Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5898:1995 (ISO 4066:1980) về bản vẽ xây dựng và công trình dân dụng - bản thống kê cốt thép (năm 1995) (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: TCVN 5898:1995 (ISO 4066:1980)
- Loại văn bản: TCVN/QCVN
- Cơ quan ban hành: ***
- Ngày ban hành: 30-11--0001
- Ngày có hiệu lực: 01-01-1970
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-1970
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày (0 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-1970
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5898 : 1995
ISO 4066 : 1995 (E)
BẢN VẼ XÂY DỰNG VÀ
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – BẢN THỐNG KÊ CỐT THÉP.
Building and civil work drawings – Bar bending schedules.
0. Mở đầu
Mục đích của tiêu chuẩn này đảm bảo tính thống nhất trong việc lập bản vẽ thống kê các thanh cốt thép chịu lực cho bê tông. Để thiết lập một cách rõ ràng, không gây nhầm lẫn bảng thống kê, cần chỉ rõ phương pháp ghi kích thước sử dụng và thứ tự ghi ở trên các bảng thống kê cốt thép. Sử dụng dạng thường dùng sẽ có lợi cho việc đơn giản hoá thiết kế và chế tạo, cũng như việc sử dụng máy tính điện tử, nhất là khi nhận danh mục các dạng thường dùng và hệ thống kích thước. Cách trình bầy văn bản thống kê dựa trên cơ sở các dạng thường dùng.
1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này này thiết lập một hệ thống bản thống kê của các cốt thép, gồm có:
- Phương pháp ghi kích thước.
- Hệ thống mã số các dạng thanh;
- Danh mục các dạng thường dùng;
- Bản thống kê cốt thép.
2. Lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại cốt thép dùng để tăng cường cho bêtông, và không đề cập đến thép hình và thép ứng dụng trước.
3. Phương pháp ghi các kích thước chỗ uốn
Các kích thước chỗ uốn được ghi như hình 1 đến5
Các kích thước là kích thước bên ngoài của thanh cốt thép, trừ bán kính và bán kính tiêu chuẩn chỗ uốn là bán kính nhỏ nhất cho phép của tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định khác.
Chiều dài tổng (chiều dài cắt) sẽ được tính trên cơ sở bản thân các kích thước chỗ uốn với chiều dài hiệu chỉnh do uốn và các móc.
6. Bản thống kê cốt thép
Bảng thống kê cốt thép là tài liệu dùng để xác định và thống nhất cho các cốt thép chịu lực.
Kích thước các ô của bản thống kê phụ thuộc vào việc sử dụng các dạng thường dùng.
6.1. Nội dung
Bản thống kê cốt thép gồm các nội dung dưới đây:
a) Cấu kiện – Xác định tên cấu kiện trong đó có cốt thép.
b) Số hiệu cốt thép - Đánh số thống nhất cho cốt thép;
c) Loại thép;
d) Đường kính cốt thép;
e) Chiều đai cốt thép (chiều dài cắt tính cả hoặc giảm đi do uốn, tính toán theo kích thước và bán kính cho trong điều k); xem mục 3.
f) Số lượng các cấu kiện;
g) Số lượng cốt thép trong mỗi cấu kiện;
h) Tổng số cốt thép f) x g);
i) Tổng số chiều dài e) x h);
j) Mã số dạng (theo mục 5);
k) Kích thước chỗ uốn;
l) Kí hiệu sửa đổi;
m) Khung tên.
Ví dụ bảng thống kê cốt thép xem bảng 3.
6.2. Các dạng đặc biệt
Khi dùng các dạng uốn đặc biệt, phải vẽ chúng dưới dạng sơ đồ có ghi kích thước, sơ đồ đó được đặt ở chỗ thường dùng có ghi các kích thước uốn.
6.3. Khung tên.
Khung tên được đặt phía dưới bảng thống kê và gồm những nội dung sau:
a) Tên người thiết kế;
b) Tên đồ án;
c) Ngày lập…
Người lập…
Người kiểm tra;
d) Số hiệu bản vẽ;
e) Số hiệu bản thống kê cốt thép;
f) Kí hiệu sửa đổi và ngày sửa đổi lần cuối cùng;
g) Ghi chú bản thống kê được lập theo quy định ISO 4066
7. Bản tổng hợp
Khi cần, có thể dùng bản tổng hợp với mỗi loại thép lập một bản riêng.
Thí dụ bảng thống kê theo ISO – các kích thước bằng milimét