằng cách nối đất phải được nối với đất bảo vệ sao cho trở kháng mạch tương đối hoặc hoạt động của thiết bị bảo vệ hoặc cả hai đều thỏa mãn các yêu cầu trong A3.3.3. Các bộ phận này cũng cần được cách ly với các bộ phận của các mạch khác (trừ mạch SELV) bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản. Mạch SELV phải có dung lượng dòng rò đủ để đảm bảo cho hoạt động của thiết bị bảo vệ (nếu có) và để đảm bảo không có dòng rò đến đất.

A3.3.4. Các yêu cầu về cấu trúc bổ sung

Thiết bị cần phải được cấu trúc như sau:

- Các kết cuối báo chuông và tương tự cần đảm bảo tránh xoay chuyển vì điều đó có thể làm giảm khoảng hở giữa các mạch SELV và các bộ phận có điện áp nguy hiểm xuống dưới các giá trị tối thiểu đã được quy định;

- Trong các ổ cắm, phích cắm nhiều đường và những nơi có thể xảy ra ngắn mạch phải có các biện pháp để tránh sự tiếp xúc giữa các mạch SELV và các bộ phận có điện áp nguy hiểm do việc ngắt kết cuối hoặc do đứt dây tại điểm kết cuối;

- Các bộ phận không được cách điện, có điện áp nguy hiểm cần được sắp đặt và bảo vệ để tránh xảy ra ngắn mạch đối với mạch SELV, ví dụ người phục vụ sử dụng các công cụ hay các que thử;

- Các mạch SELV không được dùng các đầu nối như quy định trong tiêu chuẩn IEC83 hay IEC320.

A3.3.5. Nối mạch SELV với các mạch khác

Các mạch SELV được phép lấy nguồn từ các mạch khác hoặc nối với các mạch khác nếu chúng thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Mạch SELV được cách ly với mạch sơ cấp (cả thành phần trung tính) trong thiết bị bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản, trừ những trường hợp quy định trong A3.2.7 và A3.4.6;

- Mạch SELV thỏa mãn các giới hạn trong A3.3.2 ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Mạch SELV thỏa mãn các quy định trong A3.3.3 khi mạch SELV hoặc mạch thứ cấp nối với nó có hỏng đơn, trừ các trường hợp quy định trong 3.1.2.2.

Nếu mạch SELV nối với một hoặc nhiều mạch khác, mạch SELV phải thỏa mãn các yêu cầu trong phần A3.3.2 và A3.3.3.

Khi mạch SELV lấy nguồn từ một mạch thứ cấp, mạch thứ cấp này được cách ly với mạch có điện áp nguy hiểm một trong các phương pháp:

- Sử dụng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Sử dụng tấm chắn dẫn điện đã nối đất, cách ly với mạch có điện áp nguy hiểm bằng cách điện cơ bản thì mạch SELV được coi là đã cách ly với mạch sơ cấp hay mạch có điện áp nguy hiểm khác bằng phương pháp đó.

A3.4. Các mạch giới hạn dòng

A3.4.1. Các mạch giới hạn dòng cần được thiết kế sao cho không vượt quá các giới hạn quy định trong phần A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 và A3.4.5 ở điều kiện làm việc bình thường và khi vỡ lớp cách điện cơ bản hay hỏng đơn của bộ phận và các lỗi do hậu quả trực tiếp của các lỗi này.

Trừ các trường hợp quy định trong A3.4.6, việc cách ly các bộ phận của mạch giới hạn dòng với các mạch khác tương tự như đối với mạch SELV trong phần A3.3.

A3.4.2. Đối với các tần số không vượt quá 1 kHz, dòng ở trạng thái tĩnh qua một điện trở thuần 2000 Ω nối giữa hai bộ phận của mạch giới hạn dòng hoặc giữa một bộ phận và đất bảo vệ thiết bị, không được vượt quá 0,7 mA xoay chiều đỉnh hay 2 mA một chiều. Đối với các tần số trên 1 kHz, giới hạn 0,7 mA được nhân với giá trị tần số tính bằng kHz nhưng không được vượt quá 70 mA đỉnh.

A3.4.3. Đối với các bộ phận có điện áp không vượt quá 450 V xoay chiều đỉnh hoặc một chiều, điện dung mạch không được vượt quá 0,1 μF.

A3.4.4. Đối với các bộ phận có điện áp vượt quá 450 V xoay chiều đỉnh hay một chiều nhưng không quá 15000 V xoay chiều đỉnh hay một chiều, lượng điện tích nạp không quá 45 μC.

A3.4.5. Đối với các bộ phận có điện áp vượt quá 15000 V xoay chiều đỉnh hay một chiều, mức năng lượng không được vượt quá 350 mJ.

A3.4.6. Mạch giới hạn dòng có thể nối với các mạch khác hoặc lấy nguồn từ các mạch khác nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Mạch giới hạn dòng thỏa mãn các giới hạn trong A3.4.2, A3.4.3. A3.4.4 và A3.4.5 ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Trong trường hợp có hỏng đơn trong một bộ phận hay lớp cách điện trong mạch giới hạn dòng hoặc trong một bộ phận hay lớp cách điện trong các mạch nối với nó, mạch giới hạn vẫn thỏa mãn các giới hạn trong A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 và A3.4.5.

Nếu một mạch giới hạn dòng nối với một hoặc nhiều mạch khác, mạch giới hạn dòng phải thỏa mãn các yêu cầu trong phần A3.4.1.

A3.5. Các điều khoản đối với việc nối đất

A3.5.1. Thiết bị loại I

Các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận của thiết bị loại I, có thể mang điện áp nguy hiểm trong trường hợp lớp cách điện hỏng đơn, phải được nối với đất bảo vệ trong thiết bị.

Trong vùng tiếp cận của người phục vụ, nơi các bộ phận dẫn điện có điện áp nguy hiểm khi có lỗi trong lớp cách điện đơn, các bộ phận này phải được nối với đất bảo vệ hoặc nếu không thể thực hiện được, phải có cảnh báo đối với người phục vụ là những bộ phận này chưa được nối đất và cần kiểm tra điện áp nguy hiểm trước khi chạm vào.

Yêu cầu này không áp dụng với các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận đã cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng một trong hai cách sau đây:

- Nối đất các bộ phận kim loại;

- Sử dụng lớp cách điện đặc hoặc khe không khí, hoặc kết hợp cả hai, thỏa mãn các yêu cầu đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.5.2. Đối với thiết bị loại II, không có quy định về việc nối đất bảo vệ trừ trường hợp có phương tiện duy trì sự liên tục mạch nối đất bảo vệ của các thiết bị khác trong hệ thống. Các phương tiện này phải được cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng lớp cách điện kép hay cách điện tăng cường.

Nếu thiết bị loại II có đường nối đất phục vụ mục đích công tác, mạch đất công tác phải được cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.5.3. Các dây dẫn nối đất bảo vệ không được lắp kèm các công tắc hoặc cầu chì.

A3.5.4. Nếu một hệ thống chứa cả các thiết bị loại I và các thiết bị loại II, việc kết nối thiết bị phải bảo đảm nối đất cho tất cả các thiết bị loại I, không phụ thuộc vào sự bố trí thiết bị trong hệ thống.

A3.5.5. Các dây dẫn đất bảo vệ có thể để trần hoặc có vỏ bọc cách điện. Nếu sử dụng vỏ cách điện, phải có màu dạng xanh/vàng trừ hai trường hợp sau:

- Đối với dây nối đất dạng xoắn, lớp cách điện phải có màu xanh/vàng hoặc trong suốt;

- Đối với dây dẫn bảo vệ ở dạng lắp ghép như cáp rời, thanh dẫn, dây dẻo … có thể dùng bất cứ màu nào sao cho không nhầm lẫn khi sử dụng.

A3.5.6. Các kết nối với đất bảo vệ phải đảm bảo sao cho khi ngắt kết nối ở một bộ phận sẽ không làm ngắt kết nối của các bộ phận khác, trừ khi các bộ phận khác cũng được ngắt ra khỏi điện áp nguy hiểm ở cùng thời điểm.

A3.5.7. Các kết nối với đất bảo vệ cần được thiết lập sớm hơn và ngắt muộn hơn các kết nối với nguồn, bao gồm:

- Đầu nối của một bộ phận nối đất bảo vệ mà người vận hành có thể tháo ra;

- Phích cắm ở dây nguồn;

- Bộ ghép thiết bị

A3.5.8. Các kết nối với đất bảo vệ cần được thiết kế sao cho chúng không thể bị ngắt trước khi bỏ các bộ phận chúng bảo vệ ra, trừ khi đã ngắt bộ phận đó ra khỏi điện áp nguy hiểm ở cùng thời điểm.

A3.5.9. Đối với các dây nguồn cố định hoặc các dây nguồn không thể tháo lắp được, các đầu nối đất bảo vệ cần thỏa mãn các yêu cầu đối với các đầu nối trong mạng dây dùng cho nguồn sơ cấp ngoài.

Nếu có phương tiện kẹp, cần tránh để rơi dây dẫn một cách bất ngờ. Nói chung, các thiết kế thường sử dụng các đầu nối mang dòng (khác với đầu nối dạng trụ), có khả năng đàn hồi đủ thỏa mãn yêu cầu; một số thiết kế khác cần sử dụng một số biện pháp đặc biệt như sử dụng một bộ phận đàn hồi để không bị ngắt một cách vô tình.

A3.5.10. Chống ăn mòn

Các bộ phận dẫn điện ở các kết nối đất bảo vệ không phải chịu sự ăn mòn do hoạt động điện hóa trong môi trường hoạt động, lưu giữ và vận chuyển như quy định trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các kết cuối nối đất bảo vệ phải có khả năng chống ăn mòn đáng kể. Khả năng này có thể đạt được bằng phương pháp mạ hoặc bọc hợp lý.

A3.5.11. Điện trở của các dây dẫn nối đất bảo vệ

Điện trở của kết nối giữa đất bảo vệ hoặc tiếp giáp nối đất và các bộ phận cần nối đất không được vượt quá 0,1 Ω.

A3.6. Ngắt nguồn sơ cấp

Phải có thiết bị ngắt để ngắt thiết bị khỏi nguồn.

A3.7. Khóa an toàn

Phải có khóa an toàn tại những nơi người vận hành có thể bị nguy hiểm khi tiếp cận

A4. Dòng rò đất

A4.1. Tổng quan

Thiết bị nối với các hệ thống nguồn TT và TN phải thỏa mãn với các yêu cầu từ A4.2 đến A4.5. Thiết bị nối với các hệ thống nguồn IT phải thỏa mãn với các yêu cầu trong phần A5.

A4.2. Các yêu cầu

Thiết bị phải có dòng rò đất không vượt quá các giá trị trong bảng A4.1 khi được đo như trong A4.3 hay A4.4.

Bảng A4.1: Dòng rò đất cực đại

Thiết bị loại

Kiểu thiết bị

Dòng rò cực đại, mA

II

I

I

I

I

Tất cả các loại thiết bị

Thiết bị cầm tay

Thiết bị có thể di chuyển (trừ thiết bị cầm tay)

Thiết bị cố định, cắm kiểu A

Thiết bị cố định, nối vĩnh viễn hay thiết bị cắm kiểu B

- Không chịu các điều kiện trong A4.5

- Chịu các điều kiện trong A4.5

0,25

0,75

3,5

3,5

 

3,5

5% dòng đầu vào

Nếu một hệ thống gồm các thiết bị nối riêng rẽ đến nguồn sơ cấp riêng, mỗi thiết bị đều cần được thử riêng rẽ. Một hệ thống gồm các thiết bị nối chung đến nguồn sơ cấp có thể được coi là một thiết bị đơn.

Thiết bị được thiết kế dùng với nhiều nguồn chỉ cần thử với một nguồn. Đối với thiết bị cắm kiểu B hoặc thiết bị nối vĩnh viễn, nếu qua nghiên cứu sơ đồ mạch có thể thấy rằng dòng rò đất vượt quá 3,5 mA nhưng không quá 5% dòng điện đầu vào, không cần thực hiện phép thử.

Nếu việc thử thiết bị ở điện áp nguồn khó khăn nhất không thực hiện được, có thể tiến hành thử ở một điện áp trong khoảng điện áp danh định hoặc trong phạm vi dung sai của điện áp danh định sau đó tính toán các kết quả.

A.4.3. Thiết bị một pha

Thiết bị một pha nối giữa một dây pha và dây trung tính được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A4.1 với khóa ở các vị trí 1 và 2.

Với mỗi vị trí khóa này, các khóa trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A4.1.

Hình A4.1: Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị một pha

A4.4. Thiết bị ba pha

Thiết bị ba pha hoặc thiết bị nối giữa hai dây pha được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A4.2. Trong quá trình thử, các khóa trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

Các linh kiện dùng để triệt nhiễu điện từ (EMI) nối giữa dây pha và đất phải được tháo từng cái một; với thao tác này, nhóm các linh kiện nối song song nhờ một kết nối đơn được xử lý như một linh kiện đơn.

Chú ý: Các bộ lọc thường được đóng kín nên có thể cần một bộ rời để thử hoặc phải mô phỏng mạng lọc.

