Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6006:1995 về Nồi hơi - Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa (năm 1995) (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: TCVN 6006:1995
- Loại văn bản: TCVN/QCVN
- Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Ngày ban hành: 30-11--0001
- Ngày có hiệu lực: 30-11--0001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-1970
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày (0 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-1970
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TCVN 6006 - 1995
NỒI HƠI
YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA
TCVN 6006 - 1995 thay thế cho chương VIII, IX, X, XIV của QPVN 23-81.
TCVN 6006 - 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Thiết bị áp lực biên soạn , Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa cho các nồi hơi thuộc phạm vi áp dụng TCVN 6004 - 1 995.
1.2. Người lắp đặt, sửa chữa nồi hơi phải là người có tư cách pháp nhân, được phép của cấp có thẩm quyền theo qui định.
1.3. Việc lắp đặt, sửa chữa, sử dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nồi hơi, khi lắp đặt sửa chữa phải tuân thủ thiết kế công nghệ lắp đặt hay sửa chữa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Yêu cầu về nhà đặt nồi hơi và vị trí lắp đặt
2.1. Nhà đặt nồi hơi phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan để người sử dụng, vận hành thuận lợi khi quan sát thao tác, xử lý sự cố, sửa chữa, vệ sinh và phải đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn này.
2.2. Nồi hơi cố định phải đặt trong các nhà riêng
Được phép đặt nồi ngoài trời nếu nồi hơi được thiết kế, chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế đó.
2.3. Cấm làm trần và các phòng làm việc phía trên nồi hơi trừ những nồi hơi được quy định tại điều 4.5 của tiêu chuẩn này.
2.4. Được phép đặt trong nhà xưởng những nồi hơi có thông số sau
a) nồi hơi trực lưu có công suất hơi định mức dưới 2t/h;
b) các nồi hơi thỏa mãn chỉ số (t-100) V<1>00.
trong đó:
t - nhiệt độ hơi bão hòa ứng với áp suất làm việc, oC
V - thể tích toàn bộ của nồi, m 3.
2.5. Được phép lắp đặt trên tầng, dưới gầm nhà ở và các nhà có tính chất công cộng khác những nồi hơi có công suất hơi không quá 50kg/h, áp suất làm việc lớn nhất không quá 2kg/cm2 với điều kiện phải có tường ngăn cách an toàn.
2.6. Cấm làm việc và đặt những máy móc, thiết bị khác trong nhà nồi hơi nếu việc đó không có quan hệ trực tiếp đến vận hành và sửa chữa nồi hơi.
Cho phép đặt trong nhà nồi hơi những động cơ hơi nước, máy bơm, máy nổ dự phòng với điều kiện không gây trở ngại cho việc vận hành nồi hơi.
2.7. Cho phép bố trí các buồng phục vụ, sinh hoạt cho những người quản lý, vận hành nồi hơi, xưởng cơ khí sửa chữa nồi hơi trong nhà đặt nồi hơi với điều kiện phải có tường ngăn bảo đảm điều kiện làm việc bình thường cho những người ở đó.
2.8. Nền thấp nhất của nhà nồi hơi phải cao hơn sàn và mặt nền xung quanh. Cấm tạo hố trong nhà đặt nồi hơi. Trong các trường hợp đặc biệt do yêu cầu của công nghệ để đặt các thiết bị nghiền, cụm chi tiết của mạng tải nhiệt v.v... có thể cho phép tạo hố nhưng phải theo thiết kế đã được duyệt hoặc được cấp có thẩm quyền duyệt.
2.9. Cửa ra vào của nhà đặt nồi hơi phải được mở ra phía ngoài. Các cửa của các công trình phụ trợ vào nhà đặt nồi hơi phải gắn lò so tự đóng và mở về phía nhà đặt nồi hơi.
