cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 339:1986 về cát xây dựng - phương pháp xác định khối lượng riêng (năm 1986) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: TCVN 339:1986
  • Loại văn bản: TCVN/QCVN
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Ngày ban hành: 30-11--0001
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-1970
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-1970
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày ( )
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-1970
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-1970, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 339:1986 về cát xây dựng - phương pháp xác định khối lượng riêng (năm 1986) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-4:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước (năm 2006)”. Xem thêm Lược đồ.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 339: 1986

CÁT XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Sand for construction works – Methods for determination of density

Tiêu chuẩn ban hành để thay thế TCVN 339:1970

1. Thiết bị thử

Bình khối lượng riêng (hình 1)

Cân kĩ thuật với độ chính xác 0,01g;

Bình hút ẩm;

Bếp cách cát hoặc bếp cách thuỷ

2. Chuẩn bị mẫu thử

2.1. Lấy 30 g mẫu theo TCVN 337 : 1986 rồi sàng mẫu qua sàng có kích thước mắt sàng 5mm.

2.2. Sàng lẫy mẫu thử ở nhiệt độ 105- 1100C đến khối lượng không đổi theo TCVN 337 :1986, sau khi sấy, mẫu được để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi đem trộn đều và chia làm 2 phần để tiến hành thử 2 lần song song nhau.

3. Tiến hành thử

3.1. Đổ mỗi đầu thử vào một bình khối lượng riêng đã rửa sạch, sấy khô và cân sẵn (m1) cân bình khối lượng riêng chứa mẫu cát (m2), Đổ nước cất có nhiệt độ phòng mẫu cát và nước đặt hơi nghiêng lên bếp cách cát hay bếp cách thuỷ và đun sôi trong khoảng 15-20 phút để đuổi hết bọt khí ra khỏi bình. Cũng có thể đuổi hết bọt khí ra khỏi bình bằng cách hút không khí tạo chân không trong bình hút ẩm.

3.2. Sau khi đuổi hết bọt khí ra khỏi bình, lau sạch xung quanh bình và để nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm nước cất vào bình đến vạch định mức ở cổ bình rồi cân bình chứa cát và nước cất (m3). Sau đó đổ mẫu thử ra, rửa sạch bình, đổ nước cất vào đến vạch định mức rồi lại cân (m4).

4. Tính kết quả

4.1. Khối lượng riêng của từng mẫu (r), tính bằng g/cm3 chính xác đến 0,01g/cm3, tính theo công thức :

Trong đó :

m1 – Khối lượng bình không, tính bằng g.

m2 – Khối lượng bình chứa cát, tính bằng g.

m3 – Khối lượng bình chứa cát và nước cất, tính bằng g.

m4 – Khối lượng bính chứa nước cất, tính bằng g.

n – Khối lượng riêng của nước cất lấy bằng 1g/cm3.

4.2. Khối lượng riêng của cát là trung bình cộng kết quả của hai lần thử, khi kết quả của hai lần thử chênh lệch không quá 0,02g/cm3.

Trường hợp kết quả cuả hai lần thử chênh lệch quá 0,02g/cm3 thì phải xác định lần thứ ba và khi khối lượng riêng của cát là trung bình cộng kết quả của hai lần thử có kết quả gần nhau.

Chú thích:

1. Khi thử cát gồm vcác loại xốp thì ngoại việc xác định khối lượng riêng của cát (khối lượng thể tích của hạt) còn có thể xác định khối lượng riêng của hạt. Khi đó phải nghiền cát

để có cỡ hạt nhỏ hơn 0,11mm, và tiến hành thử theo thứ tự ghi ở trên.

2. Cho phép xác định dung tích bình một lần và dùng cho tất cả các lần thử thay cho việc cân khối lượng bình chứa nước trong mỗi lần thử. Dung tích của bình xác định theo khối lượng nước cất chứa trong bình. Khối lượng riêng của nước cất lấy bằng 1g/cm3. Khi đó khối lượng riêng của cát (U) tính theo công thức :

 

Trong đó :

V – dung tích bình, tính bằng m1 ý nghĩa những kí hiệu còn lại cũng như trong công thức ở điều 4.1.