Mỗi lần ngắt đường đến đất, cần lặp lại thứ tự hoạt động của khóa.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A4.1.

Hình A4.2: Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị ba pha

A4.5. Thiết bị có dòng rò vượt quá 3,5 mA

Thiết bị cố định loại I như thiết bị nối vĩnh viễn hoặc thiết bị cắm kiểu B có dòng rò đất vượt quá 3,5 mA phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Dòng rò không được vượt quá 5% dòng điện đầu vào trên mỗi pha. Khi tính toán có thể sử dụng tải không cân bằng lớn nhất của các dòng điện ba pha. Nếu cần, có thể sử dụng các phép thử trong phần A4.3 và A4.4 nhưng phải dùng dụng cụ đo có trở kháng nhỏ (không đáng kể);

- Tiết diện của dây đất bảo vệ trong mạch không được nhỏ hơn tiết diện của các dây nguồn ít nhất 1,0 mm2 trên đường có dòng rò lớn;

- Cần có cảnh báo ở nơi kết nối với nguồn sơ cấp, ví dụ:

“DÒNG RÒ LỚN,
CẦN NỐI ĐẤT TRƯỚC KHI NỐI VỚI NGUỒN”.

A5. Dòng rò đất đối với các thiết bị nối với các hệ thống nguồn IT

A5.1. Tổng quan

Phần này quy định các yêu cầu đối với các thiết bị nối với hệ thống nguồn IT. Thiết bị thỏa mãn các yêu cầu này sẽ thỏa mãn các yêu cầu trong phần A khi kết nối đến các hệ thống nguồn TT hay TN.

Chú ý: Trong hệ thống nguồn IT, dòng điện qua dây đất an toàn của thiết bị khi đã được kết nối đúng có thể cao hơn trong các hệ thống nguồn TT hay TN. Ở điều kiện có thể chấp nhận, các phép đo trong phần này sẽ xác định dòng rò có thể qua người trong trường hợp đứt dây đất an toàn của thiết bị một cách bất ngờ.

A5.2. Các yêu cầu

Thiết bị cần có dòng rò đất không vượt quá các giá trị trong bảng A4.1 khi được đo như trong A5.3 hay A5.4.

Bảng A5.1: Dòng rò đất cực đại đối với thiết bị nối với nguồn IT

Thiết bị loại

Kiểu thiết bị

Dòng rò cực đại, mA

II

I

I

I

I

Tất cả các loại thiết bị

Thiết bị cầm tay

Thiết bị có thể di chuyển (trừ thiết bị cầm tay)

Thiết bị cố định, cắm kiểu A

Thiết bị cố định, nối vĩnh viễn hay thiết bị cắm kiểu B

- Không chịu các điều kiện trong A5.5

- Chịu các điều kiện trong A5.5

0,25

0,75

3,5

3,5

 

3,5

5% dòng đầu vào

Nếu một hệ thống gồm các thiết bị nối riêng rẽ đến nguồn sơ cấp riêng, mỗi thiết bị đều cần được thử riêng rẽ. Một hệ thống gồm các thiết bị nối chung đến nguồn sơ cấp có thể được coi là một thiết bị đơn.

Thiết bị được thiết kế dùng với các nhiều nguồn chỉ cần thử với một nguồn. Đối với thiết bị cắm kiểu B hoặc thiết bị nối vĩnh viễn, nếu qua nghiên cứu sơ đồ mạch có thể thấy rằng dòng rò đất vượt quá 3,5 mA nhưng không quá 5% dòng điện đầu vào thì không cần thực hiện phép thử.

Nếu việc thử thiết bị điện áp nguồn khó khăn nhất không thực hiện được, có thể tiến hành thử ở một điện áp trong khoảng điện áp danh định hoặc trong phạm vi dung sai của điện áp danh định sau đó tính toán các kết quả.

A5.3. Thiết bị một pha

A5.3.1. Thiết bị một pha nối giữa một dây pha và dây trung tính được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A5.1 với khóa ở các vị trí 1, 2 và 3.

A5.3.2. Với mỗi vị trí khóa này, các khóa trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở tất cả các vị trí của chúng.

Các giá trị dòng diện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A5.1.

Hình A5.1: Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị một pha nối với nguồn IT

A5.4. Thiết bị ba pha

A5.4.1. Thiết bị ba pha và thiết bị nối giữa hai dây pha được thử ở các điều kiện dưới đây bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A5.2 có khóa ở các vị trí 1, 2, 3 và 4.

A5.4.2. Với mỗi vị trí khóa này, các khóa trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

A5.4.3. Trong phép thử A5.4.2, các linh kiện dùng để triệt nhiễu điện từ (EMI) nối giữa dây pha và đất phải được tháo từng cái một; với thao tác này, nhóm các linh kiện nối song song nhờ một kết nối được xử lý như một linh kiện đơn.

Mỗi lần ngắt đường đến đất, cần lặp lại thứ tự đầy đủ trong A5.4.2.

Chú ý: Các bộ lọc thường được đóng kín nên có thể cần có một bộ rời để thử hoặc phải mô phỏng mạng lọc.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A5.1

Hình A5.2: Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị ba pha nối với nguồn IT

A5.5. Thiết bị có dòng rò vượt quá 3,5 mA

Thiết bị cố định loại I như thiết bị nối vĩnh viễn hoặc thiết bị cắm kiểu B có dòng rò đất vượt quá 3,5 mA phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Dòng rò không được vượt quá 5% dòng điện đầu vào trên mỗi pha. Khi tính toán có thể sử dụng tải không cân bằng lớn nhất của các dòng điện ba pha. Nếu cần, có thể sử dụng các phép thử trong phần A4.3 và A4.4 nhưng phải dùng dụng cụ đo có trở kháng nhỏ (không đáng kể);

- Tiết diện của dây đất bảo vệ trong mạch không được nhỏ hơn tiết diện của các dây nguồn ít nhất 1,0 mm2 trên đường dòng rò lớn;

- Cần có cảnh báo ở nơi kết nối với nguồn sơ cấp, ví dụ:

“DÒNG RÒ LỚN,
CẦN NỐI ĐẤT TRƯỚC KHI NỐI VỚI NGUỒN”.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

DỤNG CỤ ĐO TRONG PHÉP ĐO DÒNG RÒ

Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò (dòng rò đất và dòng rò đến mạng Viễn thông) có sơ mạch như sau:

Hình B: Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò

Đọc giá trị thực trên Vôn kế. Trong đó:

- Sai số: ≤ 2%

- Trở kháng đầu vào: ≥ 1 MW

- Dung kháng đầu vào: ≥ 200 pF

- Dải tần: 15 Hz đến 1 MHz

Giá trị dòng rò tính theo công thức:

Dòng rò =

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

BỘ TẠO XUNG THỬ

Mạch trong hình C (giá trị như trong bảng C) dùng để tạo xung, tụ điện C1 ban đầu được nạp tới điện áp Uc. Sử dụng mạch thử đối với xung 10/700 μs quy định trong Khuyến nghị K.17 của ITU-T để mô phỏng sét trong mạng viễn thông. Mạch thử đối với xung 1,2/50 μs quy định trong Khuyến nghị K.21 của ITU-T dùng để mô phỏng các trạng thái đột biến trong các hệ thống nguồn.

Chú ý: Cần chú ý khi sử dụng các bộ tạo xung mà tụ C1 tích điện lớn

Hình C: Mạch tạo xung

Bảng C: Các giá trị trong mạch tạo xung

Xung thử

C1

R1

R2

C2

R3

10/700 μs

20 μF

50 Ω

15 Ω

0,2 μF

25 Ω

1,2/50 μs

1 μF

76 Ω

13 Ω

33 μF

25 Ω

 

PHỤ LỤC D

(Tham khảo)

TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁC TÍN HIỆU CHUÔNG ĐIỆN THOẠI

D1. Giới thiệu chung

Hai phương thức tương đương mô tả trong phụ lục này được dùng tùy theo từng vùng trên thế giới. Phương thức A là dạng điển hình cho các mạng điện thoại tương tự ở châu Âu và phương thức B là dạng điển hình ở Bắc Mỹ. Hai phương thức này rất phổ biến trong các tiêu chuẩn an toàn điện.

D2. Phương thức A

Phương thức này yêu cầu các dòng điện ITS1 và ITS2 qua điện trở 5 kΩ, giữa hai dây dẫn bất kỳ hay giữa một dây dẫn và đất không vượt qua các giới hạn sau:

a. ITS1 là dòng điện hiệu dụng, xác định bằng cách tính toán hoặc đo đạc với thời gian rung chuông đơn t1 (như định nghĩa trong hình D1), không được vượt quá:

- Giá trị dòng cho bởi đường cong trong hình D1 tại thời điểm t1 đối với chuông nhịp (t1 < ¥), hoặc

- 16 mA hay 20 mA khi chuông nhịp biến thành liên tục do hỏng đơn, đối với trường hợp chuông liên tục (t1 = ∞)

Trong đó ITS1 tính bằng mA, được tính như sau:

                                                         (t1 ≤ 600 ms)

                   (600 ms < t1 < 1200 ms)

                                                        (t1 ≥ 1200 ms)

Trong đó:

Ip là dòng đỉnh, tính bằng mA;

Ipp­ là dòng đỉnh – đỉnh, tính bằng mA;

t1 được tính bằng ms.

b. ITS2 là dòng trung bình của một tín hiệu chuông nhịp với một chu kỳ tín hiệu chuông t2 (hình D1), dòng này không được vượt quá 16 mA r.m.s, trong đó ITS2 tính bằng mA, được tính như sau:

Trong đó:

ITS1 tính bằng mA, như trong phần a);

Idc là dòng một chiều tính bằng mA qua một điện trở 5 kΩ khi xung nhịp ở mức thấp;

t1 và t2 tính bằng ms.

t1 là:

- Độ rộng của tín hiệu chuông đơn, khi có tín hiệu chuông trong toàn bộ thời gian này.

- Tổng thời gian có tín hiệu chuông trong khoảng thời gian của một tín hiệu chuông đơn bao gồm 2 hay nhiều khoảng có tín hiệu chuông rời rạc, ví dụ như trong hình dưới: t1 = t1a + t1b.

t2 là chu kỳ tín hiệu chuông.

Hình D1: Độ rộng và chu kỳ tín hiệu chuông

D3. Phương thức B

Phương thức này dựa trên tiêu chuẩn Mỹ, CFR47 (“Các nguyên tắc của FCC”) phần 68, mục D với các yêu cầu bổ sung áp dụng ở các điều kiện lỗi. Nguồn tín hiệu chuông phải thỏa mãn các yêu cầu trong phần D3.1, D3.2 và D3.3.

D3.1. Tín hiệu chuông

D3.1.1. Chỉ sử dụng tín hiệu chuông có các tần số bằng hoặc nhỏ hơn 70 Hz.

D3.1.2. Điện áp tín hiệu chuông đo qua một điện trở ít nhất 1 MΩ phải nhỏ hơn 300V đỉnh – đỉnh và 200 V đỉnh – đất.

D3.1.3. Điện áp tín hiệu chuông phải được ngắt để tạo khoảng nghỉ ít nhất 1s cách nhau không quá 5 s. Trong thời gian này, điện áp với đất không vượt quá 56,5 V một chiều.

D3.2. Thiết bị ngắt và điện áp điều khiển

D3.2.1. Các điều kiện sử dụng thiết bị ngắt hoặc điện áp điều khiển

Mạch tín hiệu chuông cần có một thiết bị ngắt như trong D3.2.2, hoặc có một điện áp điều khiển như trong D3.2.3, hoặc cả hai tùy theo dòng điện qua điện trở xác định nối giữa nguồn tín hiệu chuông và đất:

- Nếu dòng qua điện trở 500 W không vượt quá 100 mA đỉnh - đỉnh, không cần thiết bị ngắt cũng như điện áp điều khiển;

- Nếu dòng qua điện trở 1500 Ω vượt quá 100 mA đỉnh – đỉnh, cần có một thiết bị ngắt. Nếu thiết bị ngắt thỏa mãn các tiêu chuẩn ngắt trong hình D2 với điện trở 500 Ω thì không cần dùng điện áp điều khiển. Tuy nhiên, nếu thiết bị ngắt chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn ngắt với điện trở 1500 Ω, cần có điện áp điều khiển.

- Nếu dòng qua điện trở 500 Ω vượt quá 100 mA đỉnh – đỉnh, mà dòng qua điện trở 1500 Ω không vượt giá trị này thì:

+ Dùng một thiết bị ngắt thỏa mãn các tiêu chuẩn ngắt trong hình D2 với điện trở 500 Ω, hoặc

+ Dùng một điện áp điều khiển.

D3.2.2. Thiết bị ngắt

Một thiết bị ngắt nhạy dòng phía trước nguồn tín hiệu sẽ ngắt tín hiệu chuông như trong hình D2.

Chú ý:

- t được đo bằng thời gian nối điện trở R với mạch

- Độ nghiêng của đồ thị tính bằng I =

Hình D2: Tiêu chuẩn ngắt điện áp tín hiệu chuông

D3.2.3. Điện áp điều khiển

Điện áp với đất trên đầu dây hay trong vòng dây có độ lớn ít nhất 19 V đỉnh, không được vượt quá 56,5 V một chiều khi không có tín hiệu chuông (trạng thái rỗi).