3. Yêu cầu về chiếu sáng
3.1. Nhà đặt nồi hơi phải đủ ánh sáng về ban ngày cũng như về ban đêm. Những chỗ do điều kiện kỹ thuật không thể thực hiện chiếu sáng tự nhiên thì thực hiện chiếu sáng nhân tạo. Tiêu chuẩn về chiếu sáng không được thấp hơn tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng nơi làm việc và các công trình công nghiệp.
3.2. Phải bố trí hệ thống chiếu sáng dự phòng cho những vị trí sau:
a) tủ hoặc trung tâm điều khiển;
b) mặt trước và lối đi giữa các nồi hơi, phía sau và phía trên nồi hơi;
c) thiết bị đo lường, đo mức nước;
d) buồng thải tro xỉ;
e) buồng đặt quạt gió, quạt khói;
h) buồng đặt các bể chứa và thiết bị khử khí;
i) thiết bị xử lý nước, cấp nước;
k) các sàn và cầu thang;
n) buồng đặt bơm.
3.3. Thiết bị chiếu sáng chính và dự phòng, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn về điện hiện hành.
4. Vị trí nồi hơi và các thiết bị phụ trợ
4.1. Độ cao từ sàn làm việc đến mép dưới của cửa cho than các nồi hơi đốt thủ công không quá 0,7m.
Khoảng cách từ mặt trước của nồi hơi đến phần nhô ra của buồng đốt đặt đối diện với nó không được nhỏ hơn trị số sau đây:
a) 1m đối với các nồi hơi dùng nhiên liệu lỏng và khí;
b) 2m đối và các nồi hơi có buồng đốt than cơ khí hóa;
c) Đối với các nồi hơi có công suất hơi không lớn hơn 2t/h, khoảng cách này có thế cho phép đến - 2m trong các trường hợp cụ thể sau:
- Đối với nồi đốt nhiên liệu rắn bằng phương pháp thủ công có chiều dài thao tác không quá 1 m;
- không cần phải thao tác buồng đốt từ mặt trước.
d) Các trường hợp khác khoảng cách này không được nhỏ hơn 3m.
4.2. Ở mặt trước của nồi hơi được phép lắp đặt các thiết bị phụ trợ và bảng điều khiển với điều kiện chiều rộng lối đi lại giữa chúng không nhỏ hơn 1 ,5m và không cản trở cho việc thao tác, vận hành nồi hơi.
4.3. Đối với các nồi hơi cần thao tác ở hai bên sườn (trang than, thổi bụi, vệ sinh mương khói, .ba long, ống góp, v.v...) thì khoảng cách này.phải đủ rộng, không gây trở ngại cho việc thao tác và không cho phép nhỏ hơn:
a) 1,5m đối vớt nồi hơi có công suất hơi đến 4t/h;
b) 2,0m đối và nồi hơi có công suất hơi trên 4t/h.
4.4. Đối với các nồi hơi không cần phải thao tác ở hai bên sườn thì chiều rộng các lối qua lại giữa các nồi hơi với nhau hay giữa nồi hơi với tường sau của nhà đặt nồi hơi phải không nhỏ hơn 1m. Chiều rộng lối qua lại giữa các phần nhô ra riêng biệt của bộ phận được bảo ôn, hoặc giữa các phần nhô này với phần nhô của nhà đặt nồi hơi (giá đỡ, cột chống, thang, sàn...) phải không nhỏ hơn 0,7m.
4.5. Cửa ra vào nhà đặt nồi hơi phải có chiều cao không nhỏ hơn 2m.
Trường hợp không phải qua lại chỗ ba lông, bộ hâm nước, thì chiều cao từ chúng tới bộ phận thấp nhất phía trên không được nhỏ hơn 0,7m.
5. Yêu cầu sàn thao tác - cầu thang thao tác
5.1. Trong nhà đặt nồi hơi phải làm những cầu thang và sàn thao tác cố định có tay vịn và lan can vững chắc bằng vật liệu không cháy. Lan can cao không dưới 0,8m, phía dưới lan can là thành kín cao ít nhất = 1100mm. Các sàn và cầu thang qua lại phải có lan can ở cả hai bên. Sàn có chiều dài lớn hơn 5m phải có ít thất 2 cầu thang đặt ở hai đầu sàn.