D3.3. Các điều kiện lỗi

Nguồn tín hiệu chuông cần thỏa mãn các yêu cầu trong phần D3.1 và D3.2.

D3.3.1. Dòng điện qua điện trở 5 kΩ không được vượt quá 20 mA r.m.s khi điện trở này nối giữa:

- Hai dây dẫn bất kỳ;

- Một dây dẫn bất kỳ và đất.

D3.3.2. Dòng điện không vượt quá 500 mA r.m.s khi nối:

- Các dây dẫn đầu ra với nhau, hoặc

- Một dây dẫn bất kỳ với đất.

 

PHỤ LỤC E

(Tham khảo)

MỘT SỐ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG CÁC PHÉP THỬ

Hình E1: Que thử (test probe)

Dung sai về kích thước:

- Đối với các góc 14 và 370:         ± 15’

- Các bán kính tròn:                    ± 0,1mm

- Các đoạn thẳng:

+ Nhỏ hơn hoặc bằng 15 mm:     0 hoặc -0,1 mm

+ Từ 15 đến 25 mm:                  ± 0,1 mm

+ Trên 25 mm:                           ± 0,3 mm

Vật liệu làm đầu thử: ví dụ thép đã tôi

Hình E2: Đầu thử (test finger)

 

PHỤ LỤC F

(Tham khảo)

CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VIỄN THÔNG HỮU TUYẾN NẰM TRONG PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA TIÊU CHUẨN NÀY

F1. Một số thiết bị đầu cuối viễn thông nằm trong phạm vi tiêu chuẩn này bao gồm (nhưng không hạn chế bởi):

- Máy điện thoại;

- Máy điện thoại thấy hình;

- Máy fax;

- Modem quay số tốc độ thấp;

- Tổng đài nội bộ PABX;

- Các thiết bị kết hợp một số tính năng của các thiết bị trên …

F2. Các yêu cầu kiểm tra đo thử

Thiết bị

Yêu cầu kỹ thuật

Đánh giá phù hợp

Tham chiếu

1

Các yêu cầu đối với mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật

 

 

 

- Yêu cầu đối với các mạch kết nối

Kiểm tra

3.1.1

 

- Các yêu cầu đối với mạch TNV

 

 

 

+ Các giới hạn của mạch TNV

Kiểm tra

3.1.2.1

 

+ Cách ly mạch TNV với các mạch khác và các bộ phận có thể tiếp cận chưa được nối đất

Phép thử 3.1.2.3

3.1.2.2

 

+ Cách ly với các điện áp nguy hiểm

Xem xét, phân tích

3.1.2.4

 

+ Kết nối mạch TNV với các mạch khác

Xem xét, phân tích

3.1.2.5

 

- Bảo vệ chống tiếp xúc với các mạch TNV

Kiểm tra

3.1.3

2

Yêu cầu đảm bảo an toàn cho những người phục vụ và người sử dụng mạng viễn thông

 

 

 

- Bảo vệ tránh điện áp nguy hiểm

Xem xét, đo đạc

3.2.1

 

- Nối đất bảo vệ

Xem xét, phân tích

3.2.2

 

- Cách ly mạng viễn thông với đất

Xem xét, phân tích, thử

3.2.3

 

- Dòng rò đến mạng viễn thông

Đo

3.2.4

3

Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi sự quá áp trên mạng viễn thông

Thử

3.3

 

PHỤ LỤC G

(Tham khảo)

BẢNG ĐỐI CHIẾU VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TƯƠNG ĐƯƠNG

TCN 68-190:2000

EN41003(*)

EN60950(**)

Tiêu đề

1

1

 

Phạm vi

2

3

 

Định nghĩa

3

4

 

Các yêu cầu kỹ thuật

3.1

4.1, 4.2, 4.3

2.10, 6.2

Yêu cầu đối với các mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật

3.2

4.4

6.3

Yêu cầu đảm bảo an toàn cho các nhân viên phục vụ và những người sử dụng thiết bị khác của mạng điện thoại cố định

3.3

4.5

6.4

Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi sự quá áp trên mạng Viễn thông

3.4

 

1.4

Các điều kiện đo thử tổng quát

Phụ lục A

 

 

Tiêu chuẩn an toàn cho bản thân thiết bị đầu cuối viễn thông để đảm bảo cho người sử dụng thiết bị viễn thông khỏi các nguy hiểm trong thiết bị

A.1

 

1.3

Các yêu cầu chung

A.2

 

1.6

Giao diện nguồn

A.3

 

2

Bảo vệ để tránh các nguy hiểm

A.4

 

5.2

Dòng rò đất (các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn TT và TN)

A.5

 

Phụ lục G

Dòng rò đất (các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn IT)

Phụ lục B

 

Phụ lục D

Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò

Phụ lục C

 

Phụ lục N

Bộ tạo xung thử

Phụ lục D

 

Phụ lục M

Tiêu chuẩn đối với các tín hiệu chuông điện thoại

Phụ lục E

 

 

Một số công cụ sử dụng trong các phép thử

(*) EN 41003 (1996)

(**) EN 60950 (amd.11, 1997)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 60950:1992, Specification for Safety of Information Technology Equipment, including Electrical Business Equipment, 1992

[2] EN 41003:1997, Particular Safety Requirements for Equipment to be connected to Telecommunications Networks, 1997

[3] ITU-T Recommendation K.51 (Draft Edition), Safety Criteria for Telecommunication Equipment, 1999.

[4] ETSI Technical Report ETR 012, Terminal Equipment (TE) – Safety categories and protection levels at various interfaces for telecommunication equipment in customer premises, 1992

[5] TCVN 3256:1979 , An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa, 1979

[6] TCVN 3144:1979 , Các sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu kỹ thuật

[7] TCVN 5556:1991 , Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật, 1991

[8] TCVN 5699-1:1998 , An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung, 1998.

 

CONTENTS

Foreword ...............................................................................................................................

1. Scope ..............................................................................................................................

2. Definitions and terms ......................................................................................................

3. Technical requirements...................................................................................................

3.1. Telecommunication Network Voltage (TNV) circuits and electrical shock requirements ..........

3.2. Protection of telecommunication network service personnel, and users of other equipment connected to the network, from hazards in the equipment .......................................................................................................

3.3. Protection of equipment users from overvoltage on telecommunication network .....................

3.4. General conditions for tests .............................................................................................

Annex A (Informative): Requirements on electrical safety for stand –alone equipment ........

Annex B (Informative): Measuring instrument for leakage current tests ................................

Annex C (Informative): Impulse test generator ......................................................................

Annex D (Informative): Criteria for telephone ringing signals ................................................

Annex E (Informative): Tools to be used in tests ....................................................................

Annex F (Informative): Non-radio telecommunication terminal equipment included in the scope of the standard

Annex G (Informative): Cross – Reference table to the orginal standards ..............................

References ..........................................................................................................................

 

FOREWORD

The technical standard TCN 68-190: 2003 “Telecommunication Terminal Equipment - Electrical Safety Requirements” is based on amending the technical standard TCN 68-190: 2000 in accordance with the standard EN 41003:1996 and EN 60950:1992 (amd. 11, 1997).

The technical standard TCN 68-190: 2003 is edited by Research Institute of Posts and Telecommunications (RIPT) at proposal of the Department of Science & Technology and adopted by the Decision No 195/2003/QD-BBCVT of the Minister of Posts and Telematics dated 29/12/2003.

The technical standard TCN 68-190: 2003 is issued in a bilingual document (Vietnamese version and English version). In cases of interpretation disputes, Vietnamese version is applied.

DEPARTMENT OF SCIENCE & TECHNOLOGY

 

TCN 68-190 : 2003

TELECOMMUNICATION TERMINAL EQUIPMENT - ELECTRICAL SAFETY REQUIREMENT
(Issued together with Decision No 195/2003/QD-BBCVT of December 29, 2003 of the Minister of Posts and Telematics)

1. Scope

This standard is used as the basic for type approving on electrical safety for Telecommunication Terminal Equipment (TTE).

This standard applies to TTE intended to be connected to fixed telephone network by two or more conductors.

The technical requirements specified in this standard are aimed for:

+ Protection of service personnel working on to the fixed telephone network and other users of the fixed telephone network, from hazardous conditions on the fixed telephone network resulting from the connection of the equipment;

+ Protection of equipments users from the voltages on the fixed telephone network.

The requirements on electrical safety for TTE itself are specified in annex A. These requirements apply in process of designing and producing equipment.

The requirements for the following items are not covered by this standard:

+ Functional reliability of equipment;

+ Protection of equipment or telecommunication network from damage;

+ Telecommunication facilities with remote supply.

2. Definitions and terms

2.1. Hazardous Voltage (Excessive Voltage)

A voltage exceeding 42.4 V peak, or 60 V DC, existing in a circuit which does not meet requirements for either a limited current circuit or a TNV circuit.

2.2. Operational Insulation

Insulation needed for the correct operation of the equipment.

Note: Operation insulation by definition does not protect against electric shock. It may, however, serve to minimize exposure to ignition and fire.

2.3. Basic Insulation

Insulation to provide basic protection against electric shock.

2.4. Supplementary Insulation

Independent insulation applied in addition to basic insulation in order to ensure protection against electric shock in the event of a failure of the basic insulation.

2.5. Double Insulation

Insulation comprising both basic insulation and supplementary insulation.

2.6. Reinforced Insulation

A single insulation system which provides a degree of protection against electric shock equivalent to double insulation under the conditions specified in this standard.

Note: The term “insulation system” does not imply that the insulation has to be one homogeneous piece. It may comprise several layers which can not be tested as supplementary or basic insulation.

2.7. Primary Circuit

An internal circuit which is directly connected to the external supply mains or other equivalent source (such as a motor - generator set) which supplies the electric power.

2.8. Secondary Circuit

A circuit which has no direct connection to primary power and derives its power from a transformer, converter or equivalent isolation device, or from a battery.

2.9. Extra Low Voltage (ELV) Circuit

A secondary circuit with voltages between any two conductors of the ELV circuit, and between any one such conductor and earth, not exceeding 42.4 V peak, or 60 V DC., under normal operating conditions, which is separated from hazardous voltage by at least basic insulation, and which neither meets all of the requirements for an SELV circuit nor meets all of the requirements for a limited current circuit.

2.10. Safety Extra Low Voltage (SELV) Circuit

A secondary circuit which is so designed and protected that, under normal and single fault conditions, its voltages do not exceed a safe value.

Note: The limiting value of voltage under normal operating and single fault conditions are specified in A3.3.

2.11. Limited Current Circuit

A circuit which is so designed and protected that, under both normal conditions and a likely fault condition, the current which can be drawn is not hazardous.

Note: The limiting values are specified in A3.4.

2.12. Telecommunication Network Voltage (TNV) Circuit

A circuit in the equipment to which the accessible area of contact is limited and that is so designed and protected that, under normal operating and single fault conditions, the voltages do not exceed specified limiting values.

TNV circuit is considered to be a secondary circuit in the meaning of this standard.

TNV circuit are classified as TNV-1, TNV-2 and TNV-3 as defined in 2.13, 2.14, 2.15.

Note: The specified limiting values of voltage under normal operating and single fault conditions are in 3.1.2.1.

2.13. Telecommunication Network Voltage Circuit 1 (TNV-1)

A TNV circuit:

- Whose normal operating voltages do not exceed the limits for an SELV circuit under normal operating conditions;

- On which over voltages from telecommunication networks are possible.

2.14. Telecommunication Network Voltage Circuit 2 (TNV-2)

A TNV circuit:

- Whose normal operating voltages exceed the limits for an SELV circuit under normal operating conditions;

- Which is not subjected overvoltages from telecommunication networks.

2.15. Telecommunication Network Voltage Circuit 3 (TNV-3)

A TNV circuit:

- Whose normal operating voltages exceed the limits for an SELV circuit under normal operating conditions;

- On which overvoltages from telecommunication networks are possible.

2.16. Service Personnel

Persons having appropriate technical training and experience necessary to aware of hazards to which they are exposed in performing a task and of measures to minimize the danger to themselves or other persons.

2.17. Operator

Any person, other than service personnel.

The term operator in this standard is the same as the term user and the two can be interchanged.

2.18. User

See operator (2.17).

2.19. Class I Equipment

Equipment where protection against electric shock is achieved by:

- Using basic insulation, and also;

- Providing a means of connecting to the protective earthing conductor in the building wiring those conductive parts that are otherwise capable of assuming hazardous voltages if the basic insulation fails.

Note:

1. Class I equipment may have parts with double insulation or reinforced insulation, or parts operating in SELV circuit.

2. For equipment intended to use with a power supply cord, this provision includes a protective earthing conductor as a part of the cord.

2.20. Class II Equipment

Equipment in which protection against electric shock does not rely on basic insulation only, but in which additional safety precautions, such as double insulation or reinforced insulation, are provided, there being no reliance on either protective earthing or installation conditions.

Notes: Class II equipment may be one of the following types:

- Equipment having a durable and substantially continuous electrical enclosure of insulating material which envelops all conductive parts, with the exception of small parts, such as nameplates, screws and rivets, which are isolated from parts at hazardous voltage by insulation at least equivalent to reinforced insulation: such equipment is called insulation - encased class II equipment;

- Equipment having a substantially continuous metallic electrical enclosure, in which double or reinforced insulation is used throughout; such equipment is called metal - encased class II equipment;

- Equipment which is a combination of the above two type.

2.21. Operator Access Area

An area to which, under normal operating conditions, one of the following applies:

- Access can be gained without the use of a tool, or

- The means of access is deliberately provided to the operator, or

- The operator is instructed to enter regardless of whether or not a tool, is needed to gain access.

2.22. Service Access Area

An area, other than an operator access area, where it is necessary for service personnel to have access even with the equipment switched on.

2.23. Restricted Access Location

A location for equipment where both of the following dashed paragraphs apply:

- Access can only be gained by services personnel or by users who have been instructed about the reasons for the restrictions applied to the location and about any precautions that must be taken; and

- Access is through the use of a tool or lock and key, or other means of security, and is controlled by the authority responsible for the location.

3. Technical requirements

Telecommunication Terminal Equipment shall be so adequately designed and protected to meet requirements on electrical safety as following:

- Meet requirements for TNV circuit and provide protection against electric-shock;

- Provide protection of service personnel working on the telecommunication network and other users of the telecommunication network, from hazardous conditions on the telecommunication network resulting from the connection of the equipment;

- Provide protection of equipment users from voltages on the telecommunication network.

3.1. Telecommunication Network Voltage (TNV) circuits and electrical shock requirements

3.1.1. Interconnection of equipment

3.1.1.1. Types of interconnection circuits

Where equipment is intended to be electrically connected to fixed telephony network, interconnection circuit shall be one of the following types:

- An SELV circuit or a limited current circuit;

- A TNV-1, TNV-2 or TNV-3 circuit.

Interconnection circuits shall be selected to provide continued conformance with the requirements for SELV circuits and TNV circuits.

3.1.1.2. ELV circuit as interconnection circuits

Where additional equipment is specifically complementary to the host (first) equipment, ELV circuits are permitted between the equipment, provided that the equipment continue to meet the requirements of this standard when connected together.

3.1.1.3. Safety statements

The safety status (SELV circuit, TNV circuit, limited current circuit, ELV circuit and excessive voltage) of interconnection points for the connection of other equipment shall be stated in the manufacturer’s documentation supplied with the equipment.

3.1.2. TNV circuit requirements

3.1.2.1. Limits

In a single TNV circuit or interconnected TNV circuits, the voltage between any two conductors of the TNV circuit or circuits and between any one of such conductor and earth shall comply with the following:

(a) TNV-1 circuits

The voltage do not exceed the following:

- The limits of 42.4 V peak or 60 V DC. under normal operating conditions;

- The limits of figure 1 measured across a 5 kW ± 2% resistor in the event of a single failure of insulation or of a component (excluding components with double or reinforced insulation) within the equipment.

Note: In the even of a single insulation or component failure, the limit after 200 ms is the limit for a TNV-2 or TNV-3 circuit for normal operating conditions.

- For telephone ringing signals, voltages such that the signal complies with the criteria of annex D.

(b) TNV-2 and TNV-3 circuits

For voltages exceed the limits of 42.4 V peak or 60 V DC, but other than telephone ringing signals:

The voltage do not exceed the following:

- The limits of 70.7 V peak or 120 V DC under normal operating conditions;

- The limits of figure 1 in the event of a single failure of insulation or of a component (excluding components with double or reinforced insulation) within the equipment.

Figure 1: Maximum voltage of TNV circuit after a single fault

3.1.2.2. Separation from other circuits and from accessible parts

Separation of SELV CIRCUITS, TNV-1 CIRCUITS and accessible conductive parts from TNV-2 and TNV-3 CIRCUITS, shall be such that in the event of a single insulation fault, the limits specified in 3.1.2.1 for TNV-2 and TNV-3 circuits under normal operating condition are not exceeded on the SELV circuits, TNV-1 circuits and accessible conductive parts.

Notes:

- See also 3.2.3 and 3.3.

- Under normal conditions, the limits of A3.3.2 always apply to each SELV circuit and accessible conductive part.

- The limits of 3.1.2.1 always apply to each TNV circuit.

The separation requirements will be met if BASIC INSULATION is provided as indicated in table 1, which also shows where 3.3.1 applies; other solutions are not included.

Table 1: Separation from TNV circuits

Parts being separated

Separation

SELV circuit

or accessible
conductive part

TNV-1 circuit

TNV-2 circuit

TNV-3 circuit

3.3.1

Basic insulation

Basic insulation and 3.3.1

TNV-1 circuit

TNV-2 circuit

TNV-1 circuit

TNV-2 circuit

TNV-3 circuit

TNV-3 circuit

Basic insulation and 3.3.1

3.3.1

Basic insulation

TNV-1 circuit

TNV-2 circuit

TNV-3 circuit

TNV-1 circuit

TNV-2 circuit

TNV-3 circuit

Operational insulation

Operational insulation

Operational insulation

Basic insulation is not required provided that all the following conditions are met:

- The SELV circuit, TNV-1 circuit or accessible conductive part to the protective earthing terminal, and

- The insulation instructions specify that the protective earthing terminal shall have a permanent connection to earth, and

- The test of 3.1.2.3 is carried out if the TNV-2 or TNV-3 circuits is intended to receive, during normal operation, signal or power at a voltage in excess of the limit of 42.4 V peak or 60 V DC for an SELV circuit, generated externally and connected to the equipment (e.g. from a telecommunication network).

At the choice of the manufacturer, it is permitted to treat a TNV-1 circuit or TNV-2 circuit as a TNV-3 circuit. In this case the TNV-1 or TNV-2 circuit shall meet all the separation requirements for a TNV-3 circuit.

Compliance is checked by inspection and measurement and, where necessary, by simulation of failure of components and insulation such as are likely to occur in the equipment.

Notes: Where basic insulation is provided and 3.3.1 also applies to this insulation, the test voltage is in most cases higher than that for basic insulation.

3.1.2.3. Test of separation between TNV circuits and earthed SELV circuits

(a) Objective

To check the separation between TNV circuits and earthed SELV circuits. This test is carried out if specified in 3.1.2.2.

(b) Test method

A test generator specified by the manufacturer is used, representing the maximum normal operating voltage expected to be received from the external source. In the absence of such a specification, a test generator is used that provides 120 V ± 2 V AC. at 50 Hz or 60 Hz and has an internal impedance of 1200W ± 2%.

Note: The above test generator is not intended to represent the actual voltage on the telecommunication network but to stress the circuit of the equipment under test in a repeatable manner.

Figure 2: Test generator

The test generator is connected between the telecommunication network terminals of the equipment. One pole of the test generator is also connected to the earthing terminal of the equipment, see figure 2. The test voltage is applied for a maximum of 30 min. If it is clear that no further deterioration will take place, the test will terminated earlier.

The test is repeated after reversing the connections to the telecommunication network terminals of the equipment.

(c) Compliance criteria

During the test, the voltage between any two conductors and between any one such conductor and the equipment protective earthing terminal in SELV circuits, TNV circuits and accessible conductive parts, shall not exceed 42.4 V peak, or 60 V DC, under normal operating conditions.

3.1.2.4. Separation from hazardous voltages

Except as permitted in 3.1.2.5, TNV circuits shall be separated from circuits at hazardous voltage by one or both of the following methods:

- By double or reinforced insulation;

- By basic insulation, together with protective screening connected to the protective earthing terminal.

Compliance is checked by inspection and by measurement.

3.1.2.5. Connection of TNV circuits to other circuits

A TNV circuits is permitted to be connected to other circuits, provided that it is separated from any primary circuit (including the neutral) within equipment, except as permitted in A3.2.7.

Note: The limits of 3.1.2.1 always apply to TNV circuit.

If a TNV circuit is connected to one or more other circuits, the TNV circuits that part which complies with 3.1.2.1.

If a TNV circuit obtains its supply conductively from a secondary circuit is separated from a hazardous voltage circuit by:

- Double or reinforced insulation, or by

- The use of an earthed conductive screen that is separated from a hazardous voltage circuit by basic insulation, the TNV circuit shall be considered screen as being separated from a hazardous voltage circuit by the same method.

Compliance is checked by inspection, and by simulation of failures of components and insulation such as are likely to occur in the equipment.

3.1.3. Protection against contact with TNV circuits

Note: Accessibility of TNV circuits via other circuits is also restricted by

3.3.1. In some cases

3.1.3.1. Accessibility

Equipment shall be provided with adequate protection against contact with bare conductive TNV circuit (TNV-2 or TNV-3 in particular) parts that carry voltage which exceed 42.4 V peak or 60 V d.c., under normal operating conditions.

Exempt from this requirement are:

- Contacts of connectors which can not be touched by the test probe (annex E);

- Equipment intended for installation in a restricted access location;

- Bare conductive parts in the interior of a battery compartment that complies with 3.1.3.2;

- Bare conductive parts in service access areas.

3.1.3.2. Battery compartments

Access to bare conductive parts of TNV-2 and TNV-3 circuits within a dedicated battery compartment in the equipment is permitted if all of the following conditions are met:

- The compartment has a door that requires a deliberate technique to open, such as use of a tool or latching device;

- The TNV- 2 or TNV- 3 circuit is not accessible when the door is closed;

- There is a marking next to the door, or on the door if the door is secured to the equipment, with instructions for protection of the user once the door is opened.

3.2. Protection of telecommunication network service personnel, and users of other equipment connected to the network, from hazards in the equipment.

3.2.1. Protection from hazardous voltages

Circuitry intended to be directly connected to a telecommunication network shall comply with the requirements for an SELV circuit or a TNV circuit.

Compliance is checked by inspection and measurement.

3.2.2. Use of protective earthing

Protective earthing of class I equipment shall not rely on the telecommunication network.

Where protection of the telecommunication network relies on the protective earthing of the equipment, the equipment installation instructions and other relevant literature shall state that integrity of protective earthing must be ensured.

Compliance is checked by inspection.

3.2.3. Separation of the telecommunication network from earth

3.2.3.1. Requirements

Except as specified in 3.2.3.3, there shall be insulation between circuitry intended to be connected to a telecommunication network and any parts or circuitry that will be earthed in some applications, either within the equipment under test or via other equipment. Surge suppressors that bridge the insulation shall have a minimum DC sparkover voltage of 1.6 times the rated voltage or 1.6 times the upper voltage of the rated voltage range of the equipment. If left in place during electric strength testing of the insulation, they shall not be damaged.

Compliance is checked by inspection and by the following tests.

3.2.3.2. Test of separation of the telecommunication network from earth

(a) Objective

To check the separation of the telecommunication network from earth.

(b) Test method

Insulation is subjected to the electric strength test of 3.3.2.2. It is permitted to remove components that bridge the insulation, other than capacitors, during the electric strength testing. If this option is chosen, an additional test with a test circuit according to figure 3 is performed with all the components in place. The test is performed with a voltage equal to either the rated voltage, or to the upper voltage of the rated voltage range, of the equipment.

Figure 3: Test for separation between a telecommunication network and earth

(c) Compliance criteria: During these tests:

- There shall be no breakdown of insulation during electric strength testing, and

- Components bridging the insulation that are left in place during electric-strength testing shall not be damaged, and

- The current flowing in the test circuit of figure 3 shall not exceed 10 mA.

3.2.3.3. Exclusions

The requirements of 3.2.3.1 do not apply to:

- Permanently connected equipment or pluggable equipment type B; or

- Equipment that is intended to be installed by service personnel and has installation instructions that require the equipment to be connected to a socket -outlet with a protective earthing connection; or

- Equipment that has provision for a permanently connected protective earthing conductor and is provided with instructions for the installation of that conductor.

3.2.4. Leakage current to telecommunication network

3.2.4.1. Limits

The leakage current to a telecommunication network originating from a mains powered equipment shall not exceed the values in table A4.1 (for equipment intended to be connected to TT or TN power system) or in table A5.1 (for equipment intended to be connected to IT power system).

This requirement does not apply to equipment where the circuit to be connected to a telecommunication network is connected to an earthing terminal in the equipment.

Compliance is checked by the tests of 3.2.4.2 using the measuring instrument described in annex B, or any other circuit giving the same results, and preferably using an isolating supply transformer as shown.

3.2.4.2. Leakage current test

(a) Objective

To test the leakage current from equipment to telecommunication network.

(b) Test method

- For equipment having more than one circuit to be connected to a telecommunication network, the test is applied to only one example of each type of circuit.

- For single - phase equipment, the test circuit of figure 4 is used. The test is made in all the combinations of the normal and reverse polarity of the supply circuit (switch S1) and of the circuit to be connected to a telecommunication network (switch S2).

- For three - phase equipment, the test circuit of figure 5 is used. The test is made in the normal and reverse polarity of the circuit to be connected to a telecommunication network (switch S2).

Figure 4: Test circuit for leakage current to a telecommunication network (single-phase equipment)

Figure 5: Test circuit for leakage current to a telecommunication network (three - phase equipment)

- For class II equipment the dotted line shown in figure 4 and 5, if it exists, is not included in the test circuit.

 (c) Compliance criteria

The leakage current read in measuring instrument shall not exceed the values in table A4.1 (for equipment intended to be connected to TT or TN power system) or in table A5.1 (for equipment intended to be connected to IT power system).