5.2. Cấm làm sàn và bậc cầu thang bằng một thanh kim loại tròn nhẵn hoặc tấm kim loại mặt nhẵn.
Các kích thước cơ bản của thang như sau
a) chiều rộng của cầu thang không nhỏ hơn 600mm;
b) chiều cao giữa hai bậc không lớn hơn 20mm;
c) chiều rộng của mỗi bậc không nhỏ hơn 80mm.
Cầu thang có chiều cao lớn phải làm sàn nghỉ. Khoảng cách giữa các sàn nghỉ không lớn hơn 4m.
Cầu thang cao hơn 1,5m phải có độ dốc không quá 50o
5.4. Chiều rộng của sàn thao tác các thiết bị phụ trợ, đo kiểm không được nhỏ hơn 800mm, còn chiều rộng của các sàn ở các chỗ khác không được nhỏ hơn 600mm.
Trên mặt sàn hoặc các bậc thang phải có khoảng trống cao ít nhất 2m.
5.5. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ sàn thao tác đến mức trung bình của thiết bị đo mức nước không được nhỏ hơn 1 m và không lớn hơn 1 ,5m.
6. Hệ thống cấp nhiên liệu - thải tro xỉ
6.1. Nồi hơi có công suất từ 4t/h trở lên sử dụng nhiên liệu rắn (trừ củi) phải cơ giới hóa việc cấp nhiên liệu và thải tro xỉ. Khi lượng tro xỉ thải ra lớn hơn 150kg/h trở lên đối với một nồi hơi thì cũng phải cơ giới hóa khâu thải tro xỉ, cho dù công suất lò hơi dưới 4t/h.
6.2. Khi thải xỉ thủ công, các phễu xỉ phải được trang bị thiết bị phun tưới nước.
Trường hợp tưới trong xe goòng thì dưới phễu thải phải có buồng được ngăn cách để đặt xe goòng trước khi xả tro xỉ. Buồng phải có cửa đóng kín và có lỗ kính quan sát, hệ thống thông gió và chiếu sáng.
Việc điều khiển tấm chắn của phễu xỉ và thiết bị tưới nước phải được tiến hành từ phía bên ngoài buồng.
Trên điểm cao nhất của xe goòng phải có khoảng trống không nhỏ hơn 0,5m, chiều rộng (tính từ điểm nhô ra nhất của xe goòng) không nhỏ hơn 0,7m. Các kích thước này được quy định đối với toàn bộ đoạn đường dịch chuyển của xe goòng.
6.3. Đối với các nồi hơi sử dụng than bùn hoặc các phế thải từ công nghiệp chế biến gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào) hoặc trấu phải trang bị phễu nạp thủ công có nắp đậy và đáy có thể đóng mở bằng tay.
6.4. Các bể và thùng chứa nhiên liệu lỏng hay khí phải để ngoài nhà nồi hơi.
Trường hợp đặc biệt, cho phép đặt thùng, bể chứa không quá 0,5 tấn nhiên liệu lỏng hay khí hóa lỏng trong nhà nồi hơi.
Kho chứa nhiên liệu lỏng phải có tường ngăn và trần làm bằng vật liệu không cháy và có cửa riêng đi ra ngoài. Các bể và thùng phải đặt ống xả có van và thiết bị khống chế tràn dầu.
6.5. Các ống dẫn nhiên liệu lỏng, khí phải được bố trí đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, phục vụ nồi hơi và an toàn phòng chống cháy nổ. Trên đường ống dẫn phải lắp các van khóa để ngừng cấp nhiên liệu khi có sự cố hoặc cháy.
6.6. Cấm đặt các thùng, bể chứa nhiên liệu lỏng, khí phía trên nồi hơi. Các thùng, bể chứa phải có các thiết bị báo mức môi chất chứa bên trong. Cấm dùng ống bằng thủy tinh để đo mức nhiên liệu lỏng trong bể và thùng.