Note: Measuring instrument is shown in annex B.

3.3. Protection of equipment users from overvoltage on telecommunication network

3.3.1. Separation requirements

Equipment shall provide adequate electrical separation between a TNV-1 circuit or TNV-3 circuit and certain parts of the equipment. These parts are:

(a) Unearthed conductive parts and non - conductive of the equipment expected to be held or touched during normal use, e.g. a telephone handset or a keyboard;

(b) Parts or circuitry that can be touched by the test finger (annex E), except contacts of connectors that cannot be touched by the test probe (annex E);

(c) Circuitry which is provided for connection of other equipment. This applies whether or not this circuitry is accessible. It does not apply to circuitry intended to be connected to another equipment that is itself in compliance with 3.3.

These requirements do not apply where circuit analysis and equipment investigation indicate that safety is provided by other means, for example between two circuits each of which has a permanent connection to protective earth.

Compliance is checked by the tests of 3.3.2.

3.3.2. Test procedure

Compliance with 3.3.1 is checked by the test of either 3.3.2.1 or 3.3.2.2.

As an alternative to testing the complete equipment, it is permitted to apply the test to a component (for example a signal transformer) which is clearly intended to provide the separation required, in such case, the component shall not be bypassed by other components, mounting devices or wiring, unless these components or wiring also meet the separation requirements of 3.3.1.

The choice of the tests:

- Between those of 3.3.2.1 or 3.3.2.2, and

- Between testing the complete equipment or a component

Is specified by the manufacturer.

Test circuit shown in figure 6 is applied for the test of 3.3.2.1 and 3.3.2.2.

For the test, all conductor intended to be connected to the telecommunication network (see figure 6), including any conductors required by the telecommunication network authority to be connected to earth. Similarly, all conductors intended to be connected to other equipment are connected together in case (c).

Non - conductive parts are tested with metal foil in contact with the surface. Where adhesive metal foil is used, the adhesive shall be conductive.

Figure 6: Application points of test voltage

3.3.2.1. Impulse test

(a) Objective:

To test the withstanding of the electrical separation between TNV circuit and parts of the equipment against voltage impulses.

(b) Test method

The electrical separation is subjected to ten impulses of alternating polarity (see figure 6), using the impulse test generator of annex C. The interval between successive impulses 60 s and the initial voltage, Uc, is:

- In case (a) of 3.3.1 : 2.5 kV;

- In case (b) and (c): 1.5 kV.

Note: The value of 2.5 kV for case (a) has been chosen primarily to ensure the adequacy of the insulation concerned and it does not necessary simulate likely voltage.

(c) Compliance criteria

- During the test there shall be no breakdown of insulation. Insulation breakdown is considered to have occurred when the current which flows as a result of the application of the test voltage rapidly increases in an uncontrolled manner, i.e. the insulation does not restrict the flow of current.

- If a surge suppressor operates (or sparkover occurs within a gas discharge tube) during the test:

+ In case (a) of 3.3.1 such operation represents a failure;

+ In cases (b) and (c) such operation is permitted.

Damage to insulation may be checked by an insulation resistance test. The test voltage is 500 V d.c. or, where surge suppressors are present, a d.c. voltage that is 10% less than the surge suppressor operating or striking voltage. The insulation resistance shall not be less than 2 MΩ. Disconnection of surge suppressors is permitted while insulation is being measured.

Note: Alternatively, surge suppressor operation or breakdown through insulation may be judged from the shape of an oscillogram.

3.3.2.2. Electric strength test

(a) Objective

To check the electric strength of the insulation between TNV circuits and parts of the equipment.

(b) Test method

The electrical separation is subjected for 60 s to a substantially sinusoidal voltage having a frequency of 50 Hz or 60 Hz, or to a DC voltage equal to the peak value of the prescribed AC voltage.

The AC test voltage is:

- In case (a) of 3.3.1: 1.5 kV;

- In cases (b) and (c): 1.0 kV.

The voltage is gradually raised from zero to the prescribed voltage and then held at that value for 60 s.

Note: Where there are capacitors across the insulation under test, it is recommended that d.c. test voltages are used.

In cases (b) and (c), it is permitted to remove surge suppressors, provided that such devices pass the impulse test of 3.3.2.1 for cases b) and c) when tested as components outside the equipment..

(c) Compliance criteria

- During the test there shall be no breakdown of insulation. Insulation breakdown is considered to have occurred when the current which flows as a result of the application of the test voltage rapidly increases in an uncontrolled manner, i.e. the insulation does not restrict the flow of current.

- If a surge suppressor operates (or sparkover occurs within a gas discharge tube) during the test:

+ In case a) of 3.3.1 such operation represents a failure;

+ In cases b) and c) such operation (by any surge suppressor left in place) represents a failure.

Note: Alternatively, surge suppressor operation or breakdown through insulation may be judged from the shape of an oscillogram.

3.4. General conditions for tests

3.4.1. The requirements and tests detailed in this standard shall be applied only if safety is involved. If it is evident from the design and construction of the equipment that a particular test is not applicable, the test shall not be made.

In order to establish whether or not safety is involved, the circuits and construction shall be carefully investigated to take into account the consequences of possible failures.

3.4.2 Except where otherwise stated, the tests specified in this standard are type tests.

3.4.3. The sample or samples under test shall be representative of the equipment the user would receive.

As an alternative to carrying out the tests on the complete equipment, tests may be carried out separately on circuits, components or sub - assemblies outside the equipment, provided that inspection of the requirement and circuit arrangements ensures that such testing indicate that the assembled equipment would conform to the requirements of the standard. If any such test indicates a likelihood of non - conformance in the complete equipment, the test shall be repeated in the equipment.

If a test specified in this standard could be destructive, it is permitted to use a model to represent the condition to be evaluated.

Notes:

1) The tests should be carried out in the following order:

- Component or material pre - selection;

- Component or sub - assembly bench tests:

- Tests where the equipment is not energized;

- Live tests:

+ Under normal operating conditions;

+ Under abnormal operating conditions:

+ Involving like destruction.

2) It is recommended that all parties concerned jointly consider the test programme, the test samples and the test sequence.

3.4.4. Except where specific test conditions are stated elsewhere in the standard and where it is clear that there is a significant impact on the results of the test, the tests shall be carried out under the most unfavorable combination within the manufacturer’s operating specifications of the following parameters:

- Supply voltage,

- Supply frequency,

- Physical location of equipment and position of movable parts,

- Operating mode,

- Adjustment of thermostats, regulating devices or similar controls in operator access areas, which are:

+ Adjustable without the use of a tool, or

+ Adjustable using a means, such as a key or a tool, deliberately provided for the operator.

3.4.5. In determining the most unfavorable supply voltage for a test, the following variables shall be taken into account:

- Multiple rated voltages,

- Extremes of rated voltage ranges,

- Tolerance on rated voltage as declared by the manufacturer.

If no tolerance is declared by the manufacturer, it shall be taken as +6% and -10%. If the rated voltage is 230 V single phase or 400 V three phase, the tolerance shall not be less than +10% and -10%.

When testing equipment designed for d.c. only, the possible influence of polarity shall be taken into account.

3.4.6. In determining the most unfavorable supply frequency for a test, different rated frequency within the rated frequency range shall be taken into account (e.g. 50 Hz and 60 Hz) but consideration of the tolerance on a rated frequency (e.g. 50 Hz ± 0,5 Hz) is not normally necessary.

3.4.7. Where a maximum temperature (Tmax) or a maximum temperature rise (∆Tmax) is specified for compliance with tests. It is based on the assumption that the room ambient air temperature will be 250C when the equipment is operating. However, the manufacturer may specify a higher ambient air temperature.

It is not necessary to maintain the ambient temperature (Tamb) at a specific-value during tests, but it shall be monitored and recorded.

Temperatures measured on the equipment shall conform with one of the following conditions, all temperatures being in °C:

If Tmax is specified:                (T - Tamb) ≤ (Tmax - Tmra)

If DTmax is specified:              (T - Tamb) ≤ (Tmax + 25 - Tmra)

where

T - the temperature of the given part measured under the prescribed test conditions, and

Tmra - the maximum room ambient temperature permitted by the manufacturer’s specification or 25°C, whichever is greater.

During the test, the room ambient temperature should not exceed Tmra unless agreed by all parties involved.

3.4.8. Unless a particular method is specified, the temperatures of windings shall be determined either by the thermocouple method or by the resistance method. The temperatures of parts other than windings shall be determined by the thermocouple method. Any other suitable method of temperature measurement which does not noticeably influence in the thermal balance and which achieves an accuracy sufficient to show compliance is also permitted. The choice of and position of temperature sensors shall be made so that they have minimum effect on the temperature of the part under test.

3.4.9. In determining of die input current, and where other test results could be affected, the following variables shall be considered and adjusted to give the most unfavorable results:

- Loads due to optional features, offered or provided by the manufacturer for inclusion in or with the equipment under test;

- Loads due to other units of equipment intended by the manufacturer to draw power from the equipment under test;

- Loads which could be connected to any standard supply outlets in operator access areas on the equipment.

It is permitted to use artificial loads to simulate such loads during testing.

3.4.10. For the electrical requirements of this standard, conductive liquids shall be treated as conductive parts.

3.4.11. Electrical measuring instruments shall have adequate bandwidth to provide accurate readings, taking into account all components (dc, mains supply frequency, high frequency and harmonic content) of the parameter being measured. If the r.m.s, value is being measured, care shall be taken that measuring instruments give true r.m.s readings of non-sinusoidal waveforms as well as sinusoidal waveforms.

3.4.12. Where it is required to apply simulated faults or abnormal operating conditions, these shall be applied in turn and one at a time. Faults which are the direct consequence of the deliberate fault or abnormal operating condition are considered to be part of that deliberate fault or abnormal operating condition.

The equipment, circuit diagrams and component specifications are examined to determine those fault conditions that might reasonably be expected to occur. Examples include:

- Short circuits and open circuits of semiconductor devices and capacitors;

- Faults causing continuous dissipation in resistors designed for intermittent dissipation;

- Internal faults in integrated circuits causing excessive dissipation;

- Failure of basic insulation between current-carrying parts of the primary circuit and

+ Accessible conductive parts,

+ Earthed conductive screens,

+ Parts of SELV circuits,

+ Parts of limited current circuits.

3.4.13. Where the standard specifies a voltage between a conductive part and earth, all of the following earthed parts are considered:

- The protective earthing terminal (if any); and

- Any other conductive part required to be connected to protective earth; and

- Any conductive part that is earthed within the equipment for functional reasons.

Parts that will be earthed in the application by connection to other equipment, but are unearthed (floating) in the equipment as tested, shall be connected to earth at the point by which the highest voltage is obtained. Voltage drop in the protective earthing conductor of the power supply cord, or in an earthed conductor in other external wiring, is not included in the measurements.

3.4.14. Where the standard specifies basic or supplementary insulation, the use of a better grade of insulation is permitted. Similarly, where the standard requires material of a particular flammability class, the use of a better material is permitted.

 

ANNEX A

(Informative)

REQUIREMENTS ON ELECTRICAL SAFETY FOR STAND – ALONE EQUIPMENT

A1. General requirements

A.1.1 Equipment design and construction

Equipment shall be so designed and constructed that, under all conditions of normal use and under a likely fault condition, it protects against risk of personal injury from electric shock and other hazards, and against serious fire originating in the equipment, within the meaning of this standard.

Where the equipment involves technologies and material or methods of construction not specifically covered, the equipment shall provide a level of safety not less than that generally afforded by this standard.

A1.2. User information

Sufficient information shall be provided the concerning any condition necessary to ensure that, when used as prescribed by the manufacturer, the equipment will not present a hazard.

A 1.3. Classification of equipment

Equipment is classified according to its protection from electric shock as:

- Class I, or

- Class II, or

- Class III.

Note: Equipment containing ELV circuits or parts at hazardous voltage is Class I or Class II. There are not requirements in this standard from protection against electric shock for Class III equipment.

A2. Power interface

A2.1. Input current

The steady state input current of the equipment shall not exceed the rated current by more than 10% under normal load.

A2.2. Voltage limit of hand-held equipment

The rated voltage of hand- held equipment shall not exceed 250 V.

A2.3. Neutral conductor

The neutral conductor, if any, shall be insulated from earth and the body throughout the equipment as if it were a phase conductor. Components connected between neural and earth shall be rated for a working voltage equal to the phase - to - neutral voltage.

A2.4. Components in equipment for IT power systems

For equipment to be connected to IT power systems, component connected between phase and earth shall be capable of withstanding the stress due to a working voltage equal to the phase - to - phase voltage. However, capacitors intended to be operated in such applications and complying with one of the following standard are permitted if they are rated for the applicable phase- to-neutral voltage.

- IEC 384-14:1981; or

- IEC 384-14:1993, subclause Y1, Y2 or Y4.

Notes: The above capacitors are endurance tested at 1.7 times at the rated voltage of the capacitor.

A2.5. Mains supply tolerance

Equipment intended to operated from the mains supply shall be designed for a minimum supply tolerance of +6% and -10%. If the rated voltage is 230 V single phase or 400 V three phase, the equipment shall operate safety within a minimum supply tolerance of +10% and -10%.