6.7. Phải có các phương tiện phòng chống cháy, nổ nhiên liệu phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định phòng chống cháy hiện hành.
6.8. Đối với các nồi hơi được lắp đặt ở khu vực đông dân cư, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường hiện hành.
7. Yêu cầu về sử dụng - sửa chữa
7.1. Tất Cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước trước khi đưa vào sử dụng phải được khám nghiệm kỹ thuật, đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo đúng qui định hiện hành.
7.2. Hồ sơ đăng ký, xin cấp giấy phép sử dụng gồm:
a) lý lịch theo đúng qui định của tiêu chuẩn TCVN 6004 - 1995;
b) các tài liệu xuất xưởng hoặc chuyển giao kèm theo;
c) bản vẽ nhà đặt nồi hơi: mặt chiếu bằng, mặt cắt dọc;
d) bản vẽ kết cấu nồi hơi và các kích thước chủ yếu;
e) văn bản xin cấp giấy phép.
Và các văn bản khác theo quy định của tiêu chuẩn này.
7.3. Những nồi hơi sau khi cải tạo (hoán cải), lắp đặt ở vị trí mới hoặc đổi chủ sở hữu trước khi đưa vào sử dụng cũng phải được đăng ký, cấp giấy phép lại.
7.4. Chủ sở hữu nồi hơi phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
a) giao trách nhiệm bằng văn bản cho người sử dụng nồi hơi;
b) huấn luyện định kỳ về an toàn cũng như cung cấp cho người sử dụng các tài liệu có liên quan đến sử dụng an toàn nồi hơi;
c) bố trí người vận hành, phục vụ nồi hơi và tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định hiện hành;
d) tổ chức kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn cho người sử dụng;
e) xây dựng chế độ kiểm tra tình trạng kim loại của các chi tiết làm việc ở nhiệt độ từ 450oC trở lên;
h) đảm bảo thực hiện khám nghiệm kỹ thuật đúng thời hạn qui định
7.5. Trong nhà đặt nồi hơi phải có đồng hồ và phương tiện thông tin liên lạc giữa người sử dụng nồi hơi với các hộ tiêu thụ hơi và với chủ sở hữu nồi hơi.
7.6. Người không có nhiệm vụ liên quan đến việc vận hành nồi hơi không được phép vào nhà đặt nồi hơi.
7.7. Người sử dụng (quản lý) nồi hơi phải bảo đảm
a) bảo quản nồi hơi phù hợp với những yêu cầu quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi trong suốt quá trình hoạt động;
b) tiến hành sửa chữa nồi hơi theo đúng lịch, đưa nồi hơi vào khám nghiệm theo đúng thời hạn qui định;
c) khắc phục kịp thời những hư hỏng trong quá trình vận hành;
d) hướng dẫn, huấn luyện cho những người thuộc quyền quy trình vận hành an toàn và định kỳ sát hạch;
e) kiểm tra việc chấp hành quy trình, tiêu chuẩn an toàn của những ngươi thuộc quyền
7.8. Trách nhiệm của ngươi vận hành nồi hơi
Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của nồi hơi bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường và an toàn của nồi hơi.
7.9. Việc vận hành nồi hơi chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn vận hành nồi hơi bởi các trường lớp có đủ tư cách theo qui định của cấp có thẩm quyền.
Cấm bố trí lao động nữ trực tiếp đốt nồi hơi.
7.10. Khi chuyển sang vận hành nồi hơi kiểu khác, sử dụng nhiên liệu khác, người vận hành phải được huấn luyện, sát hạch và cấp chứng chỉ lại đúng với loại nồi hơi và loại nhiên liệu sử dụng cho nồi hơi đó.
7.11. Cấm phân công người vận hành nồi hơi làm những công việc không liên quan đến công việc của họ trong lúc nồi hơi đang hoạt động. Người vận hành không được phép làm các công việc không liên quan tới chức trách hoặc tự ý rời vị trí làm việc.
7.12. Cứ ít nhất 12 tháng một lần, chủ sở hữu nồi hơi phải tổ chức kiểm tra sát hạch người vận hành, nồi hơi.
Những trường hợp sau đây phải tổ chức huấn luyện sát hạch ngoài định kỳ:
a) khi tiếp nhận người vận hành từ cơ sở khác chuyển đến;
b) khi gặp trường hợp được quy định tại điều 7-10 của tiêu chuẩn này;
c) theo quyết định của chủ sở hữu hoặc khi có yêu cầu của Thanh tra nồi hơi
Hội đồng kiểm tra, sát hạch do chủ sở hữu quyết định , khi cần thiết Thanh tra nồi hơi sẽ giám sát quá trình kiểm tra, sát hạch.
7.13. Trường hợp người vận hành không làm đúng ngành nghề từ 12 tháng trở lên ngoài việc phải kiểm tra, sát hạch lại lý thuyết còn phải sát hạch thực tế để hoàn chỉnh tay nghề theo quy định cụ thể của chủ sở hữu nồi hơi .
7.14. Cho phép để nồi hơi hoạt động không cần có người theo dõi phục vụ thường xuyên nếu nồi hơi được trang bị hệ thống tự động, hệ thống tín hiệu, bảo vệ đảm bảo chế độ làm việc bình thường, khắc phục được sự cố hoặc tự động ngừng nồi hơi khi chế độ làm việc của nồi hơi bị trục trặc có thể dẫn tới sự cố.
7.1.5. Trong quá trình vận hành, phải thực hiện đúng chế độ kiểm tra các thiết bị đo kiểm, hệ thống bảo vệ tự động, các thiết bị phụ trợ và bơm cấp theo qui định của tiêu chuẩn. TCVN 6007 - 1995.
8. Tổ chức sửa chữa nồi hơi
8.1. Chủ sở hữu phải đảm bảo sửa chữa nồi hơi đúng kỳ hạn quy định. Việc sửa chữa phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ được xây dựng từ trước khi tiến hành sửa chữa
8.2. Mỗi nồi hơi phải có sổ sửa chữa, ghi chép đầy đủ những số liệu về vật liệu sử dụng, vật liệu hàn, người hàn, chế độ vệ sinh, rửa nồi hơi, sơ đồ thay ống, đinh tán, mối núc ống với ba lông,... trong
Sổ sửa chữa phải ghi kết quả khám xét nồi hơi trước khi vệ sinh, chiều dầy của lớp cáu cặn, bùn, tro xỉ và tất cả các khuyết tật được phát hiện trước và trong quá trình sửa chữa.
8.3. Những công việc sửa chữa dẫn tới phải khám nghiệm bất thường cũng phải ghi vào sổ sửa chữa và lý lịch nồi hơi.
8.4. Trước khi tiến hành các công việc sửa chữa bên trong ba lông, hộp lửa hoặc ống góp của nồi hơi có đấu chung đường ống dẫn (hơi nước, nước cấp, xả, hệ thống ống tuần hoàn v.v...) với các nồi hơi khác đang hoạt động phải tiến hành các biện pháp ngắt hoặc cách ly các môi chất dẫn tới vị trí đó bằng van khóa hoặc nút bịt, bích kín.
Cho phép cách ly các nồi hơi có áp suất làm việc trên 40 kg/cm 2 bằng hai van, ở giữa hai van này có ống xả ra khí quyển với đường kính trong không nhỏ hơn 32mm. Trường hợp này bộ phận chuyển động của van phải khóa lại, chìa khóa do người chủ sở hữu hay người được giao quản lý nồi hơi giữ. Việc chui vào nồi hơi hoặc mở các van cái chỉ được phép thực hiện theo phiếu thao tác do người quản lý nồi hơi ký.
8.5. Chiều dày của các nút bịt, bích kín để cách ly phải được tính toán trên cơ sở tính sức bền và phải có đầu thò để dễ nhận biết. Trong trường hợp này tấm gioăng đệm (nếu có) không cần phải có đầu thò.