A3. Protection from hazards

A3.1. Protection from electric shock and energy hazards

A3.1.1. Access to energized parts

This standard specifies requirements for protection against electric shock from energized parts based on the principle that the operator is permitted to have access to:

- Bare parts of SELV circuits;

- Bare parts of limited current circuits;

- TNV circuits under the conditions specified in 3.1.3.

Access to other energized parts and wiring, and to their insulation, is restricted as specified in A3.1.2 and A3.1.3.

Additional requirements are specified in A3.1.4 and A3.1.5.

A3.1.2. Protection in operator access areas

The equipment shall be so constructed that in operator access areas there is adequate protection against contact with:

- Bare parts of ELV circuits or bare parts at hazardous voltages;

- Parts of ELV circuits or parts at hazardous voltages protected only by lacquer, enamel, ordinary paper, cotton, oxide film, beads or sealing compounds other than self - hardening resin;

- Operational or basic insulation of parts or wiring in ELV circuits or at hazardous voltages, except as permitted in A3.1.3;

- Unearthed conductive parts separated from ELV circuits or from parts at hazardous voltages by operational or basic insulation only.

This requirement applies for all positions of the equipment when it is wired and operated as in normal use.

Protection shall be achieved by insulation or guarding or by the use of interlocks.

A3.1.3. Access to internal wiring

A3.1.3.1. ELV circuit

It is permitted that the insulation of internal wiring in an ELV circuit is accessible to an operator, provided that the wiring:

a) Does not need to be handle by the operator;

b) Is routed and fixed so as not to touch unearthed accessible conductive parts;

c) Has distance through insulation not less than given in table A3.1;

Table A3.1: Distance through insulation of internal wiring

Working voltage

(in case of failure of basic insulation)

Minimum distance through insulation

V peak or d.c.

V r.m.s (sinusoidal)

mm

over 71, up to 350

over 350

over 50, up to 250

over 250

0.17

0.31

d) Meets the requirements for supplementary insulation.

Where wiring in an ELV circuit does not meet both conditions a) and b), the insulation shall meet the full requirements for supplementary insulation and shall pass the electric strength test in 3.3.2.2.

A3.1.3.2. Hazardous voltage circuits

The insulation of internal wiring at hazardous voltage that is operator-accessible, or that is not routed and fixed to prevent it from touching unearthed accessible conductive parts, shall meet the requirements for double and reinforced insulation.

A3.1.4. Protection in service access areas and restricted access locations

A3.1.4.1. Protection in service access areas

In a service access area, the following requirements apply:

- Bare parts operating at hazardous voltages shall be so located or guarded that unintentional contact with such parts is unlikely during servicing operations involving other parts of the equipment.

- No requirement is specified regarding contact with ELV circuits or with TNV circuits.

- In deciding whether or not unintentional contact with bare parts would be likely, account shall be taken of the way service personnel need to gain access past, or near to, the bare parts in order to service other parts.

- Bare parts that involve an energy hazard (see A3.1.5) shall be so located or guarded that unintentional bridging by conductive materials that might be present is unlikely during service operations involving other parts of the equipment.

Any guards for compliance with this subclause shall be easily removable and replaceable if removal is necessary for servicing.

A3.1.4.2. Protection in restricted access locations

For equipment to be installed in a restricted access location, the requirements for operator access areas apply except as permitted in 3.1.3 and in the following two requirements:

- If a secondary circuit at a hazardous voltage is used to supply a ringing signal generator that complies with 3.1.2.1 b), contact with bare parts of the circuit is permitted with the test finger (annex E). However, such parts shall be so located or guarded that unintentional contact is unlikely. In deciding whether or not unintentional contacted would be likely, account shall be taken of the need to gain access past, or near to, the bare parts at hazardous voltage.

- Bare parts that involve an energy hazard (see A3.1.5) parts shall be so located or guarded that unintentional bridging by conductive materials that might be present is unlikely.

A3.1.5. Energy hazards in operator access areas

There shall be no energy hazard in operator access areas.

A3.1.6. Clearances behind earthed or unearthed conductive enclosures shall not be reduced to a level that would result in energy hazard arising during the relevant tests to which the test is applicable.

A3.1.7. Shafts of operating knobs, handles, levers and the like shall not be connected to a circuit at hazardous voltage nor to an ELV circuit.

A3.1.8. Conductive handles, levers, control knobs and the like which are manually moved in normal use and which are earthed only through a pivot or bearing shall be either:

- Separated from hazardous voltage within the component or elsewhere by creepage distances and clearances of double or reinforced insulation, or

- Covered by supplementary insulation over accessible parts.

A3.1.9. Conductive casings of capacitors operating in ELV circuits or circuits at hazardous voltages shall not be connected to unearthed conductive parts in operator access areas and shall be separated from these parts by supplementary insulation or earthed metal.

A3.1.10. Equipment shall be so designed that at an external point of disconnection of the mains supply, there is no risk of electric shock from stored charge on capacitors connected to the main circuit.

A3.2. Insulation

A3.2.1. Methods for insulation

Electrical insulation shall be achieved by provision one of the following, or a combination of the two:

- Solid or laminated insulating materials having adequate thickness and adequate creepage distances over their surface;

- Adequate clearance through the air.

A3.2.2. Properties of insulating materials

The choice and application of insulation materials shall take into account the needs for electrical, thermal and mechanical strength, frequency of working voltage, and the working environment (temperature, pressure, humidity and pollution).

Neither natural rubber nor materials containing asbestos shall be used as insulation.

A3.2.3. Requirements for insulation

Insulation in equipment shall comply with the heating requirements in working condition and, except where A3.1.3 applies, with:

- The electric strength requirements, and

- The creepage distance, clearance and distance through insulation.

A3.2.4. Insulation parameters

For the purpose of determining the test voltages, creepage distances, clearances and distance through insulation for a given piece of insulation, two parameters shall be considers:

- Application (see A3.2.5);

- Working voltage (see A3.2.6).

A3.2.5. Categories of insulation

Insulation shall be considered to be operational, basic, supplementary, reinforced or double insulation.

The application of insulation in many common situations is described in table A3.2 and illustrated in figure A3.1. In certain cases, insulation may be bridged by a conductive path, e.g. where A3.2.7, A3.3.5, A3.4.6 or 3.1.2.5 applies, provided that the level of safety is maintained.

For double insulation it is permitted to interchange the basic and supplementary elements. Where double insulation is used, ELV circuits or unearthed conductive parts are permitted between the basic insulation and the supplementary insulation provided that the overall level of insulation is maintained.

Table A3.2: Examples of application of insulation

Grade of insulation

Insulation

Key to figure A3.1

between:

and:

1. Operational

SELV circuit

- Earthed conductive parts

OP1

- Double - insulated conductive part

OP2

- Another SELV circuit

OP1

ELV circuit

- Earthed conductive parts

OP3

- Earthed SELV circuit

OP3

- Basic - insulated conductive part

OP4

- Another ELV circuit

OP1

Earthed hazardous voltage secondary circuit

- Another earthed hazardous voltage secondary circuit

OP5

TNV circuit

- Earthed conductive parts

 

- Earthed SELV circuit

 

- Another TNV circuit of the same classification

OP1

OP6

Series/ parallel sections of a transformer winding

 

 

2. Basic

Primary circuit

- Earthed or unearthed hazardous voltage secondary circuit

B1

- Earthed conductive parts

B2

- Earthed SELV circuit

B2

- Basic - insulated conductive part

B3

- ELV circuit

B3

Earthed or unearthed hazardous voltage secondary circuit

- Unearthed hazardous voltage secondary circuit

B4

- Earthed conductive parts

B5

- Earthed SELV circuit

B5

- Basic - insulated conductive part

B6

- ELV circuit

B6

TNV circuit

- Double - insulated conductive part

B7

- Unearthed SELV circuit

B7

- Earthed conductive parts

B8

- Earthed SELV circuit

B8

3. Supplementary

Basic-insulated conductive part or ELV circuit

- Double- insulated conductive part

S1

- Unearthed SELV circuit

S1

TNV circuit

- Basic - insulated conductive part

S2

- ELV circuit

S2

4. Supplementary or reinforced

Unearthed hazardous voltage secondary circuit

- Double- insulated conductive part

S/R

- Unearthed SELV circuit

S/R

- TNV circuit

S/R

5. Reinforced

Primary circuit

- Double- insulated conductive part

R1

- Unearthed SELV circuit

R1

- TNV circuit

R2

Earthed hazardous voltage secondary circuit

- Double - insulated conductive part

R3

- Unearthed SELV circuit

R3

- TNV circuit

R4

 

OP - Operational            R - Reinforced

S - Supplementary         B - Basic

Figure A3.1: Examples of application of insulation

A3.2.6. Determination of working voltage

For the purposes of determining working voltage the rules of A3.2.6.1, and, where relevant, those of A3.2.6.2, A3.2.6.3, A3.2.6.4 and A3.2.6.5 shall be applied.

Note: Working voltage in switch mode power supplies are best determined h\ measurement.

A3.2.6.1. General rules

Where the working voltage between a primary circuit and either a secondary circuit or earth is to be determined, the value of the rated voltage or the maximum value of the rated voltage range shall be used.

Unearthed accessible conductive parts shall be assumed to be earthed.

Where a transformer winding or other part is floating, i.e., not connected to a circuit which establishes its potential relative to earth, it shall be assumed to be earthed at the point by which the highest working is obtained.

Where double insulation is used, the working voltage across the basic insulation shall be determined by imagining a short circuit across the supplementary insulation, and vice versa. For insulation between transformer windings, the short circuit shall be assumed to take place at the point by which the highest working voltage is produced in the other insulation.

For insulation between two transformer windings, the highest voltage between any two points in the two windings shall be used, taking into account external voltages to which the windings may be connected.

For insulation between a transformer winding and another part, the highest voltage between any point on the winding and other part shall be used.

A3.2.6.2. Clearances in primary circuits

For a working voltage to be used in determining clearances for primary circuits:

- For DC voltages, the peak value of any superimposed ripple shall be included;

- Non- repetitive transients (due, for example, to atmospheric disturbances) shall be disregarded;

Note: It is assumed that any such transient in a secondary circuit will not exceed the transient rating of the primary circuit.

- The voltage of any ELV circuit, SELV circuit, or TNV circuit shall be regarded as zero;

- For repetitive peak voltages exceeding the peak values of the mains supply voltage, the maximum repetitive peak value shall be used.

A3.2.6.3. Clearances in secondary circuits

For a working voltage to be used in determining clearances for secondary circuits:

- For DC voltages, the peak value of any superimposed ripple shall be included;

- For non - sinusoidal waveforms, the peak value shall be used.

A3.2.6.4. Creepage distances

For a working voltage to be used in determining creepage distances:

- The actual r.m.s or DC value shall be used;

- If the DC value is used, any superimposed ripple shall be ignored;

- Short - term conditions (e.g. in cadenced ringing signals in TNV circuits) shall be disregarded.

A3.2.6.5. Electric strength tests

For a working voltage to be used in determining the electric strength test voltages of 3.3.2.2, DC values shall be used for DC voltage and peak values for other voltages.

A3.2.7. Double or reinforced insulation bridged by components

A3.2.7.1. Bridging capacitors

It is permitted to bridge double or reinforced insulation by:

- A single capacitor complying with IEC 384-14:1993, subclause Y1; or

- Two capacitors in series, each complying with IEC 384-14:1981, class U or Y; or IEC384-14:1993, class Y2 or Y4.

Where two capacitor are used in series, they shall each be rated for the total working voltage across the pair and shall have the same nominal capacitance value.

A3.2.7.2. Bridging resistors

It is permitted to bridge double or reinforced insulation by two resistors in series. They shall have the same nominal resistance value.

A3.2.7.3. Accessible parts

Where accessible conductive parts or circuits are separated from other parts by double or reinforced insulation that is bridged by components in accordance with A3.2.7.1 and A3.2.7.2, the accessible parts shall comply with the requirements in A3.4. These requirements shall apply after electric strength testing of the insulation has been carried out.

A3.3. SELV circuits

A3.3.1. General requirements

SELV circuit shall exhibit voltages safe to touch both under normal operating conditions and after a single fault, such as breakdown of a layer of basic insulation or failure of a single component.

If an SELV circuit is intended to be connected to a telecommunication network, consideration shall be given both to normal operating voltages generated internally in the equipment and to those generated externally, including ringing signals. Each potential rises and included voltages from power lines and from electric traction lines, that may received from telecommunication network, shall not be considered.

A3.3.2. Voltages under normal conditions

In a single SELV circuit or in interconnected SELV circuits, the voltage between any two conductors of the SELV circuit or circuits and, for class I equipment, between any one such conductor and the equipment protective earthing terminal, shall not exceed 42.4 V peak, or 60 V DC, under normal operating conditions.

Note: A circuit that meets the above requirements but that is subject to overvoltages from a telecommunication network is a TNV-1 circuit.

A3.3.3. Voltages under fault conditions

Except as permitted in 3.1.2.2, in the event of a single failure of basic or supplementary insulation, or of a component (excluding components with double or reinforced insulation), the voltages in an SELV circuit shall not exceed 42.4 V peak, or 60 V DC, for longer than 0.2 s. Moreover, a limit of 71 V peak, or 120 V DC, shall not be exceeded.

Except as permitted in A3.3.5, one of the methods specified in A3.3.3.1, A3.3.3.2 or A3.3.3.3 shall be used.

In a single circuit (e.g. transformer - rectifier circuit), it is permitted for some parts to comply with all of the requirements for SELV circuits and to be operator accessible, while other parts of the same circuit do not comply with all the requirements for SELV circuits and are therefore not permitted to be operator -accessible.

Note:

- Different parts of the same SELV circuit may be protected by different methods, for example:

+ Method 2 within power transformer feeding bridge rectifier;

+ Method 1 for the AC secondary circuit;

+ Method 3 at the output of the bridge rectifier.

- For normal conditions the SELV circuit voltage limit is the same for an SELV circuit; an SELV circuit may be regarded as an ELV circuit with additional protection under fault conditions.

A3.3.3.1. Separation by double or reinforced insulation (method 1)

Where an SELV circuit is separated from other circuit by double or reinforced insulation only, one of the following construction shall be employed:

- Provide permanent separation by barriers;

- Provide insulation of all adjacent wiring involved that is rated for the highest working voltage present;

- Provide insulation on either the wiring of the SELV circuit or that of the other circuits that meets the insulation requirements for supplementary or reinforced insulation, as appropriate, for the highest working voltage present;

- Provide an additional layer of insulation, where required, over either the wiring of the SELV circuit;

- Provide two separated transformers in tandem, where one transformer provides basic insulation and the other transformer provides supplementary insulation;

- Use any other means providing equivalent insulation.

A3.3.3.2. Separation by earthed screen (method 2)

Where SELV circuits are separated from parts at hazardous voltage by an earthed screen or other earthed conductive parts, the parts at hazardous voltage shall be separated from the earthed parts by at least basic insulation. The earthed parts shall comply with A3.5.

A3.3.3.3. Protection by earthing of the SELV circuit (method 3)

Parts of SELV circuits by earthing shall be connected to the protective earthing terminal in such a way that the requirements of A3.3.3 are met by relative circuit impedances or by the operation of a protective device or both. They shall also be separated from parts of other non - SELV circuits by at least basic insulation. The SELV circuit shall be have adequate fault current carrying capacity to ensure operation of the protective device, if any, and to ensure that the fault current path to earth will not open.

A3.3.4. Additional constructional requirements

The equipment shall also be constructed as follows:

- Ring - tongue and similar terminations shall be prevented from any pivoting that would reduce creepage distances and clearances between SELV circuits and parts at hazardous voltage below specified minimum values;

- In multiway plugs and sockets, and wherever shorting could otherwise occur, means shall be provided to prevent contact between SELV circuits and parts at hazardous voltage by loosening of a terminal or breaking of a wire at a termination;

- Uninsulated parts at hazardous voltage shall be so located or guarded as to avoid accidental shorting to SELV circuits, for example by tools or test probes used by service personnel;

- SELV circuits shall not use connectors compatible with those specified in IEC83 or IEC320.

A3.3.5. Connection of SELV circuits to other circuits

SELV circuits are permitted to be supplied from or connected to other circuits provided that all of the following conditions are met:

- Except as permitted by A3.2.7 and A3.4.6, the SELV circuit is separated by at least basic insulation from any primary circuit (including the neutral) within the equipment;

- SELV circuit meets the limits of A3.3.2 under normal operating conditions;

- Except as specified in 3.1.2.2, the SELV circuit meets the limits of A3.3.3 in the event of a single failure of any component or insulation of the secondary circuit to which it is connected.

If an SELV circuit is connected to one or more other circuits, the SELV circuit is that part which complies with the requirements of the A3.3.2 and A3.3.3.

Where an SELV obtains its supply conductively from a secondary circuit which is separated from a hazardous voltage circuit by:

- Double insulation or reinforced insulation, or by

- The use of an earthed conductive screen that is separated from a hazardous voltage circuit by basic insulation,

the SELV circuit shall be considered as being separated from the primary circuit or other hazardous voltage circuit by the same method.

A3.4. Limited current circuits

A3.4.1. Limited current circuits shall be so designed that the limits specified in A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 and A3.4.5 are not exceed under normal operating conditions and in the event of breakdown of any basic insulation or a single component failure, together with any faults which are the direct consequence of such breakdown or failure.

Except as permitted in A3.4.6, segregation of parts of limited current circuits from other circuits shall be as described in A3.3 for SELV circuits.

A3.4.2. For frequencies not exceeding 1 kHz, the steady-state current drawn through a non-inductive resistor of 2000 Ω connected between any two parts of limited current circuit, or between any such part and the equipment protective earthing terminal, shall not exceed 0.7 mA peak AC, or 2 mA DC. For frequencies above 1 kHz, the limit of 0.7 mA is multiplied by the value of the frequency in kilohertz but shall not exceed 70 mA peak.

A3.4.3. For parts not exceeding 450 V peak or DC, the circuit capacitance shall not exceed 0.1 μF.

A3.4.4. For parts exceeding 450 V peak or DC, but not exceeding 15000 V peak or DC, the available stored charge shall not exceed 45 μC.

A3.4.5. For parts exceeding 15000 V peak or DC, the available energy shall not exceed 350 mJ.

A3.4.6. Limited current circuits are permitted to be supplied from or connected to other circuits, provided that the following conditions are met:

- The limited current circuit meets the limits of A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 and A3.4.5 under normal operating conditions;

- The limited current circuit continues to meet the limits of A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 and A3.4.5 in the event of a single failure of any component or insulation in the limited current circuit, or of any component or insulation in the other circuit to which it is connected.

If a limited current circuit is connected to one or more other circuits, the limited current circuit is that part which complies with the requirements of A3.4.1.

A3.5. Provisions for earthing

A3.5.1. Class I equipment

Accessible conductive parts of class I equipment which might assume a hazardous voltage in the event of single insulation fault shall be reliably connected to a protective earthing terminal within equipment.

In service access areas, where conductive parts such as motor frames, electronic chassis, etc, might assume a hazardous voltage in the event of a single insulation fault, either these conductive parts shall be connected to the protective earthing terminal or, if this is impossible or impracticable, a suitable warning label shall indicate to service personnel that such parts are not earthed and should be checked for hazardous voltage before being touched.

This requirement does not apply to accessible conductive parts that are separated from parts at hazardous voltage by:

- Earthed metal parts, or

- Solid insulation or an air gap, or a combination of the two, meeting the requirements for double or reinforced insulation.

A3.5.2. Class II equipment shall have no provision for protective earthing except that it may provided with a means for maintaining the continuity of protective earthing circuits to other equipment in a system. Such a means shall be separated from parts at hazardous voltage by double or reinforced insulation.

If class II equipment has an earth connection for functional purposes, the functional earth circuit shall be separated from parts at hazardous voltage by double or reinforced insulation.

A3.5.3. Protective earthing conductors shall not contain switches or fuses.

A3.5.4. If a system comprises class I equipment and class II equipment, interconnection of the equipment shall be such that earthing connection is assured for class I equipment regardless of the arrangement of equipment in the system.

A3.5.5. Protective earthing conductors are permitted to be bare or insulated. If used, insulation shall be green/ yellow except in the following two cases:

- For earthing braids, the insulation shall be either green/yellow or transparent;

- For internal protective conductors in assemblies such as ribbon cables, busbars, flexible printed wiring, etc., any color is permitted provided that no misinterpretation of the use of the conductor is likely arise.

A3.5.6. Protective earth connections shall be such that disconnection of a protective earth at one assembly does not break the protective earthing connection to other assemblies, unless hazardous voltages are removed from other assemblies at the same time.

A3.5.7. Protective earthing connections shall make earlier and break later than the supply connections in each of the following:

- The connector of an operator- removable part that has a protective earthing connection;

- A plug on a power supply cord;

- An appliance couple.

A3.5.8. Protective earthing connections shall be so designed that they do not have to be disconnected for servicing other than for the removal of the part which they protect unless hazardous voltage is removed from part at the same time. A3.5.9. Protective earthing terminals for fixed supply conductors or for non-detachable power supply cords shall comply with the requirements for wiring terminals for external primary power supply conductor.

The clamping means, if any, of such terminals shall prevent accidental loosening of the conductor. In general, the designs commonly used for current-carrying terminals, other than some terminals of the pillar type, provide sufficient resilience to comply with the latter requirement; for other designs, special provisions, such as the use of an adequately resilient part which is not likely to be removed inadvertently, shall be used.

A3.5.10. Corrosion resistance

Conductive parts in contact at protective earth connections shall be subject to significant corrosion due electro - chemical action in any working, storage or transport environment conditions as specified in the manufacturer’s instructions.

The protective earthing terminal shall be resistant to significant corrosion. Corrosion resistance can be achieved by a suitable plating or coating process.

A3.5.11. Resistance of protective earthing conductors

The resistance of the connection between the protective earthing terminal or earthing contact and parts required to be earthed shall not exceed 0.1 Ω.

A3.6. Disconnection from primary power

A disconnect device shall be provided to disconnect the equipment from the supply for servicing.

A3.7. Safety interlock

Safety interlock shall be provided where operator access involves areas normally presenting hazards.

A4. Earth leakage current

A4.1. General

Equipment intended to be connected to TT or TN power systems shall comply with the requirements in A4.2 to A4.5. Equipment intended to be connected directly to IT power systems shall comply with the requirements in A5.

A4.2. Requirements

Equipment shall not have earth leakage current in excess of the values in table A4.1 when measured as defined A4.3 or A4.4.

Table A4.1: Maximum earth leakage current

Class

Type of equipment

Maximum leakage current, mA

II

All

0.25

I

Hand-held

0.75

I

Movable (other than hand-held)

3.5

I

Stationary, pluggable type A

3.5

I

Stationary, permanently connected or pluggable type B

 

 

- Not subject to the conditions in A4.5

3.5

 

- Subject to the conditions in A4.5

5% of input current

Systems of interconnected equipment with individual connections to primary power shall have each piece of equipment tested separately. Systems of interconnection equipment with one common connation to primary power shall be treated as a single piece of equipment.

Equipment designed for multiple (redundant) supplies shall be tested with only one supply connected. If it is clear from a study of the circuit diagrams of class I permanently connected equipment or pluggable equipment type B that the earth leakage current will exceed 3.5 mA, but will not exceed 5% of input current, the test need not be made.

If it is inconvenient to test equipment at the most unfavorable supply voltage, it is permitted to test at any available voltage within the rated voltage range or within the tolerance of rated voltage, and then calculate the results.

A4.3. Single - phase equipment

Single - phase equipment intended for operation between one phase conductor and neutral is tested using the circuit of figure A4.1 with the selector switch of the positions 1 and 2.

For each position of the selector switch, any switches within the equipment controlling primary power and likely to be operated in normal use are opened and closed in all possible combinations.

None of the current values shall exceed the relevant limit specified in table A4.1.

Figure A4.1: Test circuit for earth leakage current on single-phase equipment

A4.4. Three-phase equipment

Three-phase equipment and equipment intended for operation between two phase conductors are tested using the circuit of figure A4.2. During the test, any switches within the equipment controlling primary power and likely to be operated in normal use are opened and closed in all possible combinations.

Any components used for EMI suppression and connected between phase and earth are disconnected one at a time; for this purpose groups of components in parallel connected through a single connection are treated as single components.

Note: Where filters are normally encapsulated, it may be necessary to provide an uncapsulated unit for this test or to simulate the filter network.

Each time a line to earth component is disconnected, the sequence of switch operations is repeated.

None of the current values shall exceed the relevant limit specified in table A4.1.

Figure A4.2: Test circuit for earth leakage current on three-phase equipment

A4.5. Equipment with earth leakage exceeding 3.5 mA

Class I stationary equipment that is permanently connected equipment, or that is pluggable equipment type B, with an earth leakage current exceeding 3.5 mA shall be subject to the following conditions:

- The leakage current shall not exceed 5% of the output current per phase. Where the load is unbalanced the largest of the three-phase currents shall be used for this calculation. If necessary, the tests in A4.3 and A4.4 shall be used but with a measuring instrument of negligible impedance;

- The cross - sectional area of the internal protective earthing conductor shall be not less than that of the power conductor, with a minimum of 1.0 mm2, in the path of high leakage current;

- A label bearing the following warning, or similar wording, shall be affixed adjacent to the equipment primary power connection:

“HIGH LEAKAGE CURRENT EARTH
CONNECTION ESSENTIAL BEFORE CONNECTING SUPPLY”

A5. Earth leakage current for equipment intended to be connected directly to IT power systems

A5.1. General

This annex provisionally covers the requirements for equipment to be connected directly to IT power systems. Equipment which meets these requirements will also meet the requirements, specified in A4, for connection to TT or TN power systems.

Note: On an IT power system, the current which flows through the equipment safety earth conductor when it is correctly connected may be higher than for TT or TN power systems. The test procedures in this annex will, under the adopted conditions, determine the leakage current which could flow through a person in the event of accidental breakage of the equipment safety earth conductor.

A5.2. Requirements

Equipment shall not have earth leakage current in excess of the value in tabie A4.1 when measured as defined in clauses A5.3 or A5.4.