8.6. Chỉ cho phép làm việc trong đường khói sau khi đã thông gió và bảo vệ chắc chắn, không cho khói từ các nồi hơi đang vận hành lọt vào.
8.7. Đèn điện dùng để làm việc trong nồi hơi và các đường khói phải là đèn có điện áp không quá 12v .
9. Yêu cầu về chế độ nước cấp - nước nồi
9.1. Chế độ nước phải đảm bảo cho nồi hơi và hệ thống cấp nước hoạt động không bị sự cố do cáu cặn, bùn và gây ăn mòn kim loại. 9.2.Các loại nồi hơi sau đây phải được trang bị xử lý nước.
a) Nồi hơi trực lưu không giới hạn công suất;
b) Nồi hơi tuần hoàn tự nhiên hoặc cưỡng bức có công suất từ 1t/h trở lên .
Cho phép sử dụng mọi phương pháp xử lý nước đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn này.
9.3. Đối với các nồi hơi có công suất dưới 1 t/h, chiều dày lớp cáu cặn tại các bề mặt tiếp nhiệt có cường độ tiếp nhiệt lớn không được lớn hơn 1mm ở thời điểm ngừng nồi hơi để tiến hành vệ sinh.
9.4. Đối với các nồi hơi được trang bị hệ thống xử lý nước, không cho phép bổ sung nước chưa được xử lý cho nồi hơi.
Trong trường hợp thiết kế có tính đến cấp bổ xung nước chưa xử lý cho nồi hơi khi có sự cố ở hệ thống xử lý nước thì trên các đường dẫn nước chưa xử lý nối với đường dẫn nước đã xử lý, đường dẫn của thiết bị ngưng tụ, đường dẫn tới bể nước cấp phải lắp hai van khóa. Giữa hai van khóa phải lắp van kiểm tra. Trong thời gian vận hành bình thường, van khóa phải đóng và được cặp chì, van kiểm tra phải mở.
Mỗi lần bổ xung nước chưa xử lý cho nồi hơi cần ghi rõ vào sổ xử lý nước hoặc nhật ký vận hành: chất lượng nước bổ xung và lượng nước bổ xung.
9.5. Người chủ sở hữu nồi hơi phải soạn thảo các quy trình xử lý nước, vận hành hệ thống xử lý và các quy trình có liên quan. Trong các quy trình cần quy định rõ:
a) Trách nhiệm cụ thể của những người được giao trách nhiệm thực hiện;
b) Các thiết bị và thông số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị có liên quan tới hệ thống xử lý nước và tiêu thụ nước cấp;
c) Sơ đồ các điểm lấy mẫu nước, hơi, nước ngưng để phân tích;
d) Chỉ tiêu chất lượng nước bổ xung, nước cấp, nước nồi, hơi và nước ngưng;
e) Biểu đồ và phương pháp phân tích hóa nghiệm;
h) Thống kê và chỉ dẫn tóm tắt hệ thống điều khiển, tự động, đo kiểm, tín hiệu;
i) Trình tự thao tác, kiểm tra các thiết bị trước khi đưa vào hoạt động, trong quá trình hoạt động và ngừng làm việc;
k) Trình tự thao tác hệ thống khử khí và hệ thống xả bẩn định kỳ liên tục, vận hành và ngừng nồi hơi, chế độ xử lý nước;
n) Các hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục.
9.6. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp cho nồi hơi tuần hoàn tự nhiên, cưỡng bức có công suất từ 1t/h trở lên không được vượt quá trị số trong các bảng sau:
a) Đối với nồi hơi ống lửa, theo bảng 1 ;
Bảng 1
Các chỉ tiêu |
Lọai nhiên liệu sử dụng |
|
Lỏng, khí |
Các loại khác |
|
Độ trong suốt không nhỏ hơn, cm Độ cứng toàn phần, mgdl/kg Hàm lượng oxy hòa tan (đối với nồi có công suất từ 2t/h trở lên), mg/kg |
40 30 50 |
20 100 100 |
Đối với nồi hơi không có bộ hâm hoặc có bộ hâm bằng gang thì hàm lượng oxy hòa tan cho phép đến 100mg/kg.
b) Đối với nồi hơi ống nước tuần hoàn tự nhiên có áp suất đến 40kg/cm 2 theo bảng 2.