Table A5.1: Maximum earth leakage current for equipment connected to IT power system

Class

Type of equipment

Maximum leakage current, mA

II

I

I

I

I

All

Hand - held

Movable (other than hand- held)

Stationary, pluggable type A

Stationary, permanently connected or pluggable type B

- Not subject to the conditions in clause A5.5

- Subject to the condition in clause A5.5

0.25

0.75

3.5

3.5

 

3.5

5% of input current

Systems of interconnected equipment with individual connection to primary power shall have each piece of equipment tested separately. Systems of interconnected equipment with one common connection to primary power shall be treated as a single piece of equipment.

Equipment designed for multiple (redundant) supplies shall be tested with only one supply connected.

If it is clear from a study of the circuit diagrams of class I permanently connected equipment or pluggable equipment type B that the earth leakage current will exceed 3.5 mA, but will not exceed 5% of input current, the test need not be made.

If it is inconvenient to test equipment at the most unfavorable supply voltage, it is permitted to test at any available voltage within the rated voltage range or within the tolerance of rated voltage, and then calculate the results.

A5.3. Single - phase equipment

A5.3.1. Single - phase equipment intended for operation between one phase conductor and neutral is tested using the circuit of figure A5.1 with the selector switch of the positions 1, 2 and 3.

A5.3.2. For each position of the selector switch, any switches within the equipment controlling primary power and likely to be operated in normal use are opened and closed in all possible combinations.

None of the current values shall exceed the relevant limit specified in table A5.1.

Figure A5.1: Test circuit for earth leakage current on single-phase equipment for connection to IT power systems

A5.4. Three - phase equipment

A5.4.1. Three phase equipment and equipment intended for operation between two phase conductors are tested under the following conditions, using the circuit of figure A5.2, with the selector switch of the positions 1, 2, 3 and 4.

A5.4.2. For each position of the selector switch, any switches within the equipment controlling primary power and likely to be operated in normal use are opened and closed in all possible combinations.

A5.4.3. In test of A5.4.2, Any components used for EMI suppression and connected between phase and earth are disconnected one at a time; for this purpose groups of components in parallel connected through a single connection are treated as single components.

Each time a line to earth component is disconnected, the full sequence of A5.4.2 is repeated.

Note: Where filters are normally encapsulated, it may be necessary to provide an uncapsulated unit for this test or to simulate the filter network.

None of the current values shall exceed the relevant limit specified in table A5.1.

Figure A5.2: Test circuit for earth leakage current on three-phase equipment for connection to IT power systems

A5.5. Equipment with earth leakage exceeding 3.5 mA

Class I stationary equipment that is permanently connected equipment, or that is pluggable equipment type B, with an earth leakage current exceeding 3.5 mA shall be subject to the following conditions:

- The leakage current shall not exceed 5% of the input current per phase. Where the load is unbalanced the largest of the three-phase currents shall be used for this calculation. If necessary, the tests in A4.3 and A4.4 shall be used but with a measuring instrument of negligible impedance;

- The cross - sectional area of the internal protective earthing conductor shall be not less than that of the power conductor, with a minimum of 1.0 mm2, in the path of high leakage current;

- A label bearing the following warning, or similar wording, shall be affixed adjacent to the equipment primary power connection:

“HIGH LEAKAGE CURRENT
EARTH CONNECTION ESSENTIAL BEFORE CONNECTING SUPPLY”

 

ANNEX B

(Informative)

MEASURING INSTRUMENT FOR LEAKAGE CURRENT TESTS

Measuring instrument for leakage current tests (earth leakage current and leakage current to telecommunication network) has the circuit diagram as following:

Figure B: Measuring instrument in leakage current test

True r.m.s reading:

- Uncertainty: ≤ 2%

- Input resistance: ≥ 1 MΩ

- Input capacitance: ≥ 200 μF

- Frequency range: 15 Hz to 1 MHz

Weighted leakage current = (A)

 

ANNEX C

(Informative)

IMPULSE TEST GENERATOR

The circuit in figure C, using the component values in table C, is used to generate impulses, the C1, capacitor being charged initially to a voltage Uc.

The impulse test circuit for the 10/700 ms is that specified in ITU-T Recommendation K.17 to simulate lightning interference in telecommunication network.

The impulse test circuit for the 1.2/50 ms is that specified in ITU-T Recommendation K.21 to simulate transients in power distribution systems.

Note: Extreme care is necessary when using these generators due to the high electric charge stored in the capacitor C1.

Figure C: Impulse generating circuit

Table C: Component values for impulse generating circuits

Test impulse

C1

R1

R2

C2

R3

10/700 μs

20 μF

50 Ω

15 Ω

0.2 μF

25 Ω

1.2/50 μs

1 μF

76 Ω

13 Ω

33 μF

25 Ω

 

ANNEX D

(Informative)

CRITERIA FOR TELEPHONE RINGING SIGNALS

D2. Introduction

The two alternative methods described in this annex reflect satisfactory experience in different parts of the world. Method A is typical of analogue telephone networks in Europe, and Method B of those in North America. The two methods result in standards of electrical safety which are broadly equivalent.

D2. Method A

This method requires that the currents ITS1, and ITS2 flowing through a 5 kΩ resistor, between any two conductors or between one conductor and earth do not exceed the limits specified, as follows:

a. ITS1, the effective current determined from the calculated or measured current for any single active ringing period t1 (as defined in figure D1), does not exceed:

- For cadenced ringing (t1 < ∞), the current given by the curve of figure D1 at t1, or

- For continuous ringing (t1 = ∞), 16 mA or 20 mA where cadenced ringing becomes continuous as a consequence of a single fault;

where ITS1, in mA, is as given by:

                                                         (t1 ≤ 600 ms)

                   (600 ms < t1 < 1200 ms)

                                                        (t1 ≥ 1200 ms)

where:

Ip is the peak current, in mA;

Ipp is the peak - to - peak current, in mA;

t1 is expressed in ms.

b. ITS2 the average current for repeated bursts of a cadenced ringing signal calculated for one ringing cadence cycle t2 (as defined in figure D1), does not exceed 16 mA r.m.s, where in mA, is as given by:

where:

ITS1 in mA, is as given by a);

Idc is the DC. current in mA flowing through the 5 kΩ resistor during the non - active period of the cadence cycle;

t1 and t2 are expressed in ms.

t1 is:

- The duration of a single ringing period, where the ringing is active for the whole of the single ringing period;

- The sum of the active periods of ringing within the single ringing period, where the single ringing period contains two or more discrete active periods of ringing, as in the example shown, for which t1 = t1a + t1b.

t2 is duration of one complete cadence cycle.

Figure D1: Definition of ringing period and cadence cycle

D3. Method B

This method is based on USA, CFR47 (“FCC Rules”) part 68, sub-part with additional requirements that apply under fault conditions. It requires that a ringing source shall meet the requirements of D3.1, D3.2 and D3.3.

D3.1. Ringing signal

D3.1.1. The ringing signal shall use only frequencies whose fundamental component is equal to or less than 70 Hz.

D3.1.2. The ringing voltage shall be less than 300 V peak - to- peak and less than 200 V peak - to- earth, measured across a resistance of at least 1 MΩ.

D3.1.3. The ringing voltage shall be interrupted to create quiet intervals of at least 1 s duration separated by no more than 5 s. During the quiet intervals, the voltage to earth shall not exceed 56.5 V.

D3.2. Tripping device and monitoring voltage

D3.2.1. Conditions for use of tripping device or monitoring voltage

A ringing signal circuit shall include a tripping device as specified in D3.2.2, or provide a monitoring voltage as specified in D3.2.3, or both, depending on the current through a specified resistance connected between the ringing source and earth, as follows:

- If current through a 500 Ω resistance does not exceed 100 mA peak - to -peak, neither a tripping device nor a monitoring voltage is required;

- If the current through a 1500 Ω resistance exceeds 100 mA peak - to - peak, a tripping device shall be included. If the tripping device meets the trip criteria specified in D2 with R = 500 Ω, no monitoring voltage is required. If, however, the tripping device only meets the trip criteria with R = 1500 Ω, a monitoring voltage shall also be provided;

- If the current through a 500 Ω exceeds 100 mA peak- to- peak, but the current through a 1500 Ω resistor does not exceed this value, either:

+ A tripping device shall be provided, meeting the trip criteria specified in figure D2 with R = 500 Ω, or

+ A monitoring voltage shall be provided.

Notes

- t is measured from the time of connection of the resistor R to the circuit.

- The sloping part of the curve is defined as I =

Figure D2: Ringing voltage trip criteria

D3.2.2. Tripping

A series current-sensitive tripping device in the ring lead which will trip ringing as specified in figure D2.

D3.2.3. Monitoring voltage

A voltage to earth on the tip or ring conductor with a magnitude of at least 19 V peak, but not exceeding 56.5 V DC, whenever the ringing voltage is not present (idle state).

D3.3. Fault conditions

The ringing source shall meet the requirements of D3.1 and D3.2.

D3.3.1. The current through a 5 kW resistor shall not exceed 20 mA r.m.s when it is connected between:

- Any two conductors;

- Any one conductor and earth.

D3.3.2. The current shall not exceed 500 mA r.m.s when connections are made as follows:

- The output conductor are connected together, or

- Any conductor is connected to earth.

 

ANNEX E

(Informative)

TOOLS TO BE USED IN TESTS

Figure E1: Test probe

Tolerances on dimensions without specific tolerances:

For 14 and 37° angles:                                       ±15’

On radii:                                    ± 0,1mm

On linear dimensions:

+ Up to 15 mm:                         0 or -0.1 mm

+ Over 15 mm and up to 25 mm:                         ± 0.1 mm

+ Over 25 mm:                           ± 0.3 mm

Material of finger: for example heated - treated steel

Figure E2: Test finger

 

ANNEX F

(Informative)

NON-RADIO TELECOMMUNICATION TERMINAL EQUIPMENT INCLUDED IN THE SCOPE OF THE STANDARD

F1. Examples of equipment which is within the scope of this standard are

- Telephone sets;

- Video telephone sets;

- Facsimile equipment;

- Modems;

- PABXs;

- Equipment which has combination of functions of the above...

F2. Requirements

No.

Technical requirements

Compliance

Reference

1

Requirements for TNV circuit and protection against electric shock

 

 

 

- Requirements for interconnection circuits

Check

3.1.1

 

- Requirements for TNV circuits

 

 

 

+ Limits of TNV circuits

Check

3.1.2.1

 

+ Separation of TNV circuits from other circuits and unearthed accessible parts

Test of 3.1.2.3

3.1.2.2

 

+ Separation from hazardous voltage

Inspection

3.1.2.4

 

+ Connection of TNV circuits to other circuits

Inspection

3.1.2.5

 

- Protection from contact with TNV circuits

Check

3.1.3

2

Protection of telecommunication network service personnel, and users of other equipment connected to the network

 

 

 

- Protection from hazardous voltage

Inspection, measurement

3.2.1

 

- Protective earthing

Inspection

3.2.2

 

- Separation of TNV circuits from earth

Inspection, test

3.2.3

 

- Leakage current to telecommunication network

Measurement

3.2.4

3

Protection of equipment users from overvoltage on telecommunication network

Test

3.3

 

ANNEX G

(Informative)

CROSS - REFERENCE TABLE TO THE ORIGINAL STANDARDS

TCN 68-190: 2000

EN41003 (*)

EN60950 (**)

Title

1

1

 

Scope

2

3

 

Definition

3

4

 

Technical requirements

3.1

4.1,4.2,4.3

2.10, 6.2

Telecommunication network voltage (TNV) circuits and electric shock

3.2

4.4

6.3

Protection of telecommunication network service personnel, and users of other equipment connected to the network, from hazards in the equipment

3.3

4.5

6.4

Protection of equipment users from overvoltage on telecommunication network

3.4

 

1.4

General conditions for tests

Annex A

 

 

Requirements on electrical safety for stand- alone equipment

A.1

 

1.3

General requirements

A.2

 

1.6

Power interface

A.3

 

2

Protection from hazards

A.4

 

5.2

Earth leakage current

A.5

 

Annex G

Earth leakage current for equipment intended to be connected directly to IT power systems

Annex B

 

Annex D

Measuring instrument for leakage current tests

Annex C

 

Annex N

Impulse test generator

Annex D

 

Annex M

Criteria for telephone ringing signals

Annex E

 

 

Tools used in tests

(*) EN 41003 (1996)

(**) EN 60950 (amd.11, 1997)

 

REFERENCES

[9] EN 60950:1992, Specification for Safety of Information Technology Equipment, including Electrical Business Equipment, 1992

[10] EN 41003:1997, Particular Safety Requirements for Equipment to be connected to Telecommunications Networks, 1997

[11] ITU-T Recommendation K.51 (Draft Edition), Safety Criteria for Telecommunication Equipment, 1999.

[12] ETSI Technical Report ETR 012, Terminal Equipment (TE) – Safety categories and protection levels at various interfaces for telecommunication equipment in customer premises, 1992

[13] TCVN 3256:1979 , An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa, 1979

[14] TCVN 3144:1979 , Các sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu kỹ thuật

[15] TCVN 5556:1991 , Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật, 1991

[16] TCVN 5699-1:1998 , An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung, 1998.