Bảng 2
Các chỉ tiêu |
áp suất làm việc của nồi hơi kg/cm 2 |
|||
|
đến 9 |
đến 14 |
đến 24 |
đến 40 |
Độ trong suốt, không nhỏ hơn, cm |
30 |
40 |
40 |
40 |
Độ cứng toàn phần, mgdl/kg |
30a 40 |
15 a 20
|
10a 15
|
5a 10
|
Hàm lượng các mối liên kết sắt, mg/kg |
Không quy định
|
300a Không quy định |
100a 200 |
50a 100 |
Hàm lượng các mối liên kết đồng, mg\kg |
Không quy định |
10a Không quy định |
||
Hàm lượng oxy hòa tan (đối với nồi hơi có công suất từ 2t/h trở lên) |
50a 100
|
30a 50
|
20a 50
|
20a 30
|
Trị số PH ở 25C |
8,5 ÷ 10,5C |
|||
Hàm lượng các sản phẩm có nguồn gốc dầu lửa,mg/kg |
5 |
3 |
3 |
0,5 |
Chú thích :
a. Tử số chỉ trị số dùng cho nồi hơi sử dụng nhiên liệu lỏng, khí, mẫu số dùng cho các loại nhiên liệu khác .
b. Dùng cho nồi hơi không có bộ hâm hoặc có bộ hâm bằng gang, hàm lượng oxy hòa tan cho phép đến 100mg/kg với nhiên liệu bất kỳ.
c Trong một số trường hợp riêng biệt, nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền thì có thể hạ thấp trị số ph đến 7,0.
c) Đối với nồi hơi ống nước tuần hoàn tự nhiên có áp suất làm việc đến 100 kg/cm2 theo bảng 3.
Bảng 3
Các chỉ tiêu |
Loại nhiên liệu nồi sử dụng |
|
|
các loại khác |
các loại khác |
Độ cứng toàn phần, mgdl/kg Hàm lượng các hợp chất sắt, mg/kg Hàm lượng các hợp chất đồng mg/kg Hàm lượng oxy hòa tan, mg/kg. Trị số ph ở 25 oC Hàm lượng các sản phẩm có nguồn gốc dầu lửa, mg/kg |
1 230 5 10 9,1+0,1 0,3 |
3 30 5 10 9,1 + 0, 1 0,3 |
Chú thích - *Đối với trường hợp phải bù đắp nước được làm sạch bằng phương pháp hóa chất do sự thất thoát hơi nước ngưng thì trị số ph cho phép tăng đến 10,5.
9.7. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp đối với nồi hơi ống nước, tuần hoàn tự nhiên có áp suất trên 100kg/cm2 và tất cả các nồi hơi trực lưu theo các quy định hiện hành của Bộ năng lượng.
9.8. Yêu cầu đối với chất lượng nước nồi hơi
Độ kiềm tương đối với các nồi được quy định như sau:
a) Đối với nồi hơi có áp suất đến 40kg/cm 2 kể cả nồi hơi mối ghép bằng đinh tán: không quá 20%;
b) Đối với nồi hơi có áp suất đến 40kg/ cm 2 có ba lông được chế tạo bằng phương pháp hàn, các mối nối ống bằng phương pháp núc - đến 50%;
c) Đối với các nồi hơi có áp suất đến 40kg/ cm 2 có ba lông được chế tạo bằng phương pháp hàn và ống được gắn bằng phương pháp hàn - độ kiềm tương đối không quy định;
d) Đối với các nồi hơi có áp suất lớn hơn 40kg/ cm 2 - không quá 20%.